Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 8


triển khai rộng rãi hơn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ, tăng khả năng thích ứng với các trang thiết bị và công nghệ mới.

2.4. Từng bước triển khai và áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định các dự án đầu tư

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay găt và đầy biến động như hiện nay thì Ngân hàng cần phải quan tâm thích đáng đến việc ứng dụng các công nghệ phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định dự án đầu tư.

2.5. Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng yêu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư .

Thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng như phần lớn các NHTM Việt Nam hiện nay mới chỉ quan tâm chủ yếu đến phần thẩm định nội dung tài chính của DAĐT mà chưa tiến hành phân tích và thẩm định một cách đầy đủ nội dung về thị trường, về kỹ thuật của dự án.

Một thực tế hiện nay là phần lớn cán bộ làm công tác tín dụng nói chung đều được đào tạo ở các trường thuộc khối kinh tế, do đó khả năng nắm bắt các vấn đề thị trường, kỹ thuật sẽ gặp những khó khăn nhất định, nhất là đối với việc tài trợ các dự án lớn công tác nghiên cứu về thị trường và kỹ thuật rất chuyên sâu và phức tạp đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao. Vì thế xin đưa ra một giải pháp mang tính khả thi đó là ngân hàng cần tạo lập mối quan hệ với các chuyên gia kỹ thuật - công nghệ hàng đầu của các Viện nghiên cứu, các trường Đại học...để từ đó, khi có nhu cầu thẩm định các nội dung thị trường, kỹ thuật... mang tính chuyên sâu, ngân hàng có thể thuê các chuyên gia này tiến hành thẩm định. Như vậy, với kiến thức chuyên môn của mình, chắc chắn các kết luận của các chuyên gia sẽ có độ tin cậy cao đảm bảo chất lượng thông tin tư vấn cho quyết định tài trợ dự án của ngân hàng. Mô hình trên đây thực tế đã được áp dụng ở các NHTM tại hầu hết các nước tiên tiến theo kinh tế thị trường. Tuy nhiên để công tác tư vấn nói trên đạt hiệu quả cao thì hoạt động này cần được đưa vào một khung pháp lý chắc chắn.


2.6. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cần chủ động hơn nữa trong

việc tìm kiếm dự án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Ngân hàng có thể và cần chủ động cùng các chủ doanh nghiệp căn cứ vào các thông tin định hướng về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, thông tin về thị trường... để cùng nhau xây dựng các phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tránh hiện tượng ngân hàng thụ động chỉ ngồi chờ doanh nghiệp đến xin vay vốn. Bởi trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như sự cạnh tranh giữa các NHTM là rất gay gắt. Việc NHTM cùng doanh nghiệp tìm phương án vay vốn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh, đồng thời ngân hàng có được tính chủ động trong việc nắm bắt các thông tin về dự án ngay từ những bước đầu...Điều này sẽ tạo cơ sở thuận lợi trong công tác thẩm định và phân tích rủi ro dự án cũng như khả năng ngân hàng chủ động về tạo lập các nguồn vốn tài trợ cho dự án.

3. Một số kiến nghị

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 8

3.1. Những kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

3.1.1. Vấn đề nắm bắt thông tin kinh tế xã hội và định hướng cho các

ngân hàng chi nhánh

Ngân hàng Công thương trên địa bàn Tỉnh, Thành phố cần nắm vững phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương mình. Qua đó tư vấn cho các ngân hàng trên địa bàn đầu tư vốn cho các dự án của các doanh nghiệp sao cho đúng hướng, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư và thu hồi vốn đúng hạn.

3.1.2. Thu thập và xử lý các thông tin tín dụng, thông tin về doanh nghiệp

Ngân hàng Công thương cần mở rộng phạm vi và nội dung của thông tin tín dụng trên địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các ngân hàng về các doanh nghiệp, giúp cho các chi nhánh có những thông tin cần thiết để thẩm định và phân tích rủi ro trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế để các ngân hàng chi nhánh cung cấp đầy đủ chính xác. Từng bước thu thập và xử lý các thông tin về doanh nghiệp, tiến hành sắp xếp, cho điểm và phân loại đối với các doanh nghiệp để lấy đó làm cơ sở cho các NH tham khảo khi triển khai


hoạt động thẩm định, phân tích rủi ro dự án trước khi tiến hành tài trợ. Đối với bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng thuộc chi nhánh của Ngân hàng công thương cũng cần được củng cố và thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết cho các chi nhánh của mình.

3.1.3. Hướng dẫn thống nhất về nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các ngân hàng thương mại và tổng kết kinh nghiệm.

Ngân hàng Công thương Việt Nam cần sớm ban hành một tài liệu hướng dẫn chung cho các Ngân hàng công thương trên địa bàn tỉnh, thành phố và địa phương về nội dung và quy trình thẩm định một DAĐT...Trên cơ sở sự kết hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môi trường... sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt nam hiện nay đồng thời, đảm bảo được đúng thông lệ quốc tế.

Sau từng thời kỳ, ngân hàng Công thương Việt Nam cần tổ chức những hội nghị tổng kết việc đầu tư của các ngân hàng công thương vào từng lĩnh vực, từng nghành nghề trong nền kinh tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và góp phần định hướng đầu tư trong thời gian tiếp theo. Tránh hiện tượng đầu tư tràn lan theo phong trào hoặc theo ý chí chủ quan của một số người mà không tính đến các yếu tố khách quan của thị trường, đến quan hệ cung cầu...Dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được trong thời gian vừa qua như các dự án xi-măng , bia ( địa phương ), vật liệu xây dựng, đường mía....làm cho vốn vay ngân hàng khó hoặc không thể hoàn trả được, đó chính là một trong những nguyên nhân sâu xa gây rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

3.2. Những kiến nghị đối với Nhà Nước

3.2.1. Về quy hoạch tổng thể nền kinh tế:

Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. quy hoạch tổng thể này sẽ tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp, phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai hướng của NHTM.


3.2.2. Về vấn đề thực hiện chế độ kế toán thống kê:

Nhà nước cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiên nghiêm túc chế độ kế toán thông kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp NHTM trong việc phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, qua đó có cơ sở phòng ngừa rủi ro tín dụng.

3.2.3. Củng cố các cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn:

Nhà nước cần củng cố các cơ quan, công ty tư vấn hiện có để đáp úng được nhu cầu thuê thẩm định, thuê kiểm định thông tin về dự án. Cần có những văn bản pháp lý quy định rõ trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các công ty này như “Luật tư vấn “, “ Hướng dẫn thi hành Luật tư vấn “...Bởi trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu được tư vấn là rất lớn, các nhà doanh nghiệp cần được tư vấn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đúng pháp luật Nhà nước, để giải quyết các khó khăn vướng mắc về kỹ thuật về hành chính...Đối với các NHTM, công tác tư vấn cũng đặc biệt cần thiết nhất là đối với những lĩnh vực mà ngân hàngcòn ít được tiếp cận như tư vấn về thị trường, về kỹ thuật về pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Thực hiện tốt điều này không những giúp cho NHTM hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn mà còn hạn chế được tình trạng đổ vỡ tín dụng, phân định được một cách rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ tín dụng, của cấp lãnh đạo... tránh được tình trạng “ hình sự hoá “ các sai sót trong hoạt động tín dụng ngân hàng, gây tâm lý hoang mang trong các cán bộ tín dụng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số cho vay của các NHTM Việt Nam như trong thời gian vừa qua.

3.2.4. Cải cách lại các doanh nghiệp nhà nước:

Đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nên tìm giải pháp cho tiến hành cổ phần hoá hoặc ngừng hoạt động. Chỉ nên duy trì và phát triển những doanh nghiệp làm ăn thực sự có lãi, những danh nghiệp có vai trò thực sự quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó, tạo điều kiện cho kinh doanh tín dụng của NHTM nâng được hiệu quả và hạn chế bớt những rủi ro.


KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập phát triển như hiện nay thì công tác thẩm định dự án đầu tư cần được coi trọng và xem xét ở bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm bắt đầu có hiệu quả và đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế. Việc nắm bắt những hạn chế này để khắc phục chúng hoàn thiện các chính sách quản lý là điều cần thiết đảm bảo sự an toàn và phát triển của ngân hàng. Qua tìm hiểu và phân tích thực tế em rút ra được một số ưu cũng như hạn chế của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng và em có đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hy vọng được tham khảo và hoàn thiện thêm để góp sức làm cho Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ngày càng phát triển hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Đinh Đào Ánh Thủy cùng các cô chú anh chị trong phòng khách hàng số 1- Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình kinh tế đầu tư (PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- TS. Từ Quang Phương) ĐH KTQD

2. Giáo trình lập dự án đầu tư (PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt) ĐH KTQD

3. Giáo trình ngân hàng thương mại (TS. Phan Thị Thu Hà) ĐH KTQD

4. Tạp chí ngân hàng

5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

6. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư trạm nạp bình LPG Hà Nội

7. Các báo cáo kết quả kinh doanh, thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

8. Các trang web của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng công thương và các

lĩnh vực khác có liên quan.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 4

1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 4

1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 4

1.2. Sơ đồ tổ chức 5

1.3. Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong thời

gian vừa qua 6

1.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng 6

1.3.2. Hoạt động dịch vụ 6

1.3.3. Các hoạt động khác 7

2. Khái quát chung về công tác thẩm định dự án đầu tư 9

2.1. Khái niệm , mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư 9

2.1.1. Khái niệm 9

2.1.2. Mục đích 9

2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 10

2.2.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn 10

2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 11

2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư 13

2.2.4. Các phương pháp được sử dụng để thẩm định dự án đầu tư 22

3. Công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm . 23 3.1 Thẩm định khách hàng 25

3.1.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp 25

3.1.2. Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân 25

3.2. Thẩm định phương án vay và trả nợ dự án đầu tư 25

3.2.1. Đối với khoản vay ngắn hạn 25

3.2.2. Đối với khoản vay trung và dài hạn 26

3.3. Thẩm định bảo đảm tiền vay 26

3.3.1. Đối với các trường hợp cho vay có tài sản bảo đảm 26

3.3.2. Đối với các trường hợp cho vay bảo đảm bằng tín chấp 27

3.4. Lập tờ trình 27

4. Một dự án minh họa 29

4.1. Giới thiệu về dự án 29

4.2. Thẩm định dự án vay vốn Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 30

4.2.1. Thẩm định cơ sở pháp lý và sự cần thiết đầu tư của dự án 30

4.2.2. Thẩm định về phương diện thị trường 31

4.2.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật 33

4.2.4. Thẩm định về môi trường và giải pháp xử lý 35

4.2.5. Thẩm định về tổ chức quản lý và bố trí nhân lực 36

4.2.6 Thẩm định phương diện kinh tế-tài chính 37

4.3. Đánh giá về công tác thẩm định dự án “đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội” 44

5. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương

Hoàn Kiếm 45

5.1. Những thành tựu đạt được 45

5.2. Hạn chế và nguyên nhân 47

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 51

1. Định hướng hoạt động 51

1.1. Công tác huy động vốn 51

1.2. Công tác tín dụng đầu tư 51

1.3. Công tác dịch vụ khách hàng 52

1.4. Công tác thẩm định dự án đầu tư 52

1.4.1. Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 52

1.4.2. Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 53

1.4.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 53

1.4.4. Thời gian thẩm định dự án đầu tư 53

2. Giải pháp nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư 54

2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thẩm định 54

2.2. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định 55

2.3. Nâng cấp trang thiết bị công nghệ phục vụ công tác thẩm định 56

2.4. Từng bước triển khai và áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định các dự án đầu tư 57

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí