Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Datc Từ Năm 2012 Đến Năm 2015



đã phát hành quốc tế là 626.799.000 USD và giá trị trái phiếu trong nước là 3.461,9 tỷ đồng.

Về hoạt động tái cơ cấu DN và quản lý vốn góp, đến cuối năm 2014, tổng giá trị đầu tư góp vốn vào các DN khác của DATC là 1.070,8 tỷ đồng. Trong đó đầu tư thông qua xử lý nợ, tái cơ cấu tài chính, chuyển nợ thành vốn góp tại 87 DN, với giá trị vốn góp 790,33 tỷ đồng, đầu tư trực tiếp tại 12 DN là 280,5 tỷ đồng. Tổng số cổ tức thu được trong năm là 29,335 tỷ đồng.

Năm 2014, có 36 doanh nghiệp được Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) hỗ trợ xử lý nợ và tài sản tồn đọng với tổng doanh số là 825,47 tỷ đồng, đạt 103% so kế hoạch, vượt 52,6% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, công tác bán vốn nhà nước tại DN nhà nước nắm cổ phần chi phối đã được tiếp tục đẩy mạnh...

Đến cuối năm 2014, tổng giá trị đầu tư góp vốn vào các DN khác của DATC đạt hơn một nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư thông qua xử lý nợ, tái cơ cấu tài chính, chuyển nợ thành vốn góp tại 87 DN đã có giá trị gần 800 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp tại 12 DN đã đạt mức 280 tỷ đồng.

Trong hoạt động mua bán nợ năm 2015, DATC đã hỗ trợ xử lý nợ và tài sản tồn đọng cho 58 doanh nghiệp; với tổng giá trị nợ và tài sản tồn đọng được xử lý là hơn 1.700 tỷ đồng, đạt hơn 150% so với kế hoạch.

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DATC từ năm 2012 đến năm 2015

Cũng theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tổng kết năm của doanh nghiệp, từ hoạt động mua bán nợ và tiếp nhận tài sản, nợ của DNNN khi CPH, các hoạt động đầu tư, thoái vốn, kết quả kinh doanh của DATC liên tục có bước phát triển, trong đó nổi bật nhất là thành quả của năm 2015, chi tiết như sau:

Năm 2012, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng DATC đã đạt tổng doanh thu là 491,9 tỷ đồng, bằng 109% so với kế hoạch năm 2012; lợi nhuận trước thuế ước đạt 183,5 tỷ đồng, đạt 122% so với kế hoạch.

Năm 2013, mặc dù hoạt động kinh doanh của DATC còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chủ động, thống nhất, sát sao trong chỉ đạo điều hành, tinh thần vươn lên vượt khó của tập thể cán bộ, nhân viên Công ty, và sự quan tâm, hỗ trợ, hợp tác



từ các cấp, các ngành, DATC đã hoàn thành một năm với nhiều kết quả khả quan. DATC đã đạt tổng doanh thu là 530 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm 2013, tăng 7% so với thực hiện năm 2012; lợi nhuận trước thuế ước đạt khoảng 157 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch; tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước là 51 tỷ đồng.

Năm 2014, tổng doanh thu của DATC đạt 1.032,36 tỷ đồng, đạt 121% so với kế hoạch, vượt 90,6% so với năm 2013. Lợi nhuận của công ty đạt 135 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2015, hầu hết các mặt hoạt động của Công ty trên các lĩnh vực trọng tâm đều đạt được các kết quả tích cực. Những chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu có sự tăng tốc rõ rệt so với năm 2014, có một số chỉ tiêu đã hoàn thành sớm so với kế hoạch năm 2015. 8 tháng đầu năm 2015, tổng doanh số mua nợ của DATC đã đạt được 56% kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu hơn tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2014, đạt 65% so với kế hoạch năm 2015; trong đó doanh thu từ hoạt động mua bán nợ là đạt được 66% kế hoạch và tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2014. Trong hoạt động tiếp nhận năm 2015, Công ty đã thực hiện tiếp nhận 38 doanh nghiệp; doanh thu từ xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận đã đạt 104% so với kế hoạch 2015. Trong hoạt động thoái vốn tại doanh nghiệp, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, Công ty đã có doanh thu thoái vốn đạt 51% kế hoạch đề ra. Cụ thể tổng doanh thu thực hiện 2015 đạt khoảng 2.400 tỷ đồng, đạt 160% so với kế hoạch; lợi nhuận ước đạt 280 tỷ đồng, đạt 165% so với kế hoạch; tổng số thuế nộp ngân sách nhà nước là 226 tỷ đồng.

2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của DATC từ năm 2012 đến năm 2015:

Theo lý thuyết về đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty mua bán nợ quốc gia tại chương 1, mục 1.1.5, hiệu quả hoạt động của DATC có thể nói là chưa đạt mục tiêu đề ra và chưa tương xứng với các tiềm năng của doanh nghiệp, cụ thể theo các bảng, đồ thị và phân tích dưới đây:



Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DATC từ 2012-2015


2.400,0

1.793,0

1.700,0

1.032,3

704,6

825,3

491,9

530,0

280,0

183,5

157,0

135,0

2500


2000


Doanh thu Lợi nhuận

Giá trị các khoản nợ

1500


1000


500


0

2012 2013 2014 2015


(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ website của DATC: www.datc.com.vn, báo cáo tổng kết năm của DATC)

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động mua bán nợ của DATC từ 2012 – 2015, xét theo yếu tố liên quan doanh nghiệp khách nợ

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số phương án/ Số DN thực hiện

xử lý nợ


17


15


36


58

Số DNNN chuyển đổi, CPH

thành công


9


5 0 0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 6

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ website của DATC: www.datc.com.vn, báo cáo tổng kết năm của doanh nghiệp)

Phân tích, đánh giá và nhận xét:

1/ Giá trị các khoản nợ đã mua của DATC chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng nợ xấu của nền kinh tế:

+ Tổng nợ xấu năm 2014 = 3.970.548 tỷ đồng x 3,25% = 129.042 tỷ đồng

+ Tổng nợ xấu tại thời điểm tháng 9/2015 = 4.451.893 tỷ đồng x 2,93% =

130.440 tỷ đồng.



Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giá trị mua nợ của DATC so với tổng nợ của nền kinh tế trong hai năm 2014-2015:


129.042,0

130.440,0

825,3

1.700,0

140.000

120.000

100.000

Giá trị khoản nợ DATC

mua

Tổng nợ xấu của nền kinh

tế

80.000

60.000

40.000

20.000

0

2014 2015


(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ website của DATC: www.datc.com.vn, báo cáo tổng kết năm của doanh nghiệp, website http://www.sbv.gov.vn)

(Ghi chú: Tác giả không chọn năm 2012, 2013 trong mốc thời gian nghiên cứu vì thời điểm này tồn tại 2 nguồn số liệu về tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế, đến năm 2014, NHNN Việt Nam mới chính thức thống nhất 2 nguồn số liệu này thành một nguồn duy nhất và công bố trên website chính thức của đơn vị này).

Nếu so sánh tỷ lệ thì DATC thật sự chỉ mua được: 0,63% tổng nợ xấu của nền kinh tế năm 2014 và 1,3% tổng nợ xấu của nền kinh tế năm 2015, một con số quá khiêm tốn.

2/ Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi, xử lý thành công các khoản nợ xấu của DATC thì lại rất cao nếu so sánh tương quan với VAMC:

+ VAMC (thành lập năm 2013): lũy kế từ năm 2013 đến tháng 12/2015 đã mua 245 nghìn tỷ đồng nợ xấu, xử lý thu hồi được 22.780 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ 7,7%.

+ DATC (thành lập năm 2003): lũy kế từ năm 2004 đến năm 2013, đã mua 10.172,9 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi 3.172,2 tỷ đồng, tỷ lệ: 31,2%.



3/ Tổng thời gian hoạt động của DATC tính từ khi thành lập (2003) đến nay là hơn 12 năm nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề nợ xấu của nền kinh tế trong khi thời gian hoạt động trung bình của các công ty mua bán nợ quốc gia ở các quốc gia châu Á thường là 5 năm đã nhanh chóng xử lý xong một lượng lớn nợ xấu của nền kinh tế (xem bảng 1.2, mục 1.1.4, chương 1).

4/ Cách mua nợ của DATC gắn với thị trường nhiều hơn, hỗ trợ DN tái cơ cấu để thu hồi nợ, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn. Cách làm của DATC cho thấy, việc mua nợ và xử lý thu hồi phải đảm bảo làm cho doanh nghiệp hồi sinh và phát triển hơn. Vì vậy, ngoài mục đích kinh tế của chính DATC - thì việc mua nợ của DATC cũng tạo ra lợi ích cho xã hội, đảm bảo đời sống, công ăn việc làm cho người lao động. Như vậy, tính chính trị thể hiện rất rõ trong các hoạt động mũi nhọn của DATC, ưu tiên đảm bảo mục tiêu chính trị trước mục tiêu lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn. Tuy nhiên, nếu tính số DNNN được DATC hỗ trợ CPH có phần chững lại trong 2 năm gần đây chứng tỏ hoạt động vì mục tiêu chính trị của DATC cũng chưa đạt yêu cầu đề ra của Chính phủ.

5/ Hiện nay DATC không thực hiện mua nợ theo chỉ định với giá chuyển giao nợ 100% như khi mới thành lập, kể cả đối với các khoản nợ của Vinashin, Vinalines mới nhận chuyển giao xử lý từ năm 2013 mà đã thực hiện theo cơ chế thị trường, nghĩa là thương lượng mua bán với các chủ nợ, khách nợ, NHTM với giá thị trường, thuận mua vừa bán, có tỷ lệ chiết khấu cụ thể, chứ không xin chủ trương mua nợ theo giá chỉ định.

6/ Đối với nhiệm vụ đặc thù của DATC chỉ có trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính cho các DNNN, nhận bàn giao, tiếp nhận tài sản và nợ loại trừ của các DNNN khi CPH, nhiệm vụ này được DATC thực hiện khá tốt, thể hiện ở đồ thị sau:



Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động tiếp nhận tài sản và nợ loại trừ của các DNNN khi cổ phần hoá từ năm 2012-2015


279,8

220,4

97,4

84,2

62

18,9

39 34,4

15,1

48

24

23,7

300


250


200


Số DNNN tiếp nhận

Giá trị tiếp nhận và xử lý

Giá trị thực tế thu hồi

150


100


50


0

2012 2013 2014 2015


(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ website của DATC: www.datc.com.vn, báo cáo tổng kết năm của doanh nghiệp)

Đặc biệt năm 2015, DATC có được nhiều thành công là nhờ vào sức ép giảm tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn 3% vào cuối năm 2015 từ phía NHNN Việt Nam đặt ra cho các NHTM và yêu cầu đẩy nhanh tốc độ CPH DNNN trong năm 2015 của Chính phủ.

7/ Về công tác triển khai nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Tài chính giao:

Cùng với việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, DATC cũng đã nỗ lực triển khai các nhiệm vụ Chính phủ, Bộ Tài chính giao về xử lý nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn, tiêu biểu là Tổng Công ty tàu thủy Việt Nam (SBIC), Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines. Nhiệm vụ chính trị này được DATC nỗ lực hoàn thành khá tốt trong thời gian qua:

+ Nợ Vinashin (Nay là Tổng công ty tàu thủy Việt Nam – SBIC): DATC phát hành trái phiếu để hoán chuyển các khoản nợ này. Đây là biện pháp được sử dụng để tái cấu trúc các khoản nợ Vinashin, bao gồm cả nợ các tổ chức tín dụng trong nước lẫn khoản vay 600 triệu USD từ nước ngoài.



Đến nay, DATC đã cơ cấu được khoản nợ với tổng giá trị 13.152 tỉ đồng (bao gồm cả nợ gốc lẫn lãi) theo hình thức chuyển đổi thành trái phiếu. Điều quan trọng là trái phiếu này có kỳ hạn 10 năm với mức lãi suất 8,9%.

Như vậy, các ngân hàng không chỉ thu được tiền gốc và lãi trước đây, mà còn thu được lãi suất từ trái phiếu trong 10 năm tiếp theo. Cơ chế xử lý này là tích cực đối với nhóm ngân hàng và hợp lý trong bối cảnh hiện nay, vì các ngân hàng sẽ được tái cấp vốn để bảo đảm thanh khoản lẫn các chỉ tiêu hoạt động an toàn.

+ Nợ Vinalines (Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam): Tính đến hết năm 2015, DATC đã mua và xử lý 2.221.176 triệu đồng nợ phải trả của Vinalines tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, hỗ trợ Vinalines xử lý tài chính để cổ phần hóa công ty mẹ. Kết quả này giúp Vinalines giảm mạnh dư nợ xuống còn 6.200 tỷ đồng… Hiện DATC đang đàm phán với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để tiếp tục mua và xử lý nợ cho Vinalines.

Những nỗ lực của DATC trong xử lý nợ của Vinalines đã tạo động lực để Vinalines đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp. Dự kiến trong quý II/2016, sẽ thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, đồng thời hoàn thành chuyển Công ty mẹ sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

2.3. Những đóng góp và hạn chế trong hoạt động của DATC hiện nay, nguyên nhân của những hạn chế này.

2.3.1. Những đóng góp trong hoạt động của DATC hiện nay:

DATC là đơn vị tiên phong trong một ngành nghề kinh doanh khá mới, mặt hàng kinh doanh khá nhạy cảm và đặc biệt, vì thế trong hơn 12 năm đi vào hoạt động và kinh doanh vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Công ty vẫn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ do Chính phủ và Nhà nước giao góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp trong nước. Kết quả đạt được của DATC khá ấn tượng:

Thứ nhất, thông qua hoạt động mua, bán nợ, DATC đã góp phần giúp giảm

gánh nặng cho các NHTM trong việc xử lý một khối lượng lớn các khoản nợ tồn



đọng từ phía doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, qua đó đã cải thiện được tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa hoặc tái cơ cấu, giảm thiểu rủi ro cho các khoản nợ tồn đọng.

Thứ hai, trong quá trình hoạt động mua bán nợ, là đơn vị tiên phong khai phá thị trường, đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, bước đầu DATC đã góp phần hình thành nên thị trường mua bán nợ hoạt động theo cơ chế thị trường, có mua bán, cạnh tranh lành mạnh, chào giá mua bán công khai, thuận mua vừa bán giữa DATC và các NHTM chứ không chỉ bao gồm các khoản mua nợ chỉ định.

Thứ ba, hoạt động mua, bán nợ tồn đọng để xử lý bằng góp vốn cổ phần doanh nghiệp của DATC cũng đạt được những hiệu quả tích cực, đặc biệt một số DNNN trước khi tái cấu trúc thiếu điều kiện cổ phần hóa, phải dừng hoạt động, sản xuất thì nay đã bắt đầu đi vào hoạt động và bắt đầu có doanh thu. Một số phương án đã bắt đầu thu hồi được nợ hoặc đã vượt mức kế hoạch kinh doanh hàng năm như công ty đường Kon Tum, công ty Sadico, công ty Cầu đường 10,… đã thực hiện đúng cam kết trả nợ cho DATC, góp phần giảm bớt lãng phí xã hội.

Thứ tư, DATC trong hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ đi vào hoạt động giúp cho NSNN có thêm nguồn thu từ thuế, thu từ việc xử lý các khoản nợ tồn đọng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định. Ngoài ra, các khoản nợ đóng thuế vào khoảng 170 tỷ đồng, nợ bảo hiểm khoảng 28,5 tỷ đồng, kinh phí cho công đoàn đã phần nào được giải quyết một cách triệt để và thanh toán đầy đủ, các phương án đã dần khẳng định tính khả thi của mình..

Thứ năm, thông qua hoạt động mua, bán nợ giúp cơ cấu lại doanh nghiệp, DATC đã gián tiếp góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội, việc làm ở một số vùng, miền trong cả nước. Thực tế qua 12 năm hoạt động, từ việc mua, bán nợ tồn đọng để tái cơ cấu doanh nghiệp, DATC đã giúp ổn định việc làm cho hàng chục ngàn lao động với thu nhập ổn định, đều đặn

Thứ sáu, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, góp phần giảm số DNNN hoạt động không hiệu quả. Hoạt động tái cơ cấu lại DNNN làm ăn thua lỗ, mất vốn hoặc mất khả năng kinh doanh sản xuất khi đem lại hiệu quả sẽ giúp cho Nhà nước tiết kiệm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí