Khu vực Miền Trung có nhiều đầm, phá cũng rất thích hợp cho việc nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ (dạng lồng, bè). Bờ biển ở đây có nhiều bãi cát dài, độ mặn nước biển cao, tận dụng làm nơi nuôi luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm rất tốt. Ngoài ra, Miền Trung còn có nhiều rạn san hô - một trong hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất – chứa nhiều loài tôm, cua có giá trị kinh tế cao.
Nét đặc trưng của khu vực Nam Bộ là có những khu rừng ngập mặn trù phú, là nơi hình thành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thủy sinh, cũng là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng của giống tôm he, tôm sú. Nhiều năm qua, nông dân các tỉnh ven biển Nam Bộ đã phát triển mạnh nghề nuôi tôm, nuôi nhuyễn thể góp phần nâng sản lượng tôm nuôi vượt trội hơn cả tôm đánh bắt ngoài biển.
2.1.3. Nguồn nhân lực
Lao động là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản. Lao động thủy sản gắn liền với lao động nông thôn và nông nghiệp. Do đặc điểm kinh tế xã hội của các tổ chức sản xuất thủy sản chủ yếu là kinh tế hộ, tư nhân và tập thể nên lực lượng lao động bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động mà có khả năng tham gia sản xuất. Lao động thủy sản chuyên nghiệp là những người có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến hoặc dịch vụ hậu cần nghề cá. Họ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Họ tham gia sản xuất thủy sản vào thời kỳ nông nhàn hoặc kết hợp làm thủy sản trong quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp để tăng thu nhập.
Lao động trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là đánh bắt hải sản phụ thuộc vào ngư trường. Tùy điều kiện cụ thể của từng ngư trường có một bộ phận sinh sống ngay trên ngư trường. Trong nhiều trường hợp, các ngư dân quần tụ lại thành những làng chài ven sông, cửa sông, cửa lạch ven biển.
Với nguồn nhân lực dồi dào tham gia vào các hoạt động thủy sản, đặc biệt là dân cư tập trung khá đông đúc ở vùng ven biển là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế biển nói chung và thủy sản nói riêng.
Dự báo đến năm 2020 riêng dân số vùng ven biển sẽ tăng lên khoảng 30,4 triệu người, trong đó lao động khoảng gần 19 triệu người. Đây sẽ là lực lượng quan trọng tham gia vào sự phát triển ngành thủy sản trong tương lai [11].
2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN
Lịch sử phát triển của nghề cá đã có hàng nghìn năm gắn liền với truyền thống dân tộc. Từ một ngành sản xuất thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng liên tục với tốc độ nhanh và khá ổn định trong thời gian dài. Thủy sản Việt Nam ngày nay đã có vị trí quan trọng trong nghề cá thế giới.
Đến năm 2008, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 4,6 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 4,5 triệu người. Việt Nam đã đứng thứ 6 về xuất khẩu thủy sản, đứng thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ) và thứ 13 về sản lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới [11].
2.2.1. Đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được trong thời gian qua là kết quả của những thay đổi quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông, lâm, thủy sản.
Tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn 0,73 điểm phần trăm tăng trưởng GDP năm 2008 (bảng 2.1). Nguyên nhân của xu hướng này là tỷ trọng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP giảm từ 38,74% năm 1990 xuống còn 22,1% năm 2008. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong khi tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm, thì tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thủy sản lại tăng lên, từ 3,29% năm 1990 lên 3,95% năm 2008. Đó là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu
sản xuất thủy sản trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước, nguồn lợi thủy sản và nguồn lao động dồi dào ở khu vực nông thôn ở nước ta.
Bảng 2.1: Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo ngành, 1990-2008
1990 | 1995 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Tốc độ tăng (%) theo giá so sánh năm 1994 | |||||||||||
GDP | 5,09 | 9,54 | 6,79 | 6,89 | 7,08 | 7,34 | 7,79 | 8,44 | 8,23 | 8,46 | 6,18 |
Nông, lâm, thủy sản | 1,00 | 4,80 | 4,63 | 2,98 | 4,17 | 3,62 | 4,36 | 4,02 | 3,69 | 3,76 | 4,07 |
Công nghiệp | 2,27 | 13,60 | 10,07 | 10,39 | 9,48 | 10,48 | 10,22 | 10,69 | 10,38 | 10,22 | 6,11 |
Dịch vụ | 10,19 | 9,83 | 5,32 | 6,10 | 6,54 | 6,45 | 7,26 | 8,48 | 8,29 | 8,85 | 7,18 |
Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm | |||||||||||
GDP | 9,54 | 6,79 | 6,89 | 7,08 | 7,34 | 7,79 | 8,44 | 8,23 | 8,46 | 6,18 | |
Nông, lâm, thủy sản | 1,32 | 1,10 | 0,69 | 0,93 | 0,79 | 0,92 | 0,82 | 0,72 | 0,70 | 0,73 | |
Công nghiệp | 3,93 | 3,46 | 3,68 | 3,47 | 3,92 | 3,93 | 4,21 | 4,17 | 4,19 | 2,54 | |
Dịch vụ | 4,30 | 2,23 | 2,52 | 2,68 | 2,63 | 2,94 | 3,42 | 3,34 | 3,57 | 2,90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam - 6
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam - 7
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam - 8
- Cơ Cấu Nội Bộ Ngành Khai Thác Thủy Sản
- Cơ Cấu Nội Bộ Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
- Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Biểu đồ 2.1, cho thấy cơ cấu kinh tế ngành thủy sản giai đoạn 1990-2000 chuyển dịch không rõ ràng, sang thời kỳ 2001-2008 sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực hơn.
Tỷ trọng đóng góp của giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) trong tổng GDP cả nước liên tục tăng, năm 1990 chiếm tỷ trọng 3,29% tăng lên 3,38% năm 2000 và chiếm 3,95% năm 2008.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng GDP thực tế phân theo ngành, 1990-2008
2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản
Quá trình hơn 20 năm thực hiện đổi mới kinh tế, ngành thủy sản đã đạt tổng sản lượng thủy sản liên tục tăng từ 841 nghìn tấn (năm 1986) lên trên 4.602 nghìn tấn (năm 2008), tăng 5,47 lần.
Bảng 2.2: Tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản, 1986-2008
Tốc độ tăng trưởng, % | |||
Tổng số | Khai thác | Nuôi trồng | |
1986-1990 | 1,44 | 5,06 | -9,63 |
1991-1995 | 13,07 | 10,50 | 23,35 |
1996-2000 | 7,25 | 6,77 | 8,66 |
2001-2008 | 9,52 | 3,10 | 19,47 |
1986-2008 | 8,03 | 5,96 | 11,11 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), tổng sản lượng thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 1,44%/năm; trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản bình quân là 13,07%/năm; giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng
tổng sản lượng thủy sản bình quân là 7,25%/năm. Thời kỳ 2001-2008 tốc độ tăng tổng sản lượng thủy sản bình quân là 9,52%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản lượng thủy sản đạt 8,03%/năm trong giai đoạn 1986-2008 [40].
Nhìn vào biểu đồ 2.2, chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi thủy sản tăng cao đạt bình quân là 11,11%/năm cả thời kỳ 1986-2008 trong khi tăng trưởng sản lượng khai thác có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức cao nhất là 23,35%/năm trong thời kỳ 1991-1995.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng
a. Tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác thủy sản
Sản lượng khai thác hải sản hơn 20 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân khoảng 5,96%/năm. Giai đoạn 1991-1995 tăng với tốc độ là 10,5%/năm; giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân là 6,77%/năm và giai đoạn 2001-2008 là 3,1%/năm. Quy mô sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng, năm 1990 chỉ đạt
672.130 tấn đã tăng lên 1.900.000 tấn năm 2008, tăng 2,83 lần. Sản lượng khai thác hải sản gia tăng liên tục đã tạo được nguồn nguyên liệu ngày càng tăng cho các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần làm tăng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản và tăng thêm lượng đạm động vật trong cơ cấu dinh dưỡng của nhân dân [40].
Bảng 2.3: Tăng trưởng sản lượng khai thác thủy sản theo vùng lãnh thổ
Đơn vị tính: %
Đồng bằng sông Hồng | Đông Bắc | Tây Bắc | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | |
1995-2000 | 8,39 | 3,20 | -2,89 | 7,99 | 5,97 | -7,98 | 3,97 | 7,80 |
2001-2005 | 5,08 | 6,09 | 5,56 | 6,38 | 5,84 | 8,47 | 8,25 | 0,41 |
2006-2008 | 4,99 | 8,83 | 2,93 | 4,44 | 1,73 | 2,17 | 1,88 | 0,32 |
1995-2008 | 6,42 | 6,16 | 2,73 | 6,82 | 4,81 | -2,08 | 5,28 | 3,5 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Nhìn vào bảng 2.3, cho thấy tốc độ tăng sản lượng khai thác thủy sản theo vùng lãnh thổ bình quân năm cả thời kỳ 1995-2008 lần lượt: Đồng bằng sông Hồng 6,42%; Đông Bắc 6,16%; Bắc Trung Bộ 6,82%; Duyên hải Nam Trung Bộ 4,81%; Đông Nam Bộ 5,28%; Đồng bằng sông Cửu Long 3,5% [40].
b. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng là 6,77%/năm trong thời kỳ 1990-2000 và đạt 19,6%/năm trong giai đoạn 2000-2008 (bảng 2.8). Sự gia tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong thời gian qua cho thấy tiềm năng phát triển NTTS của Việt Nam là rất lớn [40].
Bảng 2.4: Tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản theo vùng lãnh thổ
Đơn vị tính: %
Đồng bằng sông Hồng | Đông Bắc | Tây Bắc | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | |
1995-2000 | 15,30 | 13,21 | 8,65 | 12,50 | 20,53 | 10,68 | 5,66 | 6,46 |
2001-2005 | 14,87 | 17,87 | 15,56 | 18,46 | 17,05 | 9,08 | 14,63 | 22,56 |
Đồng bằng sông Hồng | Đông Bắc | Tây Bắc | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | |
2006-2008 | 9,61 | 10,67 | 8,89 | 10,50 | 16,81 | 14,37 | -0,45 | 25,53 |
1995-2008 | 14,11 | 14,67 | 12,43 | 14,4 | 17,71 | 9,88 | 8,95 | 16,00 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản theo vùng lãnh thổ bình quân năm cả thời kỳ 1995-2008 lần lượt: Đồng bằng sông Hồng 14,11%; Đông Bắc 14,67%; Tây Bắc 12,43%; Bắc Trung Bộ 14,4%; Duyên hải Nam Trung Bộ 17,71%; Tây Nguyên 9,88%; Đông Nam Bộ 8,95%; Đồng bằng sông Cửu Long 16% (bảng 2.4) [40].
2.2.3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh năm 1994 tăng liên tục trong cả giai đoạn 1990-2008. Năm 2008, quy mô giá trị sản xuất toàn ngành thủy sản đạt 50.081,9 tỷ đồng, tăng gấp 6,16 lần so với năm 1990, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,62%/năm, tốc độ tăng liên tục, trong thời gian dài. Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 9,79%/năm; 9,1%/năm và 11,16%/năm lần lượt trong các thời kỳ 1991-1995, 1996-2000 và 2001-2005. Riêng 3 năm 2006-2008, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 9,15%/năm, chưa đạt mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2010 là 10,5%/năm [40].
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản qua các thời kỳ đều cao hơn từ 1,5-6 lần so với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khai thác thủy sản (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản, 1990-2008
(theo giá so sánh năm 1994)
Đơn vị tính: %
Tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản | Trong đó | ||
Khai thác | Nuôi trồng | ||
1991-1995 | 9,79 | 8,88 | 11,87 |
Tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản | Trong đó | ||
Khai thác | Nuôi trồng | ||
1996-2000 | 9,10 | 6,52 | 14,56 |
2001-2005 | 11,16 | 2,78 | 19,64 |
2006-2008 | 9,15 | 2,42 | 13,14 |
1990-2008 | 10,62 | 6,38 | 15,25 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
2.2.4. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm
Quy mô giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm theo giá so sánh năm 1994 của ngành Thủy sản tăng gần 1,5 lần từ 3.570 tỷ đồng năm 1990 lên 5.262 tỷ đồng năm 1995; Tốc độ tăng bình quân đạt 8,07%/năm trong giai đoạn 1990-1995, cao hơn tăng trưởng của nông nghiệp (4,43%/năm) và lâm nghiệp (-6,04%/năm); Thời kỳ 2001 - 2005, ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất đạt 8,12%/năm (nông nghiệp: 3,6% và lâm nghiệp: 0,76%). Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của lĩnh vực thủy sản trong khối Nông-Lâm-Thủy sản chi tiết thể hiện ở bảng 2.6 sau đây [40].
Bảng 2.6: Giá trị tăng thêm Nông-Lâm-Thủy sản, 1990-2008
(theo giá so sánh năm 1994)
Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm, % | |||
Nông nghiệp | Lâm nghiệp | Thủy sản | |
1990-1995 | 4,43 | -6,04 | 8,07 |
1996-2000 | 4,53 | 0,97 | 5,09 |
2001-2005 | 3,60 | 0,76 | 8,12 |
2006-2008 | 3,32 | 1,43 | 7,98 |
1990-2008 | 3,94 | -0,97 | 7,35 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
2.2.5. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản
Biểu đồ 2.3, thể hiện mức đóng góp của xuất khẩu thủy sản cho tốc độ tăng trưởng GDP qua các thời kỳ khá cao, đạt 22,55%/năm, 21,47%/năm, 20,07%/năm