37 doanh nghiệp với tổng điểm giao động ở mức thấp nhất 73.20 điểm cao nhất
77.93 điểm. Cách xếp hạng mức tín dụng KH của chi nhánh có khác so với quy định của VCB, Nhóm KH đạt điểm từ 77,2 -> 84,7 thì xếp hạng mức A. Như vậy có một số KH đạt mức xếp hạng TD ở mức A+ thì chỉ được xếp ở hạng mức hạng TD A cho 26 KH. Còn KH được xếp hạng mức A, thì có thể xếp ở mức BBB theo quy định của VCB (Nhóm KH đạt điểm từ 69,6 – 77,1 thì xếp hạng mức BBB).
Khách hàng đạt mức xếp hạng TD BBB có 10 doanh nghiệp với tổng điểm giao động ở mức thấp nhất 70.26 điểm cao nhất 72.80 điểm. Mức xếp hạng này phù hợp với quy định của VCB.
Khách hàng đạt mức xếp hạng tín dụng BB có 07 DN với tổng điểm giao động ở mức thấp nhất 64.55 điểm cao nhất 65.47 điểm. Mức xếp hạng này phù hợp với quy định của VCB (Nhóm KH đạt điểm từ 62,0 – 69,5 thì xếp hạng mức BB).
Khách hàng đạt mức xếp hạng tín dụng B có 01 DN với tổng điểm giao động ở mức thấp nhất 60,72 điểm cao nhất 60,72 điểm (có 1 DN). Mức xếp hạng này phù hợp với quy định của VCB (Nhóm KH đạt điểm từ 54,4- 61,9 thì xếp hạng mức B).
Khách hàng đạt mức xếp hạng tín dụng CCC có 01 DN với tổng điểm giao động ở mức thấp nhất 58,69 điểm cao nhất 58,69 điểm. Phù hợp với quy định của VCB (Nhóm khách hàng đạt điểm 46,8->54,3 thì xếp hạng mức CCC)
Khách hàng đạt mức xếp hạng tín dụng C có 01 doanh nghiệp với tổng điểm giao động ở mức thấp nhất 46,26 điểm cao nhất 46,26 điểm. Phù hợp với quy định của VCB (Nhóm khách hàng đạt điểm từ 31,6 -39,1 thì xếp hạng mức C)
Khách hàng đạt mức xếp hạng tín dụng D không có (Nhóm khách hàng đạt điểm dưới 31,6 thì xếp hạng mức D)
(2) Thông tin tài chính
* Mô tả bảng cân đối kế toán của 115 doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh VCB Trong 115 DN thì có 92 DN có bảng cân đối kế toán, và có nhiều chỉ tiêu có giá trị rất nhỏ, không có quỹ dự phòng tài chính, vốn chủ sở hữu âm,… chất lượng thông tin về bảng báo có vấn đề.( phụ lục bảng 3.7 ). Có 92 doanh nghiệp có đủ báo cáo tài chính
* Mô tả báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 115 doanh nghiệp. Dựa vào báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 115 DN, thì có 91 DN có đủ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nộp cho ngân hàng. Vậy có khoảng hơn 10 DN không có báo cáo tài chính, nhưng cán bộ tín dụng vẫn thẩm định và xếp hạng tín dụng khách hàng.(phụ lục bảng 3.8, bảng 3.10 và bảng 3.11)
Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích
- Các chỉ tiêu tài chính (theo mô hình 6C): Có 81 doanh nghiệp có đủ chỉ tiêu tài chính theo mô hình 6C ( phụ lục bảng 3.9)
- Các chỉ tiêu phi tài chính: Theo thông tin tác nghiệp khách hàng doanh nghiệp của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng thì các thông tin phi tài chính được chia thành 4 nhóm.
Nhóm 1: bao gồm các chỉ tiêu về năng lực tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhóm 2: gồm các thông tin về vị thế của khách hàng và năng lực quản lý. Nhóm 3: gồm các thông tin tín dụng.
Nhóm 4: Các thông tin về khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Thực tế từ 115 doanh nghiệp thì việc khai thác các thông tin phi tài chính gặp một số khó khăn cơ bản sau:
1.Thông tin nhóm 1 thiếu và không chính xác, lý do chính là có một tỷ trọng lớn DN là khách hàng của VCB- chi nhánh Đà Nẵng là các DN mới thành lập. Như vậy, các chỉ tiêu phản ánh tình trạng của DN trong dài hạn là không dự kiến được.
2. Do các chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá bởi cán bộ phụ trách tín dụng, nên hầu như không có sự khác biệt về đánh giá đối với các DN, trong đó có nhiều chỉ tiêu không được đánh giá.
3. Một số lớn các doanh nghiệp chưa phát hành cổ phiếu vì vậy, thông tin từ phía thị trường còn quá ít.
Nhận xét: Những khó khăn này dẫn đến việc sử dụng thông tin phi tài chính để đánh giá khách hàng DN không đầy đủ và thiếu chính xác.
* Lựa chọn các biến cho mô hình
- Xác định chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp (biến phụ thuộc)
+ NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng đã xếp hạng DN theo bảng xếp hạng chung AAA – D. Xếp hạng này dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu tổng điểm tài chính và tổng điểm phi tài chính.
Các DN được xếp hạng từ A đến AAA là các DN có đủ khả năng vay và trả các khoản tín dụng theo đúng hợp đồng tín dụng.
Các DN được xếp hạng từ B đến BBB là các DN cần phải xem xét khả năng trả các khoản tín dụng theo đúng hợp đồng tín dụng.
Các DN được xếp hạng từ D đến CCC là các DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và không có khả năng trả các khoản tín dụng theo đúng hợp đồng tín dụng.
Sử dụng kết quả này có thể tạo các biến phụ thuộc thể hiện thứ hạng tín nhiệm của doanh nghiệp.
+ Cũng có thể sử dụng các biến khả năng thanh khoản ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh làm biến phụ thuộc trong mô hình nói trên. Vì các biến này trực tiếp cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng (các biến độc lập)
Các yếu để xác định quy mô của DN: Hiện nay tại VCB – chi nhánh Đà Nẵng xác định quy mô doanh nghiệp dựa vào tiêu thức: hình thức sở hữu,quy mô vốn và ngành sản xuất kinh doanh…Các yếu tố tài chính; Các yếu tố phi tài chính.
Tác giả xây dựng mô hình phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xếp hạng tín dụng khách hàng pháp nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng. Theo cách phân chia của VCB-ĐN thì các doanh nghiệp xếp hạng A trở lên không rủi ro tín dụng (có thể cho vay ngay) các doanh nghiệp còn lại thì cần xem xét khi quyết định cấp tín dụng.
Biến DF- Khả năng trả nợ: 1- Khả năng trả nợ tốt; 0 - Khả năng trả nợ không tốt.
Các yếu tố bao gồm: 22 chỉ tiêu theo mô hình 6c và một số chỉ tiêu phi tài chính khác.
Bảng 3.1: Danh sách các biến độc lập
Loại biến | Danh sách các biến độc lập | |
1 | TTngan | Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn |
2 | TTnhanh | Hệ số khả năng thanh toán nhanh |
3 | Kythu | Kỳ thu tiền bình quân |
4 | vqts | Hệ số vòng quay tài sản |
5 | vqtk | Hệ số vòng quay hàng tồn kho |
6 | vqthu | Hệ số vòng khoản phải thu |
7 | kntl | Hệ số khả năng trả lãi |
8 | tsno | Tỷ số nợ |
9 | roa | ROA |
10 | roe | ROE |
11 | hsl_dt | Hệ số doanh lợi trên doanh thu |
12 | donbay | Hệ số đòn bẩy tài chính |
13 | a41a | Ngành sản xuất kinh doanh |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hường Và Mục Tiêu Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Của Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
- Hoàn Thiện Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Tín Dụng
- Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Dụng Theo Thông Lệ Quốc Tế
- Kết Quả Tính Toán Tác Động Của Các Biến Độc Lập Đến Df
- Xây Dựng Chính Sách Đầu Tư Nguồn Lực Cho Ngân Hàng Phù Hợp Với Xu Thế Hội Nhập
- Vcb Nâng Cao Tiềm Lực Tài Chính Và Uy Tín Của Mình Trong Nước Và Trên Thế Giới.
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
a42a | Quy mô của doanh nghiệp | |
15 | a43a | Loại hình sở hữu |
16 | Var2.2 | Năng lực của chủ sở hữu |
17 | Var2.15 | Tình hình trả nợ của khách hàng theo lịch sau khi đã điều chỉnh |
18 | var2.23 | Triển vọng của ngành tại thời điểm đánh giá |
19 | Var2.31 | Mức độ ổn định của thị trường đầu ra |
20 | var2.35 | Uy tín của DN trên thị trường |
21 | Var2.38 | Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD |
22 | var2.41 | Lợi thế vị trí kinh doanh |
Trong 22 chỉ tiêu trên thì bao gồm 10 chỉ tiêu phi tài chính và 12 chỉ tiêu tài chính của các khách hàng doanh nghiệp. Lựa chọn này căn cứ vào mô hình 6C.
*Thử nghiệm một số mô hình xếp hạng tín dụng
a. Mô hình phân lớp
- Mô hình: Mô hình phân lớp có thể dùng để phân chia các DN theo một số chỉ tiêu. Việc phân chia này dựa trên mức độ giống nhau của các DN được thể hiện qua các chỉ tiêu này. Người ta sử dụng mô hình này với ý tưởng chính là những DN có các đặc trưng gần giống nhau sẽ có hành vi tín dụng như nhau.
- Ước lượng: Mô hình sau đây sử dụng để phân chia các DN thành 3 lớp với hy vọng mỗi lớp sẽ có đặc trưng về khả năng khác nhau trong việc trả các khoản tín dụng.
- Kết quả ước lượng mô hình: trong số 81 DN có đủ thông tin về các biến nói trên thì hầu hết các DN được xếp từ A đến AAA thuộc nhóm 3, các DN từ B đến BBB thì thuộc nhóm 2 theo cách xếp hạng hiện tại của ngân hàng.
Tương tự như vậy có 55 DN ở nhóm A –AAA được xếp vào có khả năng thanh toán tốt, ngoài ra có 21 DN thuộc các nhóm khác cũng được xếp vào loại này. Ngược lại có 4 DN thuộc nhóm A – AAA thì không được xếp vào nhóm có khả năng thanh toán tốt. (Xem phụ lục bảng 3.13)
- Nhận xét: Mô hình phân lớp trong trường hợp này chỉ đảm bảo được khả năng phân lớp tương ứng với kết quả xếp hạng TD của VCB khoảng 70%.
b. Mô hình logistic
- Mô hình: Sử dụng mô hình logistic với biến DF là biến phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biến độc lập.
- Ước lượng: Ước lượng trực tiếp mô hình này với 22 biến độc lập ta có kết quả sau đây ( phụ lục bảng 3.14 và bảng 3.15)
+ Nếu xem kết quả xếp hạng hiện tại của NH là chính xác thì, kết quả ước lượng có mức độ chính xác 90% trong đó các DN có khả năng thanh toán tốt có độ chính xác 94,9%, tương tự các DN không có khả năng thanh toán tốt có độ chính xác 77,3%. Như vậy mô hình này đánh giá khả năng thanh toán tốt chính xác hơn khả năng thanh toán không tốt.
+ Tuy vậy, kết quả ước lượng này cũng có thể cho thấy đối với một số DN thì kết quả xếp hạng hiện tại cần được kiểm tra đánh giá thêm.
Theo phụ lục bảng 10 chúng ta có thể thấy có rất nhiều biến độc lập không tác động rõ ràng đến khả năng thanh toán tốt của DN. Mô hình này có thể gặp trường hợp đa cộng tuyến (thông tin của các biến chồng chéo, không tách được tác động độc lập đến biến phụ thuộc).
Bảng 3.2: kết quả hồi quy (1) sau khi loại biến
B | S.E. | Wald | df | Sig. | Exp(B) | |
a42a | 1.212 | .665 | 3.324 | 1 | .068 | 3.360770 |
TTngan | 4.115 | 1.402 | 8.619 | 1 | .003 | 61.234698 |
vqts | .001 | .000 | 3.565 | 1 | .059 | 1.000511 |
vqtk | -.001 | .000 | 6.988 | 1 | .008 | .999108 |
roe | .021 | .007 | 9.203 | 1 | .002 | 1.021176 |
donbay | -.149 | .074 | 4.023 | 1 | .045 | .861980 |
Var2.15 | -10.338 | 3.787 | 7.452 | 1 | .006 | .000032 |
Var2.31 | 4.727 | 2.394 | 3.896 | 1 | .048 | 112.909301 |
Constant | 4.680 | 2.224 | 4.429 | 1 | .035 | 107.751063 |
Đây là kết quả hồi quy từ SPSS sau khi dùng thủ tục loại biến BackWard Wald. Các biến còn lại trong hồi quy độc lập với nhau, các hệ số B đo lường tác động của các biến độc lập đến khả năng thanh toán của DN.
+ Quy mô doanh nghiệp: Quy mô DN càng lớn thì khả năng trả nợ của DN càng cao. Điều này hoàn toàn đúng vì quy mô vốn chủ sở lớn thì khả năng tự chủ tài chính mạnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng TD của DN tại NHTM.
+ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay sử dụng để thanh toán. Khi tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước về những khó khăn tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số này tăng nghĩa là công ty luôn sẵn sàng
thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn thấp như: có nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứng đọng kém chất lượng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng và mức xếp hạng tín dụng của DN.
+ Hệ số vòng quay tài sản: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản của DN thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua phân tích chỉ tiêu này NHTM đánh giá tài sản hiện có tại DN thì có thể đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, là cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của DN trong tương lai. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn vay vào hoạt động kinh doanh của DN đủ để trả lãi và nợ gốc cho NH khi đến hạn. Chỉ tiêu này giá trị càng lớn hơn 1 càng nhiều thì càng tốt, là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến khả năng trả nợ của KH và kết quả xếp hạng của mỗi DN.
+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong một kỳ. Chỉ tiêu này cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Nếu mức độ tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho phát sinh tăng, chi phí này chuyển cho khách hàng làm cho giá bán sẽ gia tăng. Ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá cao, doanh thu bán hàng sẽ bị mất vì không có để bán. Nếu tỷ số hàng tồn kho quá thấp, chi phí phát sinh liên quan đến hàng tồn kho sẽ gia tăng. Số vòng quay hàng tồn kho khác nhau một cách đáng kể trong ngành sản xuất kinh doanh. Vì vậy khi đánh giá khả năng trả nợ của DN, NHTM cũng xem xét chỉ tiêu này và nó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của DN. Ở đây ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp đạt giá trị 0,999<1.
+ ROE: là chỉ số đo lường mức lợi nhuận đạt được trên đồng vốn góp của các cổ đông. Chỉ tiêu này phải đạt mức tối thiểu 15%. ROE của một công ty càng cao chứng tỏ công ty này sử dụng đồng vốn có hiệu quả, giá cổ phiếu của công ty này trên sàn chứng khoán càng cao. ROE suy giảm là một bằng chứng cho thấy việc đầu tư của công ty đã đem lại ROE thấp hơn so với thời gian trước đây. Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả đã khuếch đại được lợi nhuận sau thuế thu được trên 1 đồng vốn chủ hữu và ngược lại. Chỉ tiêu ROE của danh nghiệp càng cao thì khả năng trả nợ và mức độ tín nhiệm tín dụng càng tăng tại NHTM.
+ Hệ số đòn bẩy TC: Đo lường mối quan hệ giữa tài sản và vốn chủ sở hữu.
Nếu khoản tài trợ từ nợ phải trả lớn thì rủi ro nhiều hơn và ảnh hưởng khả năng trả nợ của DN rất lớn nếu sử dụng vốn vay không hiệu quả. Từ đó ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của DN tại NHTM.
+ Tình hình trả nợ của khách hàng theo lịch sau khi đã điều chỉnh: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ xếp hạng TD của DN tại NH và phản ảnh khả năng trả nợ của KH. Nếu khả năng trả nợ của KH đúng hạn, không có gia hạn với NHTM thì mức độ tín nhiệm của DN với NH tốt còn nếu tình hình trả nợ của KH không đúng theo kế hoạch trả nợ của NHTM thì mức độ tín nhiệm thấp.
+ Mức độ ổn định của thị trường đầu ra: Hoạt động sản kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều sự ổn định của thị trường đầu ra như: số lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, thị trường tiêu thụ ngày càng tăng trưởng và mở rộng, góp phần tăng doanh thu và Lợi nhuận của DN khả năng trả nợ của KH tăng và tăng nguồn vốn vay của NHTM. Nếu thị trường đầu ra của DN biến động nhiều, không ổn định thì ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH và mức độ tín nhiệm tín dụng của DN tại thời điểm đánh giá giảm.
- Nhận xét: Từ kết quả ước lượng mô hình (1) ta có một số nhận xét cụ thể sau đây:
+ Theo mô hình 6C, 22 biến độc lập nói trên đều có ý nghĩa (nhiều hoặc ít) trong việc đánh giá khách hàng DN. Nhưng nếu dùng kết quả ước lượng của bảng 11 thì có thể dẫn đến việc đánh giá không chính xác vì 14/22 hệ số hồi quy được ước lượng khác 0 không có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa 5%). Theo kết quả ở bảng 11 thì 14 biến này sẽ bị loại bỏ các thông tin từ các biến đó coi như không tác động đến khả năng thanh toán tốt của DN. Như vậy cần có 1 mô hình khắc phục những nhược điểm này.
c. Khắc phục đa cộng tuyến - hồi qui thành phần chính
Áp dụng kỹ thuật ước lượng đã được nêu ở 1.2.5.2. đối với 22 biến nói trên.
Thực hiện phân tích thành phần chính, ta nhận được kết quả (mô tả ở bảng 3.4).
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình ACP: kiểm định KMO về tồn tại thông tin chồng chéo của các biến độc lập cho thấy với bộ số liệu này các biến chứa thông tin chồng chéo nhau. Vì vậy, khi ước lượng trực tiếp mô hình (1) sẽ gặp đa cộng tuyến. Mặt khác phân tích thành phần chính là phù hợp. Kiểm định Bartlett's về sự độc lập của các biến cũng khẳng định kết quả trên (thông tin có ở bảng 3.3)
Bảng 3.3: Các kiểm định đối với mô hình ACP
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .656 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 1752.342 |
df | 231 | |
Sig. | .000 |
- Với 8 thành phần chính 77,23% sự khác biệt của các DN dựa trên 22 chỉ tiêu được bảo tồn, có thể nâng tỷ lệ này bằng cách chọn thêm các thành phần chính (xem phụ lục bảng 3)
- Hệ số tổ hợp các biến: phụ lục Bảng 13 cho hệ số cấu trúc của 8 thành phần chính từ 22 biến ban đầu (các uvj trong công thức 1)
Từ bảng 13 kết hợp với bảng phụ lục bảng 4 chúng ta tính được các hệ số βvj
trong công thức (2).
- Hồi quy logistic biến khả năng thanh toán tốt theo các thành phần chính
Kết quả hồi quy sau khi loại biến trên SPSS (sau 5 bước lặp) ta nhận được các hệ số α ở bảng sau:
Bảng 3.4: Kết quả ước lượng hồi quy (4)
B | S.E. | df | Sig. | Exp(B) | ||
Step 5a | FAC1_2 | -.715 | .496 | 1 | .149 | .489 |
FAC2_2 | 19.025 | 5.725 | 1 | .001 | 1.831E8 | |
FAC5_2 | 5.263 | 1.888 | 1 | .005 | 192.991 | |
FAC7_2 | 1.252 | .519 | 1 | .016 | 3.498 | |
Constant | 1.201 | .612 | 1 | .050 | 3.324 |
Bảng 3.5: Kết quả phân loại
Dự báo | % | |||
0 | 1 | |||
DF | Khả năng trả nợ không tốt: 0 | 15 | 7 | 68.2 |
Khả năng trả nợ tốt:1 | 4 | 55 | 93.2 | |
Tỷ lệ chung | 86.4 |