Danh Sách Các Dnnn Tiêu Biểu Được Datc Chuyển Đổi Thành Ctcp Từ Năm 2007 Đến 2015:



được khá nhiều chi phí dành cho việc xử lý các doanh nghiệp này, nhiều khi là ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề về chính trị, xã hội nếu như các chi phí này là gánh nặng quá lớn của Nhà nước, kèm vào đó, giảm thiểu được những chi phí liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về thất nghiệp nếu các doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ và phá sản, gây tổn thất rất lớn cho Ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những đóng góp lớn nhất của DATC sau 12 năm đi vào hoạt động, thể hiện được đặc trưng riêng của DATC, khác với các công ty mua bán nợ quốc gia trên thế giới.

Bảng 2.2: Danh sách các DNNN tiêu biểu được DATC chuyển đổi thành CTCP từ năm 2007 đến 2015:


Tên doanh nghiệp

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Tỷ lệ % vốn góp cổ phần của

DATC


Thành tựu


CTCP Sadico Cần Thơ


65


48,5

Mã CK: SDG (sàn HNX), tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, từ DNNN yếu kém đã có doanh thu hơn trăm tỷ đồng, chia cổ tức 10-

20%/năm.


CTCP Mía đường Sơn La


50


59,7

Mã CK: SLS (sàn HNX), từ DNNN

yếu kém, nay doanh thu trên 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.465 hộ sản xuất và gần 100 xe tải, tạo việc làm cho trên 16.000 lao động là đồng bào dân tộc trong vùng nguyên liệu tại các huyện Mai Sơn, Yên

Châu, Tp. Sơn La.

CTCP Mía đường

Kontum


30


68,6

CTCP Mía đường Kon Tum tạo việc làm, thu nhập cho 2.000 hộ nông

dân trồng mía vùng Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 7



Tên doanh nghiệp

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Tỷ lệ % vốn góp cổ phần của

DATC


Thành tựu




Mã CK: PRO (Sàn Upcom), giải

CTCP Procimex

Việt Nam


30


55%

quyết việc làm cho 257 lao động

trực tiếp, từ DNNN yếu kém nay là




CTCP hoạt động có lãi.


2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động của DATC hiện nay:

Sự thành công của một công ty mua bán nợ quốc gia được đánh giá trên hai khía cạnh: (i) Công ty mua bán nợ có đạt được mục tiêu trước mắt mà họ đặt ra, tức là tiến hành xử lý tài sản thành công, hay không? Công ty mua bán nợ quốc gia được coi là thành công khi quá trình xử lý tài sản, kể cả ngân hàng, được tiến hành trong khoảng thời gian 5 năm. Đối với cơ quan tái cơ cấu, việc đánh giá xem cơ quan này có đạt được mục tiêu hẹp là thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp hay không thường khó hơn do thiếu các số liệu thực tế. Do đó, các cơ quan này sẽ được coi là thành công nếu họ có thể bán được 50% tài sản trong vòng 5 năm.

Và (ii) ở mức độ rộng hơn, hệ thống ngân hàng có khả năng thanh khoản, các vấn đề của hệ thống ngân hàng không xuất hiện lại nữa và việc mở rộng tín dụng khi hệ thống ngân hàng được làm trong sạch và vấn đề của việc xử lý nợ xấu được tách biệt khỏi hoạt động cho vay mới, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống.

Nếu nhìn trên 2 khía cạnh này thì sau hơn 12 năm đi vào hoạt động, mặc dù DATC đã gặt hái được nhiều thành quả, hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao nhưng đến nay, DATC vẫn chưa được xem là một công ty thành công, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại:

Thứ nhất, mặc dù DATC luôn đạt hoàn thành mục tiêu doanh thu hàng năm,

thậm chí vượt kế hoạch, nhưng nhìn chung, trước năm 2013 công ty chưa hoàn



thành nhiệm vụ mua nợ tồn đọng. Kết quả mua nợ hàng năm còn thấp, chỉ đạt trên 30% so với kế hoạch đề ra.

Thứ hai, trong hoạt động xử lý nợ theo phương án góp vốn cổ phần để tái cơ cấu doanh nghiệp, một số doanh nghiệp khách nợ chưa đạt được mục tiêu doanh thu hàng năm cũng như có doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động kinh doanh sản xuất vì thiếu vốn, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn và điều hành doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp từ năm 2007 đến nay vẫn chưa thu hồi được hết số thu từ nợ tồn đọng gây thất thoát cho công ty.

Thứ ba, mặc dù đã thực hiện thành công tái cơ cấu cho nhiều doanh nghiệp nhưng một số phương án được thực hiện vẫn còn rất chậm, gây ra tốn chi phí, thời gian và công sức của đội ngũ nhân viên công ty. Ở điểm này, do thực hiện quy trình về việc tính giá trị lợi thế địa lý của doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp theo Quy định hiện hành được thực hiện chưa được hiệu quả, đặc biệt là giá bất động sản trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Thứ tư, mục tiêu của việc hình thành DATC là tiếp cận các khoản nợ tồn đọng để xử lý, nhưng việc tiếp cận với một số khoản nợ tồn đọng vẫn có một số hạn chế do phía khách nợ chưa thực sự tin tưởng để tích cực đàm bán nợ tồn đọng, việc này xảy ra ở một số doanh nghiệp và NHTM lớn, đặc biệt là còn nhiều vướng mắc trong hoạt động mua, bán các khoản nợ tồn đọng của Ngân hàng phát triển Việt Nam do đó thời gian xử lý vẫn còn rất chậm.

Thứ năm, hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua việc mua, bán nợ tồn đọng thường là phải xử lý các vấn đề còn tồn tại ở phía khách nợ là doanh nghiệp về việc giảm trừ một số khoản nợ tồn đọng, xử lý các điều kiện để doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi, tái cơ cấu.Tuy nhiên, hoạt động diễn ra khá chậm do thực hiện các quy định trong điều lệ, một số lúng túng khi lập kế hoạch cho phương án từ các quy chế tài chính và pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại.

Thứ sáu, trong hoạt động mua nợ để thu nợ, việc xử lý thu nợ tồn đọng tại một số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, số tiền còn phải thu tính cả gốc lẫn lãi vẫn ở



mức cao, thường cuối năm, Công ty Mua, bán nợ Việt Nam vẫn còn khoản thu hồi các khoản nợ chiếm tỉ lệ rất cao, có năm tỷ lệ này lên đến 50%.

2.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của DATC

Thứ nhất, hành lang pháp lý cho DATC hoạt động còn nhiều hạn chế

Thực tế mua bán nợ trên thị trường, cơ chế xử lý có nhiều điểm không rõ ràng, nhất là chưa có hướng dẫn cụ thể về định giá các khoản nợ để bán. Cơ chế hướng dẫn bán nợ của ngân hàng chưa đồng bộ, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Việc mua bán nợ với các ngân hàng thương mại (quốc doanh và cổ phần) đã được thực hiện trong nhiều năm, nhưng với đặc thù của VDB, việc bán nợ phải được Bộ Tài chính thông qua và phê duyệt. Trong nhiều trường hợp DATC đã mua gần như hết các khoản nợ của DNNN tại các NHTM khác chỉ còn lại khoản nợ tại VDB, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái cấu trúc DNNN, DATC đã phải chấp nhận mua nợ từ VDB với giá 100% giá trị nợ gốc, song quá trình phê duyệt bán nợ vẫn thường kéo dài, gây ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện và hiệu quả của phương án tái cấu trúc doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng chính là nhiệm vụ chính trị của DATC là xử lý các DNNN để cổ phần hóa. Tuy nhiên, có rất nhiều DNNN vướng vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu, không thể cổ phần hóa được. Cách nhanh nhất là xóa nợ, chuyển nợ thành vốn góp nhưng lại vướng hành lang pháp lý chưa có quy định nên không xử lý được.

Thứ hai, thị trường mua bán nợ mới hình thành, cung cầu chỉ mới ở bước đầu theo quy luật thị trường.

Hiện tại, có quá ít công ty mua bán nợ đủ mạnh và DATC đang đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường. Các thông tin về các khoản nợ cũng chưa được minh bạch. Các tổ chức tín dụng chưa có nhiều sự lựa chọn về giá bán trong khi DATC cũng khó tìm được người mua thứ cấp mua lại những khoản nợ của mình, kể cả nhà đầu tư quốc tế, theo đúng quy luật thị trường. Chính vì lẽ đó, từ khi thành lập đến nay, trung bình mỗi năm, DATC chỉ xử lý được gần 1.000 tỷ đồng nợ xấu, một con số



quá nhỏ so với dư nợ xấu cần giải quyết. Lý do chủ yếu là NHTM ngại bán “lầm”, DATC ngại mua “hớ” sẽ có thể mất vốn Nhà nước.

Thứ ba, khó khăn khi xác định giá bán nợ

Nhiều nhà kinh tế cũng như các công ty mua bán nợ đã đưa ra nhiều công thức khác nhau về định giá khoản nợ, nhưng chưa có sự thống nhất. Bản thân các TCTD cũng xây dựng cho mình các nguyên tắc xác định giá trị khoản nợ được giao dịch. Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất về việc định giá các khoản nợ nên có sự chênh lệch rất lớn giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán.

Tình trạng bên mua nợ đưa ra giá thấp, trong khi các TCTD muốn bán khoản nợ của mình với giá cao, đặc biệt đối với các TCTD nhà nước, do liên quan đến vốn nhà nước và trách nhiệm quản lý, dẫn đến quá trình đàm phán mua bán nợ đi đến thất bại.

Thứ tư, phương thức mua bán còn hạn chế

Theo quy định tại Thông tư số 39/2004/TT-BTC ngày 11/5/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, thì hoạt động mua bán nợ được thực hiện dưới 2 hình thức: mua bán nợ theo thoả thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.

Phương thức mua nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ chỉ áp dụng cho DATC, giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xem xét, xây dựng, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp mua bán nợ khác chỉ áp dụng phương pháp duy nhất là mua bán nợ theo thỏa thuận. Việc mua, bán theo giá cả thị trường bằng các phương thức thoả thuận, đấu thầu, đấu giá hiện chưa có quy định.

Đối với một thị trường hàng hóa, cần sự phong phú và đa dạng trong mua bán và trao đổi hàng hóa thì mua bán, trao đổi bằng một hình thức là quá đơn giản và sẽ hạn chế sự phát triển của thị trường.



Thứ năm, quy mô công ty mua nợ quá nhỏ

Theo tính toán dựa trên số liệu do NHNN cung cấp, giá trị nợ xấu đến tháng 9/2015 vào khoảng 4.451.893 tỷ đồng x 2,93% = 130.440 tỷ đồng (số liệu về dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu theo website www.sbv.gov.vn). Muốn xử lý hết số nợ xấu này với giả thuyết mua nợ ở tỷ lệ 30% theo thông lệ quốc tế, thì DATC cần có nguồn vốn là 130.440 tỷ đồng x 30% = 39.132 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy, với quy mô vốn điều lệ chỉ đạt 6.000 tỷ đồng của DACT hiện tại, để có thể xử lý, mua bán nợ xấu hiệu quả, cần nhiều hơn các giải pháp, nguồn vốn huy động từ các nguồn khác.

Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn của một số công ty mua bán nợ đang tham gia

thị trường năm 2015 (đơn vị tính: tỷ đồng)


6000

2000

500

300

340

20

6000


5000


DATC VAMC

Vietinbank AMC Eximbank AMC SHB AMC

ACBC

4000



3000


2000


1000


0


(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website www.datc.com.vn; http://sbvamc.vn/Default.aspx; Báo cáo tài chính của các NHTM có liên quan; ghi chú: VAMC được tăng vốn theo Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số



điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt

động của VAMC)

Thứ sáu, lực cản từ lợi ích nhóm trong tương quan DATC không có quyền lực

đặc biệt

Mua bán nợ xấu là một hoạt động đặc thù, liên quan đến trách nhiệm của nhiều bên, đặc biệt nếu đó là các DNNN và NHTM có vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ trên 50%. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chịu rất nhiều áp lực, nhất là áp lực muốn sửa sai từ những nhóm người có trách nhiệm gây ra các khoản nợ xấu, thậm chí, việc mua bán nợ có thể nảy sinh tiêu cực hoặc không thể hoàn tất, dẫn đến khó khăn cho DATC trong hoạt động, nhất là việc thu hồi, áp lực bảo toàn vốn nhà nước. Tuy nhiên, không như các công ty mua bán nợ quốc gia khác trên thế giới, DATC lại không có các quyền lực hợp pháp đặc biệt do đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động của DATC.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả giới thiệu về công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) và những hoạt động chính của công ty. Từ kết quả hoạt động của DATC trong giai đoạn 2012-2015, qua đánh giá và phân tích hiệu quả, tác giả rút ra các kết luận về đóng góp cũng như hạn chế của DATC, đồng thời nhìn nhận những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế này. Đây chính là cơ sở để tác giả xây dựng những giải pháp và khuyến nghị cho DATC trong chương 3, dựa trên dự báo về tình hình kinh tế của Việt Nam, dự báo tình hình thị trường mua bán nợ cũng như các quan điểm định hướng của Đảng, Chính phủ đối với hoạt động của DATC.



CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) ĐẾN NĂM 2020.‌

3.1. Dự báo tình hình nền kinh tế và thị trường mua bán nợ Việt Nam đến năm

2020.

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam đến năm 2020

Bối cảnh kinh tế thế giới đến năm 2020 được đánh giá khá thuận lợi trên toàn thế giới cũng như ở phần lớn các khu vực và các nền kinh tế lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế dần được cải thiện qua các năm, dự báo sẽ đạt 4,1% trung bình giai đoạn 2016-2020, so với tương ứng 3,7% dự báo giai đoạn 2014-2015.

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, khu vực và quốc gia lớn giai

đoạn 2015-2020



Thế giới

OECD

Trung Quốc

EU-27

Eurozone

Mỹ

Nhật

2015

3.7

2.4

6.9

1.8

1.5

2.7

1.2

2016-

2020

4.1

2.8

6.8

2.3

2.2

3.1

0.9

(Nguồn: Bối cảnh kinh tế thế giới 2015-2020, NCSEIF, tháng 2/2014)

Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,1% vào năm 2014, 5,4% vào năm 2015 sau đó tăng lên các mức 5,7%, 5,9% và 6% tương ứng cho các năm 2016, 2017 và 2018. Dòng vốn đầu tư nước ngoài dự báo sẽ được cải thiện do nhà đầu tư lấy lại được niềm tin trong trung hạn. Mặc dù, kinh tế thế giới còn những rủi ro, nhưng triển vọng trong trung hạn là khá sáng sủa, kinh tế thế giới đã dần thoát khỏi tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và nhiều khả năng sẽ trở lại đà tăng ổn định trong thời gian tới. Điều này sẽ là yếu tố tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và ổn định kinh tế Việt

Nam từ nay đến năm 2020 là việc nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi chính sách trong đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và tận dụng tốt thời cơ hội nhập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023