VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ XÃ HỘI – HUD.VN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ XÃ HỘI – HUD.VN
Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ NGỌC
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học, kiến nghị và đề xuất của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Trường Giang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
7
1.1. Khái quát về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 7
1.2. Khái quát về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 15
1.3. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ... 17
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 25
1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp trong nước và bài học cho Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 28
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ XÃ HỘI – HUD.VN 34
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 34
2.2. Tình hình nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 38
2.3. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công
ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 41
2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công
ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 55
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT
TRIỂN NHÀ XÃ HỘI – HUD.VN 62
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 62
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 64
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 82
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | |
CBCNV | Cán bộ công nhân viên |
CĐ | Cao đẳng |
CLNNL | Chất lượng nguồn nhân lực |
CNH - HĐH | Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa |
CNKT | Công nhân kỹ thuật |
ĐH | Đại học |
DN | Doanh nghiệp |
KT - XH | Kinh tế - Xã hội |
LĐ | Lao động |
LĐPT | Lao động phổ thông |
NNL | Nguồn nhân lực |
QLKD | Quản lý kinh doanh |
SXKD | Sản xuất kinh doanh |
TNDN | Thu nhập doanh nghiệp |
VH | Văn hóa |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN - 2
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Tạo Điều Kiện Về Mặt Vật Chất Và Tinh Thần Để Người Lao Động Học Tập Nâng Cao Trình Độ
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty 35
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2020 37
Bảng 2.2: Biến động hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2020 37
Bảng 2.3: Số lượng lao động Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN từ năm 2017 - 2020 38
Bảng 2.4. Cơ cấu ngành nghề đào tạo của lao động công ty 39
Bảng 2.5: Hiện trạng nguồn nhân lực phân theo tính chất lao động tại Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 40
Bảng 2.6: Tình hình đào tạo qua các năm 41
Bảng 2.7: Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo 43
Bảng 2.8: Kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng tại Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 44
Bảng 2.9: Bậc thợ của công nhân kỹ thuật của Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN năm 2017 - 2020 45
Bảng 2.10: Nhận xét về hoạt động đào tạo và phát triển NNL trong Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 46
Bảng 2.11: Tình hình sức khỏe của người lao động Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN giai đoạn 2018 - 2020 48
Bảng 2.12: Tình hình chăm sóc sức khỏe người lao động của công ty 48
Bảng 2.13: Kinh phí đầu tư cho công tác bảo hộ lao động 50
Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả thi đua khen thưởng tại Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN 52
Bảng 2.15: Thống kê tình hình vi phạm kỷ luật lao động tại Công ty Cổ phần phát triển nhà xã hội – HUD.VN giai đoạn 2017 – 2020 54
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định tập trung “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Đây là nội dung được kế thừa và phát triển từ tất cả các kỳ đại hội Đảng. Điều đó cho thấy, nhân lực là vấn đề cực kỳ quan trọng trong tất cả các giai đoạn lịch sử…
Trong thời đại bùng nổ về công nghệ như hiện nay, các máy móc và trang thiết bị hiện đại với khả năng tự động hóa đang dần thay thế con người. Các công việc từ nặng nhọc, nguy hiểm hay các công việc đòi hỏi kĩ thuật, độ chính xác cao thì các máy móc trang thiết bị đều có thể xử lý một cách dễ dàng. Nhưng con người luôn luôn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu, ngày càng có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Một nền kinh tế dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của con người trong việc sử dụng các công nghệ đó và khả năng quản lý, điều hành nhằm phối hợp các nguồn lực theo mục tiêu và phương pháp tối ưu nhất. Nguồn nhân lực vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là nhân tố trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực là tài sản quý báu, là bộ phận cấu thành và quyết định hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh đang ngày càng diễn ra quyết liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ lao động lành nghề chất lượng cao. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung của phát triển bền vững và trở thành yêu cầu có tính chiến lược của tất cả các quốc gia. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và phát triển đất nước.
Một tổ chức lớn không chỉ lớn về số lượng, mà còn mạnh về “chất”. Yếu tố “chất” quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, của tổ chức. Ngược lại, một tổ chức hay doanh nghiệp có nhiều “chất” mà số lượng nhân viên ít, thì cũng không phát huy được hết sức mạnh của mình. Chính vì thế, phải kết hợp hài hòa giữa “ lượng và chất”, tạo lên sức mạnh giúp tổ chức, doanh nghiệp phát triển vững chắc và không ngừng vươn xa. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố phải đặt lên hàng đầu của mỗi quốc gia.