Kinh Nghiệm Nâng Cao Đội Ngũ Công Chức Tại Cơ Quanbộ Nội Vụ


Xây dựng hệ thống các quy định về sử dụng công chức Bộ Tài chính trên cơ sở thực tài, năng lực thực tế giải quyết công việc và kết quả thực hiện công việc. Từng bước triển khai mỗi vị trí công việc phải có mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện công việc.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm công chức, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cũng như làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt.

Thứ tư, đổi mới công tác tuyển dụng công chức.

Công tác tuyển dụng công chức cần tiếp tục đổi mới theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn được người có đức, có tài vào làm việc trong ngành Tài chính. Thực hiện tốt chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Bộ Tài chính cũng như ở các Vụ, Cục, Tổng cục và tương đương thuộc Bộ. Công tác tuyển dụng cần đảm bảo các nguyên tắc:

(i) Dựa trên yêu cầu của công việc;

(ii) Tuân thủ những quy định của Nhà nước, phù hợp với định hướng lãnh đạo của Đảng trong từng thời kỳ;

(iii) Đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống ngành tài chính về phương pháp, cách thức tiến hành tuyển chọn công chức.

Thứ năm, đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng công chức.

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Bộ Tài chính theo hướng hiệu quả thiết thực. Có 4 nội dung quan trọng cần được chú trọng cải cách:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

(i) Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo - Lập kế hoạch đào tạo - Tổ chức đào tạo - Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ;


Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng - 8

(ii) Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về phương pháp đào tạo. Tập trung xây dựng những nhóm giáo viên giỏi có chuyên môn sâu đạt trình độ khu vực và quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm;

(iii) Xây dựng phát triển cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngang tầm khu vực, có đủ các điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu vực và trên thế giới;

(iv) Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đi trước một bước. Các chính sách cần phải “mở” để đào tạo, bồi dưỡng không bị hạn chế bởi các quy định rườm rà trong thực hiện đổi mới phương pháp, đổi mới nội dung chương trình và khuyến khích giáo viên sáng tạo trong giảng dạy.

1.5.1.2. Kinh nghiệm nâng cao đội ngũ công chức tại Cơ quanBộ Nội vụ

Qua trao đổi, tìm hiểu nhận thấy Bộ Nội vụ có được đội ngũ công chức mạnh cả về số lượng và chất lượng như hiện nay thì Bộ Nội vụ cũng phải trải qua một giai đoạn tìm tòi nghiên cứu, đồng thời phải quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong một thời gian dài, đó cũng là kinh nghiệm khi trao đổi làm việc với Bộ Nội vụ:

Một là, người đứng đầu cơ quan về nâng cao ĐNCC, người trực tiếp sử dụng CC cần nhận thức sâu sắc và đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng, các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, quy trình của nâng cao ĐNCC; xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNCC phải là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và tập trung thực hiện quyết liệt, được cụ thể hóa thành văn bản chỉ đạo.

Hai là, muốn nâng cao được ĐNCC về ngành đảm đương được nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước... trước hết, phải làm tốt công tác quy hoạch, đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng ĐNCC có chất lượng. Quy hoạch phải trên cơ sở quán triệt đầy đủ và sâu sắc các quan điểm của đảng, đồng thời phù hợp với những điều kiện thực tiễn, trong vấn đề này, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng.


Ba là, coi trọng công tác tạo nguồn, tuyển dụng và chính sách, chế độ với CCcần quan tâm tạo bước đột phá trong công tác tạo nguồn CC, xây dựng kế hoạch cụ thể thông qua các chính sách đào tạo CC, ưu tiên đào tạo trình độ trên đại học cả trong và ngoài nước; đổi mới công tác tuyển dụng CC theo hướng thi tuyển theo chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp phòng và tương đương.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Cơ quan Bộ Xây dựng

Quakinh nghiệm đơn vị bạn trong việc nâng cao ĐNCC, có thể thấy một số bài học kinh nghiệm mà Cơ quan Bộ Xây dựng có thể áp dụng:

Một là: Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc đánh giá trách nhiệm người đứng đầu hàng năm. Trong đó, đưa các nội dung: Tiến độ và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức;thực hiện thời gian làm việc; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; đánh giá xếp loại công chức vào tiêu chí đánh giá trách nhiệm lãnh đạo đơn vị hàng năm.

Hai là: Nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ, công chức:

Trước mắt cần rà soát, đánh giá sâu về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và vị trí chức danh còn thiếu để có lộ trình sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức; giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế đảm bảo đúng quy định. Đồng thời, nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ, công chức. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế, thực hiện dân chủ, công khai minh bạch, khách quan, đúng quy định. Trình độ chuyên môn, có chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm, có chính sách thu hút đối với người có năng lực chuyên môn cao.

Ba là, Thực hiện tốt công tác quy hoạch, sử dụng, gắn đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Quy hoạch cán bộ chủ chốt đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình, dân chủ, công khai; rõ đối tượng, đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn và cơ cấu. Đặc biệt quan tâm lựa chọn cán bộ để quy hoạch và sử dụng trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, năng lực thực tiễn và kết quả đánh giá cán bộ, công chức.


Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng; đưa những chuyên ngành, lĩnh vực công việc hiện nay ở cơ sở còn yếu vào bồi dưỡng như: Kiến thức pháp luật mới, quản lý kinh tế, đất đai, hành chính công, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, vận động quần chúng, giải phóng mặt bằng, đơn thư...

Bốn là: Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ

Tiếp tục thực hiệnviệc kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ, duy trì làm việc theo quy chế. Thực hiện thí điểm việc chấm công tại một số đơn vị kết hợp với việc tăng cường kiểm tra đột xuất công vụ để xem xét, đánh giá kết quả thực hiện công vụ; cùng với đó là thực hiện chế độ khen thưởng động viên người làm tốt và xem xét, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Năm là: Tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức nhằm từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ.

Việc điều động, luân chuyển lãnh đạo các phòng, ban về giữ các chức danh chủ chốt; đồng thời rà soát lựa chọn những cán bộ, công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có phẩm chất, năng lực, thành tích trong công tác luân chuyển.

Sáu là:Có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập, rèn luyện để nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ như hỗ trợ kinh phí học tập, tổ chức kiểm tra sát hạch công chức, kết hợp với khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người dân về thái độ, tinh thần phục vụ, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ công chức cho việc quy hoạch, sử dụng và giải quyết chính sách tinh giản biên chế, thôi việc.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã đi vào phân tích mấy một số nội dung lớn như sau:

Đưa ra các khái niệm cơ bản về công chức, đội ngũ công chức, về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cùng các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực.

Nghiên cứu, phân tích các nhân tố (khách quan và chủ quan) ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.

Trong chương này, tác giả đã trình bày cụ thể nội dung của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cơ quan Bộ Xây dựng, các hoạt động để nâng cao, đồng thời tác giả đã nghiên cứu về thể lực, trí lực, tâm lực và hợp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực vàqua một số Cơ quan Bộ khác, trên cơ sở đó Cơ quan Bộ Xây dựng đã đưa ra bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng CBCC. Trên cơ sở đó làm tiền đề để tác giả đưa ra các thực trạng ở chương 2.


Chương 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI CƠ QUAN BỘ XÂY DỰNG

2.1. Khái quát về Cơ quan Bộ Xây dựng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cơ quan Bộ Xây dựng là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành xây dựng. Ngay sau ngày giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác đã chỉ ra nhiệm vụ “kháng chiến kiến quốc” là nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Bác ký sắc lệnh số 50 ngày 13 tháng 4 năm 1946, tổ chức Bộ Giao thông công chính, nêu nhiệm vụ của Ty Kiến thiết đô thị và kiến trúc (Tiền thân của bộ là Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 5, ngày 20 tháng 9 năm 1955 thành lập) là: “Tu chỉnh và kiến thiết các đô thị và thôn quê: lập bản đồ và chương trình tu chỉnh và mở mang các đô thị; lập bản đồ và chương trình tu chỉnh các vùng thôn quê. Kiểm soát công việc xây dựng công thự, công viên hay tư thất ở các thành phố: hoạ kiểu hay duyệt y các kiểu công thự, công viên ở các đô thị lớn; xét các kiểu nhà và kiểm soát công việc kiến trúc của tư gia ở các đô thị. Duy trì và bảo tồn nền kiến trúc cổ của Việt Nam; nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nghiên cứu và khởi thảo các luật lệ về kiến trúc”.

Ngày 29/4/1958, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa I, Bộ Kiến trúc, nay là Bộ Xây Dựng đã được thành lập để thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kiến thiết cơ bản, nhà đất và sản xuất vật liệu xây dựng. Nghị định số 177-HĐBT ngày 18/10/1982 về phân ngành kinh tế quốc dân, đã xác định ngành xây dựng là ngành kinh tế quốc dân cấp một. Nghị định 75/CP ngày 23/10/1993 xác định


ngành xây dựng thuộc cơ cấu công nghiệp, là ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế quốc dân.

Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng đã giao cho Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà và công sở, công trình công cộng và kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị - nông thôn trong cả nước.

Nghị định 36/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003, Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về 5 lĩnh vực: quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn; quản lý hoạt động xây dựng; quản lý và phát triển vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng; quản lý phát triển nhà và công sở; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên phạm vi cả nước; ngoài ra, còn thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.

Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008, Bộ Xây Dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về 7 lĩnh vực: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; ngoài ra còn thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Cùng với sự phát triển của đất nước, hiện tại Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện


chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Bộ Xây dựng có các đơn vị gồm:

Tổ chức Cơ quan Bộ Xây dựng gồm Lãnh đạo Bộ và các đơn vị chuyên môn:

1-Vụ Quy hoạch - Kiến trúc; 2- Vụ Vật liệu xây dựng;

3- Vụ Khoa học công nghệ và môi trường;

4- Vụ Kế hoạch - Tài chính (gồm 3 phòng: Phòng Đầu tư; Phòng Tổng hợp; Phòng tài chính);

5- Vụ Quản lý doanh nghiệp; 6- Vụ Pháp chế;

7- Vụ Hợp tác quốc tế; 8- Vụ Tổ chức cán bộ;

9- Văn phòng (gồm 8 phòng: (1) Phòng Hành chính, tổ chức; (2) Phòng Tổng hợp; (3) Phòng tài vụ; (4) Phòng Lưu trữ; (5) Phòng Truyển thông; (6) Phòng Quản trị; (7) Đội xe; (8) Phòng Bảo vệ);

10- Thanh tra (gồm 8 phòng: (1) Phòng Tổng hợp; (2) Phòng Thanh tra xây dựng 1; (3) Phòng Thanh tra xây dựng 2; (4) Phòng Thanh tra xây dựng 3; (5) Phòng giải quyết khiếu nại tố cáo; (6) Phòng chống tham nhũng; (7) Phòng tiếp công dân; (8) Văn phòng 2);

11- Cục Kinh tế xây dựng (gồm 3 phòng: (1) Văn phòng; (2) Phòng Dự án xây dựng; (3) Phòng Khảo sát thiết kế xây dựng) và 01 Trung tâm;

12- Cục Quản lý hoạt động xây dựng (gồm 4 phòng: (1) Văn phòng; (2) Phòng Dự án xây dựng; (3) Phòng Khảo sát thiết kế xây dựng; (4) Phòng An toàn lao động)và 01 Trung tâm;

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí