Lưu đồ 1.3: Lưu đồ xử lý chấp thuận hóa đơn, theo dõi công nợ
Hóa đơn mua hàng
KẾ TOÁN PHẢI TRẢ
Kho hàng
Bộ phận mua hàng
Người bán
Phiếu nhập kho
Đặc hàng
N
Kiểm tra, Đối chiếu, Ghi sổ
Đặt hàng
Phiếu nhập kho
Hóa đơn
Sổ chi tiết phải trả
mua hàng
D
Lưu đồ 1.4: Lưu đồ thanh toán tiền
Kế toán tiền | Thủ quỹ | |
Phê duyệt Đặt hàng PNK Hóa đơn Mua hàng A A Phiếu chi Đối chiếu ghi sổ Sổ chi tiết phải trả Đặt hàng PNK Hóa đơn Mua hàng Phiếu chi A | Từ lưu đồ 1.3 Đặt hàng PNK Hóa đơn Mua hàng Kiểm tra Lập PC Đặt hàng Phiếu chi PNK Hóa đơn Mua hàng Chuyển duyệt B thanh toán Phiếu chi Đối chiếu Ghi sổ Sổ nhật Phiếu chi ký chi tiền D | Phê duyệt Phiếu chi được Xét duyệt Chi tiền, Ghi sổ quỹ Sổ quỹ Phiếu chi D A B |
Có thể bạn quan tâm!
- Chu trình mua và nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi G&H - 1
- Chu trình mua và nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi G&H - 2
- Tài Khoản 333 “Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước”
- Bảng Thống Kê Về Nhân Viên Của Công Ty Tnhh Thức Ăn Chăn Nuôi G&h
- Thực Trạng Chu Trình Mua, Nhập Kho Nguyên Vật Liệu Và Thanh Toán Cho Nhà Cung Câp Tại Công Ty Tnhh Thức Ăn Chăn Nuôi G&h
- Chu Trình Lập Và Luân Chuyển Chứng Từ Khi Nhập Kho Nguyên Vật Liệu
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
1.5. Quá trình ghi chép, phản ánh nghiệp vụ
1.5.1. Nội dung trình tự ghi sổ
- Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để
lập chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra
phân loại để lập bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng ( hoặc người phụ trách kế toán ) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào
sổ cái và các sổ, thẻ .
- Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu trùng khớp sẽ tiến hành lập bảng cân đối tài khoản
- Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó. Các Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
1.5.2. Công việc của kế toán trong quá trình ghi chép
- Lập chứng từ kế toán:
Lập chứng từ kế toán là cơ sở đầu tiên của công việc kế toán. Lập chứng từ là một công việc của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu quy định, theo thời gian và địa điểm phát sinh các nghiệp vụ đó. Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, với nội dung quy định trong chứng từ, phương pháp lập chứng từ làm số liệu kế toán phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác mọi hoạt động của công ty.
- Kiểm kê
Kiểm kê là công việc của kế toán dùng cân, đong, đo, đếm… để xác định số lượng và chất lượng các loại vật tư, tiền…, từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa thực tế và số trên sổ kế toán mà có biện pháp xử lí kịp thời xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài khoản đó.
- Tính giá các đối tượng kế toán
Tính giá các đối tượng kế toán là một công việc của kế toán biểu hiện bằng giá trị tất cả những tài sản của công ty, nhờ việc đánh giá này mà mọi đối tượng của kế toán điều được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ, từ đó có thể tổng hợp được những chi tiêu cần thiết bằng tiền chẳng những trong công ty mà còn theo từng ngành và cả nền kinh tế.
- Tính giá thành
Tính giá thành là một công việc của kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ của công ty được biểu hiện bằng tiền kể từ đó xác định những khoản chi phí nào cho loại sản phẩm nào, lao vụ nào. Việc xác định chi phí để hình thành nên giá thành của từng loại sản phẩm hay lao vụ giúp cho công ty thấy được hiệu quả của
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó thành sản phẩm hay lao vụ.
- Mở tài khoản kế toán
công ty có kế hoạch hạ giá
Mở tài khoản kế toán là một công việc của kế toán, dùng để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống đối với từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Mỗi đối tượng kế toán có nội dung kinh tế khác nhau,tồn tại và vận động và yêu cầu quản lý khác nhau nên cần nở riêng biệt một tài khoản tương ứng.
- Ghi sổ kép
Ghi sổ kép là một công việc của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của công ty có nội dung kinh tế nhất định được phản ánh vào các tài khoản liên quan đã giúp cho việc giám đốc chặt chẽ các hoạt động kinh tế tài chính của công ty
- Lập báo cáo kế toán
Lập báo cáo kế toán là một công việc của kế toán. Báo cáo kế toán được tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tài sản và tình hình họat động sản xuất kinh doanh của công ty trong một thời kỳ nhất định. Số liệu trên báo cáo kế toán giúp cho công ty đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời hữu ích cho việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các công việc của kế toán trên phải được thực một cách đồng bộ, nhanh chóng, trong mối quan hệ hữu cơ của chúng. Lập chứng từ và kiểm kê sẽ cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, đánh giá, tính giá thành sản phẩm nhằm biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền để từ đó ghi sổ kép vào các tài khoản liên quan theo đúng mối quan hệ khách quan của các đối tượng kế toán
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHU TRÌNH MUA, NHẬP KHO NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN CHO NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY TNHH G&H
2.1. Tổng quan về công ty TNHH G&H
2.1.1. Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, hình thức tổ chức kinh doanh
- Công Ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi G&H: là một công ty TNHH có 2 thành
viên trở lên được thành lập theo Giấy phép hoạt động kinh doanh số
542023000024 ngày 19 tháng 11 năm 2009, thay đổi lần thứ 2 ngày 13 tháng 08 năm 2010 do BQL các KCN Vĩnh Long cấp
- Tên đối ngoại: G&H FEEDS LIMITED COMPANY
- Tên viết tắt: G&H Co.,Ltd.
- Mã số thuế: 1500660389
- Thành viên sáng lập: 1. TAN SOO WAN Quốc tịch: Malaysia
2. CHENG MOOH TAT Quốc tịch : Malaysia
- Người đại diện theo pháp luật: CHENG LENG BOON ( Chức vụ Giám Đốc)
- Địa chỉ: Lô B3.3, Quốc Lộ 1A, Khu Công Nghiệp Hòa Phú, ấp Thạnh Hưng, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
- Vốn điều lệ ban đầu: 54.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi bốn tỷ đồng)
- Nghành nghề kinh doanh chính của công ty: là sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. Bán buôn thức ăn và nguyên vật liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Chăn nuôi hỗn hợp (gia súc, gia cầm). Thực hiện quyền xuất nhập khẩu và các loại hàng hóa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
+ Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi G&H được sang nhượng bởi Cty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Đỗ Lộc cũng chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc và gia cầm.
+ Tiền thân của Công ty là Nhà Máy Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi và sau đó công ty đẩy mạnh sản xuất vời dây chuyền công nghệ hiện đại để đưa sản phẩm xuất khẩu ra các nước khác và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt nhiều,
thuận lợi và nhanh chóng nhưng giãm bớt nhiều chi phí nên đổi thành Công Ty
TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi G&H để
được hưởng các quyền lợi về
luật Liên
doanh của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam .
+ Đến tháng 09 năm 2012 Công ty tiếp tục đổi mới dây chuyền sản xuất thức ăn tạo ra thêm nhiều sản phẩm mới dạng viên để đáp ứng nhu cầu của người
chăn nuôi dự
kiến hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt hệ
thống dây chuyền
khoảng tháng 05 năm 2013 sẽ đưa vào hoạt động.
+ Từ ngày thành lập Công ty hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận và các khoản nộp cho Ngân sách Nhà Nước năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng cải tiến, mở rộng, hoạt động của Công ty đúng pháp luật và luôn giữ chữ tín với khách hàng nên được khách hàng hợp tác tốt.
2.1.3. Chức năng, lĩnh vực hoạt động
Chức năng
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi G&H vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ: là công ty hoạt động ổn định cung cấp đủ nguồn thức ăn cho người chăn nuôi và cung ứng nguồn thức ăn dồi dào chất dinh dưỡng, giúp cho vật nuôi mau lớn và giúp cho người chăn nuôi có nhiều lợi nhuận hơn từ việc chăn nuôi.
Lĩnh vực hoạt động
Để góp phần phát triển nền kinh tế nói chung và cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động kinh doanh, công ty đã tham gia vào các lĩnh vực hoạt động :
- Công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.
- Bán buôn thức ăn và nguyên vật liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Chăn nuôi hỗn hợp( gia súc, gia cầm).
- Thực hiện quyền xuất nhập khẩu và các loại hàng hóa đã đăng ký trong giấy phép hoạt động phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.1.4. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu
Thức ăn gia súc, gia cầm. Bán buôn thức ăn và nguyên vật liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, xuất nhập khẩu và các loại hàng hóa.
2.1.5. Đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty
Công ty hoạt động trên cơ chế thị trường nên luôn tạo điều kiên thuận lợi và tốt nhất cho khách hàng như: bán hàng kèm khuyến mãi, bán trả góp, chậm trả… Tuy nhiên những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, bản thân đơn vị cũng gặp khó khăn không ít như: cơ sở vật chất kỹ còn thấp, máy móc thiết bị chưa phải là tốt nhất,… Song dưới sự chỉ huy lãnh đạo của Ban giám đốc cùng với sự nổ lực không ngừng của tập thể công nhân viên mà công ty đã vươn lên và phát triển từng bước củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường.
2.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý công ty Cơ cấu tổ chức
Trong công ty mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc, tiếp đến là ba phòng ban hổ trợ cho Ban Giám Đốc. Các phòng Ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có quan hệ chặc chẽ trong công tác xây dựng và phát triển công ty.
Sơ đồ tổ chức của công ty