Các Chương Trình Ưu Đãi Của Dịch Vụ Cho Vay Kinh Doanh


Đến năm 2014 chi nhánh có mạnh lưới gồm 6 phòng giao dịch (PGD) tăng hơn so với năm 2012 là 1 PGD, trong đó có 5 PGD loại 1 và 1 PGD loại 2 được trang cấp đầy đủ về cơ sở vật chất để đảm bảo phục vụ hoạt động. Trong đó có các PGD vẫn còn thuê tạm như PGD Chợ Đông Hà, PGD Khe Sanh, PGD Bến Hải, PGD Thị xã Quảng Trị. Chi nhánh đã hoàn thiện các thủ tục mua đất và thủ tục xin cấp phép xây dựng và đang chờ phê duyệt vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Về phần mềm phục vụ công tác cho vay kinh doanh năm 2012, 2013 chỉ sử dụng phần mềm INCAS để tác nghiệp cho vay. Đến năm 2014 chi nhánh áp dụng hệ thống phê duyệt tín dụng thứ hai là Loan Origination Sytems (LOS) nhằm hiện đại hoá công tác phê duyệt cho vay tiết kiệm thời gian nâng cao chất lượng thẩm định và giải quyết nhanh chóng hồ sơ cho khách hàng. Đây là một trong những bước thay đổi trong phê duyệt cho vay của hệ thống Vietinbank trong tiến trình đổi mới.

2.2.6. Quy trình cho vay kinh doanh

1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:

- CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết.

- Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo Trưởng phòng tín dụng (TPTD) hoặc người được ủy quyền và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ.

2. Thẩm định các điều kiện vay vốn:

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn, bao gồm: Hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra mục đích vay vốn.

- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư.

- Kiểm tra xác minh thông tin về khách hàng và phương án vay vốn/ dự án đầu tư qua các nguồn sau: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại

NHCT, trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN (CIC), các đối tác làm ăn, và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương), các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/ trước đó đã vay vốn.

- Phân tích ngành: CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về ngành mà phương án vay vốn/ dự án đầu tư thực hiện.

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong DN, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.

- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt: CBTD tiến hành tính toán lãi phí và/ hoặc các lợi ích có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt.

- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

3. Xác định phương thức cho vay:

- Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với các đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của NHCV.

4. Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay:

- CBTD cùng TPTD (hoặc người được ủy quyền) phối hợp với phòng/ bộ phận phụ trách nguồn vốn để cân đối nguồn vốn đối với những khoản vay lớn.

- CBTD tổng hợp số liệu để tính toán và xác định mức lãi suất có thể áp dụng cho khoản vay.

- CBTD cùng TPTD (hoặc người được ủy quyền) phối hợp với bộ phận Thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán...đối với những khoản vay để thanh toán với nước ngoài.

5. Lập tờ trình thẩm định cho vay:

- Tùy theo từng phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư cụ thể, CBTD chọn lựa linh hoạt những nội dụng chính, cần thiết có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để đưa vào tờ trình thẩm định.

6. Tái thẩm định khoản vay:

- Tổng giám đốc NHCT VN quy định giá trị khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ.

7. Trình duyệt khoản vay:

- Theo từng trường hợp: không qua HĐTD cơ sơ hoặc phải qua HĐTD cơ sở.

8. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ:

- CBTD soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình TPTD (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra.

- TPTD kiểm tra và ký tắt vào tất cả các trang của các hợp đồng này để trình Giám đốc NHCV (hoặc người được ủy quyền).

- Giám đốc NHCV (hoặc người được ủy quyền) chỉ được ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi nội dung của các hợp đồng này tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật và NHCT VN.

- Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và TSBĐ.

- Kiểm tra giấy tờ sau khi ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.

9. Giải ngân:

- CBTD phối hợp với các bộ phận có liên quan thực hiện giải ngân theo hướng dẫn.

10. Kiểm tra, giám sát khoản vay:

- NHCT VN quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.

11. Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh

12. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay

13. Giải chấp tài sản bảo đảm

14. Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay

2.2.7. Các chương trình ưu đãi của dịch vụ cho vay kinh doanh


Bảng 2.17: Tình hình các chương trình ưu đãi của dịch vụ CVKD tại Chi nhánh giai đoạn 2012-2014


So sánh


STT Tiêu chí Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013



+/-

%

+/-

%

Chương trình ưu đãi

1 Số lần

2

3

4

1

50

1

33

Chương trình tri ân

2 Số lần


1


1


1


0


0


0


0

Chương trình quà

3 Số lần


-


-


1


0



1


Tặng quà khách hàng

4 nhân dịp sinh nhật, lễ Khách hàng


500


650


830


150


30


180


28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Trị - 10

lãi suất khách hàng

tặng khách hàng vay


Tết


(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietinbank Quảng Trị)


65


Trong năm 2014 số chương trình ưu đãi lãi suất là 4 chương trình tăng hơn so với năm 2013 là 1 chương trình. Các chương trình Lãi vàng đón lộc xuân, Chung tay vượt khó, Chung sức Thành công và Kết nối KHDN tiềm năng đã được áp dụng rộng rãi cho các khách hàng nhằm hỗ trợ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

Chương trình tri ân khách hàng chi nhánh tổ chức định kỳ thường xuyên một năm 1 lần vào dịp trước Tết Nguyên Đán để tri ân khách hàng đã giao dịch và luôn đồng hành cùng với Vietinbank.

Năm 2014 là năm có thay đổi trong chương trình tặng quà khách hàng vay, những năm trước đây chi nhánh chủ yếu tập trung công tác tặng quà cho khách hàng khi giao dịch tiền gửi. Nhưng năm 2014 theo chính sách chung của hệ thống chi nhánh đã áp dụng chương trình tặng quà cho khách hàng tiền vay căn cứ trên số tiền giải ngân tại thời điểm nhận nợ.

Về tặng quà khách hàng nhân dịp lễ, Tết năm 2014 tăng so với năm 2013 180 khách hàng tương ứng với tốc độ tăng 28%. Đây cũng là dấu hiệu tích cực trong công tác cho vay nhằm duy trì được các khách hàng tốt hiện hữu và phát triển thêm các khách hàng mới.

2.2.8. Tình hình kiểm tra giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo

*Tình hình kiểm tra giám sát CVKD


66


Bảng 2.18: Tình hình kiểm tra giám sát CVKD tại Chi nhánh giai đoạn 2012-2014


So sánh

Tiêu chí Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014


2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %


1. Số lần kiểm tra của NHCT Việt Nam

1

1

2

0

0

1

100

- Số lượng hồ sơ kiểm tra cho vay kinh doanh

300

350

400

50

17

50

14

- Số hồ sơ phát hiện sai sót

200

180

170

-20

-10

-10

-6

2. Số lần kiểm tra giám sát của chi nhánh

12

15

20

3

25

5

33

- Số lượng hồ sơ kiểm tra cho vay kinh doanh

1.000

1.150

1.200

150

15

50

4

- Số hồ sơ phát hiện sai sót

350

298

270

-52

-15

-28

-9

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietinbank Quảng Trị)


67

Qua bảng số liệu 2.18 cho thấy: công tác kiểm tra giám sát hoạt động cho vay kinh doanh của NHCT Việt Nam được thực hiện định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần, đây là đợt kiểm tra toàn diện chi nhánh trong đó tập trung vào hoạt động tín dụng là chủ yếu. Năm 2014 số lần kiểm tra của NHCT Việt Nam là 2 lần tăng hơn so với năm 2012 và 2013. Và qua các đợt kiểm tra thì số lượng các lỗi sai sót đã giảm trong khi tỷ lệ hồ sơ kiểm tra tăng lên cho thấy chi nhánh đã chủ động hạn chế các sai sót trước trong và sau khi cho vay, đây cũng là cách để giảm thiểu rủi ro cho vay một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó chi nhánh cũng thường xuyên giám sát hoạt động của các phòng tổ trong chi nhánh cụ thể định kỳ tối thiểu 1 tháng 1 lần Giám đốc chi nhánh thành lập tổ kiểm tra nội bộ để thực hiện công tác cho vay, trong đó tỷ lệ hồ sơ cho vay kinh doanh được kiểm tra chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên. Qua đó cũng phát hiện sai sót và chi nhánh chủ động khắc phục sửa chữa, hoàn thiện để phòng chống rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

*Tình hình khiếu nại, phản ánh ý kiến của khách hàng


68


Bảng 2.19: Tình hình khiếu nại, phản ánh ý kiến của khách hàng liên quan đến CVKD tại Chi nhánh giai đoạn

2012-2014

Đơn vị tính: Số vụ việc


So sánh


Tiêu chí Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %


Khiếu nại

2

1

0

-1

-50

-1

-100

Phản ánh ý kiến

13

17

21

4

31

4

24

Xử lý khiếu nại, phản ánh ý kiến

15

18

21

3

20

3

17

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietinbank Quảng Trị)


69

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023