Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - 10

Ngoài ra, BV cần thường xuyên tổ chức các lớp học y đức cho cán bộ nhân viên trong đơn vị nhằm nâng cao ý thức, tác phong người thầy thuốc; uốn nắn, điều chỉnh hành vi ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh tạo cho họ có thói quen nhã nhặn, lịch sự, cảm thông và thân thiện với BN. Trong các buổi họp giao ban, lãnh đạo BV nên nhắc nhở nhân viên y tế trong việc thực hiện trách nhiệm của mình: chú ý phổ biến nội quy BV cho BN, giải thích cạn kẽ về tình trạng bệnh tật cũng như phương pháp điều trị cho người bệnh; thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong công tác KCB của BV; bình bầu các cá nhân tiêu biểu do hội đồng bệnh nhân bình chọn; có chế độ khen thưởng tuyên dương kịp thời đối với những cán bộ y bác sỹ có thành tích tốt; có các hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ nhân viên y tế vi phạm nội quy và y đức của BV nhằm tạo động lực cho các cán bộ nhân viên y tế có động lực để phấn đấu góp phần nâng cao chất lượng KCB vì sự hài lòng của người bệnh.

Căn cứ vào mức độ công việc của từng khoa phòng, BV sẽ bố trí các y bác sỹ và cán bộ điều dưỡng tham gia vào các khóa đào tạo. Chẳng hạn, đối với các khóa đào tạo “Quản lý chất lượng BV”, “Quản lý chất lượng theo ISO; 5S”, BV nên cử tối đa 10 đồng chí chịu trách nhiệm công tác quản trị BV tham gia. Tổng chi phí cho hai khóa đào tạo này là 30 và 25 triệu đồng. Nguồn kinh phí này sẽ lấy từ quỹ đào tạo & phát triển nguồn nhân lực của BV. Thời gian dự kiến đào tạo là 2 tuần sau khi Ban Giám đốc đồng ý phương án đào tạo đề xuất.

Xây dựng Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với bác sỹ trẻ có thâm niên công tác dưới 3 năm giai đoạn 2020-2025” theo đó có thể lên kế hoạch cho đối tượng là bác sỹ trẻ đi học tập luân phiên tại các khoa điều trị bệnh nhân theo các mặt bệnh khác nhau, kết hợp cử đi học ngoại viện theo các yêu cầu chuyên khoa khác nhau từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được yêu cầu về khám và chữa bệnh.

Cuối cùng, BV cần đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép cho BV có cơ chế tuyển dụng nhân sự riêng để BV có thể chủ động hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác chuyên môn tại đơn vị.

Thực hiện được biện pháp này sẽ mang đến cho BV nguồn nhân lực vững chuyên môn, có y đức và có khả năng giao tiếp, xử lý các tình huống tốt. Điều này sẽ góp phần cải thiện chất lượng KCB của BV trong thời gian tới.

3.3.4. Sử dụng đúng người đúng việc

Tại BV ĐK Đức Giang, có một thực trạng hiện nay là các bác sỹ kiêm cả các chức danh như trưởng phòng Công tác xã hội… Điều này đã làm hạn chế khả năng chuyên môn của cán bộ y tế do phải làm trái công việc chuyên môn trong khi nhiều bộ phận lại thiếu nhân lực đáp ứng nhu cầu KCB. Bởi vậy, trong thời gian tới BV cần tiếp tục rà soát lại nhân lực mình có để có thể bố trí cán bộ nhân viên một cách phù hợp giúp họ phát huy tối đa khả năng chuyên môn; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để giữ nhân lực và thu hút người tài về đơn vị, đồng thời khuyến khích được sự nhiệt tình của họ trong qua trình phục vụ người bệnh. Làm được điều này, BN sẽ đánh giá cao chất lượng KCB của BV và hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn khám và điều trị tại đơn vị.

3.3.5. Cải thiện cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh y tế

Sự hạn hẹp về cơ sở vật chất đã làm hạn chế việc nâng cao chất lượng KCB tại BV ĐK Đức Giang. Để giải quyết vấn đề này, BV cần tiếp tục phát huy thuận lợi về xã hội hóa y tế của mình, đầu tư xây dựng thêm các khu điều trị, mua sắm trang thiết bị máy móc y tế hiện đại phục vụ cho công tác KCB tại đơn vị. Lắp đặt phần mềm quản lý BV. Tại mỗi hành lang phòng khám, BV cần tăng cường ghế chờ, lắp đặt máy thu hình phục vụ cho BN chờ khám hoặc người nhà BN đi cùng, điều này giúp BN và người nhà BN cảm thấy thời gian phải chờ đợi ngắn lại và cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn. Tại mỗi cửa phòng khám, BV nên lắp đặt bảng điện tử hiển thị số thứ tự của người khám, điều này giúp BN dễ dàng

theo dõi lượt khám của mình hơn, tránh tình trạng phấp phỏm chờ đợi khi chờ khám do không nghe rõ hoặc lơ đãng để qua lượt khám.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Về điều kiện vệ sinh y tế, hiện tại BV ĐK Đức Giang đang ký kết hợp đồng vệ sinh BV với một công ty vệ sinh bên ngoài. Nhiều bệnh nhân tỏ ra không hài lòng với điều kiện vệ sinh tại BV, đặc biệt là ở các khu nhà vệ sinh dành cho BN. Bởi vậy, BV nên có những kiến nghị phản hồi với đơn vị thực hiện công tác vệ sinh cho đơn vị, yêu cầu thu gom rác thải y tế, rác sinh hoạt thường xuyên tại các phòng điều trị, thu gom rác thải của toàn bộ BV từ hai đến ba lần/ngày. Tẩy trùng thường xuyên các khu vực điều trị tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, làm giảm tác dụng điều trị.

3.3.6. Thường xuyên lắng nghe các ý kiến đóng góp của người bệnh và nhân viên y tế

Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - 10

Bệnh viện cần cải thiện cách tiếp cận nâng cao chất lượng dịch vụ KCB là lấy người bệnh là trung tâm. Người bệnh có thể nâng cao chất lượng dịch vụ KCB qua cá hình thức:

- Điều tra, phản hồi khiếu nại hoặc trao đổi trực tiếp với cán bộ y tế về chất lượng dịch vụ mà họ đang được tiếp cận.

- Chia sẻ các trải nghiệm trong quá trình KCB giúp cải thiện chất lượng dịch vụ.

- Tham gia tư vấn, hợp tác trong xây dựng kế hoạch cải thiện các hoạt động KCB.

Để giúp cho người bệnh dễ dàng tham giá vào việc đánh giá các dịch vụ KCB, bệnh viện cần:

- Thiết lập đường dây nóng, có người trực 24/24 giờ để tiếp nhận ý kiến của người bệnh, người nhà người bệnh để kịp thời chấn chỉnh các sai sót trong hoạt động KCB.

- Nên đặt hòm thư góp ý trong bệnh viện, có tổ kiểm tra số lần mở hòm thư, chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến phản hồi của người bệnh

- Xây dựng Hội đồng người bệnh, qua đây người bệnh có thể đóng góp ý kiến về các dịch vụ KCB và chăm sóc phục vụ người bệnh tại bện viện. Chủ tịch Hội đồng người bệnh có trách nhiệm thu thập ý kiến của người bệnh để phản ánh cho đại diện của bệnh viện. Lãnh đạo bệnh viện sẽ giải trình các thắc mắc và sử dụng thông tin thu được điều chỉnh hoạt động bệnh viện.

- Bệnh viện cần có bộ phận chuyên kiểm tra, đôn đốc, có hình thức kỉ luật đối với những nhân viên có hành vi không tôn trọng bệnh nhân, thiếu nhiệt tình trong chăm sóc bệnh nhân hay có những hành vi tiêu cực khác.

- Hàng năm, phải thực hiện điều tra, đánh giá về mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ KCB tại bệnh viện.

3.3.7. Liên doanh, liên kết đối với các Hội, bệnh viện chuyên khoa, các doanh nghiệp

Bệnh viện cần ưu tiên liên kết với các Hội chuyên ngành nhằm cập nhật liên tục những tiến bộ mới nhất về y học, tăng cường đào tạo mới và ứng dụng những kỹ thuật mới; lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh phù hợp cùng đầu tư thiết bị chuyên môn để giải quyết vấn đề về vốn và tiếp thu khoa học quản lý, công nghệ kỹ thuật, tác phong làm việc, tiếp thu tư duy mới trong quản trị, điều hành; tăng cường quan hệ với các bệnh viện chuyên khoa để phối hợp tốt chuyên môn, đào tạo lại, đào tạo mới.

Mọi cán bộ, viên chức bệnh viện cần tôn trọng nguyên tắc “người đến trước được phục vụ trước” trừ khi có cấp cứu; các Điều dưỡng trưởng cần đảm bảo công bằng trong việc bố trí buồng bệnh/giường bệnh cho người bệnh; các bác sĩ trưởng khoa cần đảm bảo công bằng trong việc bố trí bác sỹ có tay nghề để giải quyết các kỹ thuật phức tạp cho người bệnh mà không bị phân biệt bởi khả năng chi trả của người bệnh. Đối với những người bệnh có bảo hiểm, cán bộ y tế cần giải thích công khai cho người bệnh những dịch vụ bảo hiểm y tế không chi trả để người bệnh lựa chọn; những hạn chế về bảo hiểm y tế thường làm cho người bệnh trút sự khó chịu lên cán bộ y tế và mặc cảm về sự nhiệt tình của cán bộ y tế chứ không phải cơ quan bảo hiểm y tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Bệnh viện đa khoa Đức Giang trong thời gian tới sẽ phát triển theo định hướng từng bước hiện đại, hoàn chỉnh về quy mô giường bệnh, trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức bộ máy phù hợp với bệnh viện hạng I. Đồng thời, Bệnh viện cũng không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn và các vùng lân cận. Với mô hình Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoàn chỉnh, chú trọng phát triển hệ ngoại sản, hệ nội và hệ cận lâm sàng, Bệnh viện đã không ngừng cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ, dược sỹ đặc biệt là các bác sỹ trẻ tại bệnh viện. Các giải pháp cụ thể được đưa ra để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đến năm 2025 bao gồm:

- Cải cách thủ tục hành chính và quy trình KCB của bệnh viện;

- Xây dựng chi tiết các tiêu chuẩn phục vụ đối với từng khoa, phòng;

- Đào tạo và phát triển bác sỹ trẻ có y đức và chuyên môn lành nghề;

- Sử dụng đúng người đúng việc;

- Cải thiện cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh y tế;

- Thường xuyên lắng nghe các ý kiến đóng góp của người bệnh và nhân viên y tế;

- Liên doanh, liên kết đối với các Hội, bệnh viện chuyên khoa, các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng KCB là nhiệm vụ của ngành y tế Việt Nam nói chung và của BV ĐK Đức Giang nói riêng. Thực hiện tốt mục tiêu này là góp phần thực hiện đồng bộ các chủ chương nhân văn đúng đắn của Đảng và nhà nước: chăm lo cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xóa bỏ dần sự chệnh lệch phúc lợi xã hội giữa các vùng miền trong cả nước, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe và thể chất cho nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng KCB tại BV ĐK Đức Giang giúp hiểu rõ thực trạng, thuận lợi khó khăn của việc nâng cao công tác KCB hiện nay của ngành y tế nói chung và của BV ĐK Đức Giang nói riêng. Để có thể vượt qua khó khăn, nắm bắt thuận lợi thực hiện thành công các mục tiêu đề ra thì kế hoạch hành động cần sự phối hợp từ nhiều phía

Luận văn “Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang” đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, Trình bày được những cơ sở lý luận về chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện;.

Thứ hai, Đánh giá thực trạng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang giai đoạn 2018 – 2020. Từ đó so sánh, phân tích, đánh giá, đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế.

Thứ ba, Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đến năm 2025.

Do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, nên luận văn của tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Thị Thu Hương (2009), Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa Tiên Du, Bắc Ninh, luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.

2. Chương trình hành động quốc gia nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn đến năm 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4276/QĐ-BYT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

3. Đào Minh Hoằng, 2015, “chất lượng dịch vụ của chuỗi nhà hàng hội quán Ghita” luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội,

4. Điều 2 của luật Số 40/2009/QH12 của Quốc hội : luật khám, chữa bệnh.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (TẬP 1 + TẬP 2), Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008.

6. Luật Khám chữa bệnh và những quy định mới đối với người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh (2010).

7. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình quản trị chiến lược, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Ngô Hạnh Phúc (2012), Giáo trình quản lý chất lượng, Nxb Khoa học Kỹ thuật.

9. Nguyễn Đình Phan (2002), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nguyên lý Marketing, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn ĐìnhThọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Huy Phong, Phạm Thị Ngọc Thúy (2007), SERQUAL hay SERVERF – một nghiên cứu so sánh trong ngành siêu thị bán lẻ Việt Nam, tạp chí phát triển KH & CN, tập 10 số 8.

13. Nguyễn M.T & Ha T. Q (2008), xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows – Khoa quản trị kinh doanh - Trung tâm đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Thị Cành (2017), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2016), Giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội,

16. Nguyễn Xuân Lãn, Phạn Thị Lan Hương, Đường Thị Liên Hà (2018), Hành vi người tiêu dùng, Nhà xuất bản Tài chính.

17. Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Quốc Hưng, Nguyễn Quyết (2010), Nghiên cứu định lượng kinh doanh và tiếp thị, Nxb Giao thông vận tải.

18. Nhóm thực hiện trường Đại học An Giang, Khoa kinh tế quản trị kinh doanh, 6/2014 - chuyên đề năm 3“Đo Lường Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Y Tế Của Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang - Thành Phố Long Xuyên”.

19. Nhữ Ngọc Thanh, “ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng của bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Hải Dương” luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, 2016.

20. Phạm Thị Mận, Nghiên cứu” ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đến sự hài lòng của bệnh nhân tại bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa” .

21. Phùng Thị Hồng Hà, Trần Thị Thu Hiền, trường Đại họ kinh tế, Đại học Huế “Đánh gíá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Việt Nam – Cuba – Đồng Hới – Quảng Bình” bài báo đăng trên Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3 năm 2012.

22. Trần Đăng Khoa, “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011”, luận án tiến sĩ chuyên ngành y tế công cộng năm 2013.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023