Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 2



NHTM


Ngân hàng thương mại

DNNN


Doanh nghiệp Nhà nước

MTV


Một thành viên

TT


Thông tư

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

DN


Doanh nghiệp


Đại hội XII


Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

TCTD


Tổ chức tín dụng

CK


Chứng khoán

HNX

Hanoi Stock Exchange

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội


Upcom

Unlisted Public Company Market

Thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh hoạt động của các loại công ty mua bán nợ.................. Trang 7 Bảng 1.2: Hoạt động của các công ty mua bán nợ tiêu biểu ở Châu Á ...... Trang 8 Bảng 1.3: So sánh các mô hình nền kinh tế thị trường trên thế giới........... Trang 12 Bảng 1.4: Đặc trưng của Công ty mua bán nợ Việt Nam........................... Trang 19

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động mua bán nợ của DATC từ 2012 – 2015, xét theo yếu tố liên quan doanh nghiệp khách nợ ........................................... Trang 31 Bảng 2.2: Danh sách các DNNN tiêu biểu được DATC chuyển đổi thành CTCP từ năm 2007 đến năm 2015........................................................................... Trang 37

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, khu vực và quốc gia lớn giai đoạn 2015-2020 ................................................................................................ Trang 44

Bảng 3.2 Dự báo tốc độ tăng dân số, GDP và CPI theo các kịch bản đến 2020 trung bình theo các giai đoạn, % ........................................................................ Trang 45

Bảng 3.3 So sánh mô hình đề xuất và mô hình hoạt động hiện tại của DATC

................................................................................................................. Trang 60


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DATC từ 2012-2015....... Trang 31 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giá trị mua nợ của DATC so với tổng nợ của nền kinh tế trong hai năm 2014-2015 ................................................................................... Trang 32

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động tiếp nhận tài sản và nợ loại trừ của các DNNN khi cổ phần hoá từ năm 2012-2015................................................................. Trang 34

Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn của một số công ty mua bán nợ đang tham gia thị trường năm 2015 (đơn vị tính tỷ đồng)................................................................. Trang 42


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của DATC.............................................. Trang 25



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong 3 năm trở lại đây (2013-2015), một vấn đề luôn nóng lên trong Nghị trường Quốc hội bên cạnh các vấn đề an sinh xã hội chính là nợ xấu và việc làm thế nào, thông qua các công cụ gì để xử lý triệt để nợ xấu. Thật sự, bất kỳ nền kinh tế, càng tăng trưởng thì càng cần phải tăng dư nợ tín dụng, tất yếu sẽ nảy sinh nợ xấu, chỉ là ít hay nhiều, trong tầm kiểm soát hay không kiểm soát được. Nợ xấu nếu hiểu đúng và kiểm soát tốt sẽ giúp cho nền kinh tế tránh những thất thoát, lãng phí của cải xã hội và không đe dọa đến sự hoạt động ổn định của hệ thống tín dụng cũng như của doanh nghiệp. Nợ xấu nếu kiểm soát không tốt có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế đe dọa không chỉ đến sự hoạt động ổn định của nền kinh tế mà còn sự tin tưởng của người dân vào hoạt động hệ thống ngân hàng và xa hơn là sự tin tưởng vào khả năng quản lý kinh tế của Chính phủ.

Tổng kết kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các nước thường triển khai xử lý nợ theo các hướng sau:

1. Chính phủ trực tiếp bơm vốn xử lý nợ.

2. Thành lập các công ty quản lý tài sản (Asset Management Company –

AMC) để mua bán nợ xấu.

3. Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và

bên đi vay.

Trong đó hình thức xử lý nợ thông qua việc thành lập các công ty mua bán nợ là hình thức được áp dụng phổ biến nhất. Trải qua hơn 100 năm hoạt động, các công ty mua bán nợ (Công ty quản lý tài sản - AMC) đã phát huy hiệu quả tốt trong việc xử lý nợ xấu ở nhiều quốc gia trên thế giới mà điển hình là các mô hình như Danaharta (Malaysia), Kamco (Hàn Quốc), TAMC (Thái Lan), RTC (Mỹ)…Ở Việt Nam, để xử lý vấn đề nợ xấu, từ năm 2003, bộ Tài chính đã đề xuất thành lập “Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)”, DNNN hạng đặc biệt trực thuộc bộ Tài chính để xử lý nợ xấu. DATC tuy mang dáng dấp của



một công ty mua bán nợ quốc gia (AMC tập trung) nhưng trong quá trình hoạt động dù đạt được một số thành quả nhất định vẫn không tránh khỏi nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa phát huy hết hiệu quả của một công ty mua bán nợ quốc gia đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu, mà phần lớn là nợ của khối DNNN, đang đe dọa sự ổn định của nền kinh tế.

Ngày 30/06/2010, bộ trưởng bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1494/QĐ-BTC về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi “Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp” thành “Công ty Mua bán nợ Việt Nam”, hoạt động dưới hình thức công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Và đến năm 2011, thông tư 79/2011/TT-BTC ngày 08/06/2011 ra đời, tạo điều kiện cho DATC có “Điều lệ tổ chức và hoạt động” một cách chính thức (từ năm 2003 đến trước ngày 08/06/2011, DATC hoạt động theo điều lệ tạm thời). Từ đó đến nay, DATC vẫn trong quá trình nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Từ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (2013), vấn đề nợ xấu của nền kinh tế bắt đầu là đề tài quan tâm của nhiều đại biểu và thật sự là một trong những vấn đề trọng tâm được thảo luận rất nhiều tại các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ với mục tiêu giảm nợ xấu còn 3% vào năm 2015. Với sự thành lập VAMC (Công ty Quản lý tài sản Việt Nam), Chính phủ mong muốn tạo thêm một kênh xử lý nợ để nhanh chóng xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, tạo thêm vốn cho nền kinh tế, giảm rủi ro vỡ nợ dây chuyền. Trước tình hình đó, để góp phần phát triển thị trường mua bán nợ cũng như xử lý tốt hơn các khoản nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế, đặc biệt là nợ xấu ở các ngân hàng xuống mức an toàn theo chuẩn mực quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp, các khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC đã được nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, với đặc thù nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khác biệt với đa số các quốc gia từng thành công trong việc lập công ty xử lý nợ quốc gia để xử lý nợ xấu của nền kinh tế, các giải pháp, khuyến nghị vừa cần theo đúng định hướng của Đảng, Chính phủ, vừa hỗ trợ DATC hoạt động lâu dài, ổn định, đồng thời hoàn thành cả mục tiêu hỗ trợ DNNN củng cố vị trí chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.



Trước nhu cầu cấp thiết đó, Luận văn “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” sẽ nghiên cứu thực trạng hoạt động của DATC trong việc xử lý nợ xấu của nền kinh tế, tái cơ cấu và hỗ trợ CPH DNNN từ năm 2012 đến năm 2015 và các lý thuyết có liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC phù hợp với điều kiện chính trị tại Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định cơ sở lý luận: Hoạt động của các công mua bán nợ, ý nghĩa đối với nền kinh tế, ý nghĩa hoạt động của một công ty xử lý nợ quốc gia trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng: Hiệu quả hoạt động của DATC từ ngày thành lập đến nay thông qua hoạt động xử lý nợ xấu, tái cơ cấu và hỗ trợ CPH DNNN, phân tích và kết luận về thành tựu và hạn chế trong hoạt động của DATC hiện nay.

Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC được đề xuất trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, các khuyến nghị về chính sách hỗ trợ DATC.

Như vậy, mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của luận văn là tìm ra các giải pháp, khuyến nghị có thể thực hiện được trong thực tế và phù hợp với điều kiện hoạt động của DATC trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC, hướng đến một DATC thật sự mạnh và là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu của nền kinh tế và góp phần đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng, hiệu quả hoạt động của DATC trong xử lý

nợ xấu của nền kinh tế.

Phạm vi nghiên cứu:

+ Thời gian: Hoạt động của DATC từ năm 2012 đến 2015 trong xử lý nợ xấu

của nền kinh tế dưới ảnh hưởng của thể chế chính trị ở Việt Nam.

+ Không gian: Hoạt động của DATC trên lãnh thổ Việt Nam.



Giới hạn nghiên cứu: Không nghiên cứu hoạt động mua bán nợ của công ty mua bán nợ Việt Nam bên ngoài lãnh thổ Việt Nam và các khoản nợ được giao mua chỉ định trước thời điểm 2012.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Công ty Mua bán nợ là gì? Ý nghĩa các hoạt động của công ty Mua bán nợ đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động như thế nào đối với hoạt động của các công ty Mua bán nợ? Có cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của một công ty Mua bán nợ hay không?

DATC đang hoạt động theo như thế nào? Hiệu quả ra sao? Thành tựu và hạn chế của DATC hiện nay? Có cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC hay không?

Cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC trong thời gian tới cho

phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?

5. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp mô tả: cái nhìn tổng quan về hoạt động của DATC.

Phương pháp lịch sử: So sánh, đối chiếu thông tin quá khứ, tìm ra nguyên

nhân và đi đến kết luận về hoạt động của DATC, các vấn đề còn tồn tại.

Phương pháp phân tích: Phân tích thông tin và các số liệu thu thập được. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp kết quả nghiên cứu

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đánh giá thực trạng hoạt động của DATC để có cái nhìn cụ thể về hiệu quả hoạt động và đánh giá được đóng góp và hạn chế của DATC hiện nay, nguyên nhân của các hạn chế này.

Đóng góp thêm một công trình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC trong điều kiện chính trị tại Việt Nam.

7. Tính mới của đề tài và điểm hạn chế

Tính mới của đề tài:

- Tìm kiếm các giải pháp, khuyến nghị mới và cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí