Tình Hình Bảo Lãnh Của Chi Nhánh Trong Thời Gian Qua

Quy trình bảo lãnh được tiến hành theo thứ tự các bước như sau:

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh

Khi khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh, cán bộ tín dụng hỏi một số thông tin để kiểm tra sơ bộ về khách hàng. Sau đó, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Nếu là khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với NH, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết, các điều kiện bảo lãnh và tư vấn việc thiết lập bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh cần phải có. Nếu là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với NH, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị bảo lãnh.

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng sẽ kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ trong hồ sơ. Các giấy tờ trong hồ sơ thường bao gồm:

Hồ sơ khách hàng

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Mã số thuế.

- Hợp đồng thuê trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh, kho bãi…(nếu có).

- Biên bản họp sáng lập viên (hoặc cổ đông sáng lập) quyết định về việc vay vốn, ủy quyền giao dịch và tài sản thế chấp cầm cố để vay vốn ngân hàng (bản chính).

Hồ sơ khoản bảo lãnh

- Giấy đề nghị bảo lãnh phải là bản gốc có đầy đủ chữ ký thẩm quyền.

- Hồ sơ chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

Hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo.

Thẩm định các điều kiện bảo lãnh

Cán bộ tín dụng tiến hành các bước thẩm định về tính pháp lý và kinh tế của khách hàng; thẩm định phương án / dự án đề nghị bảo lãnh để đảm bảo rằng khách hàng và phương án đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện, nguyên tắc theo quy định của NHCT VN. Quy trình thẩm định bảo lãnh bao gồm các nội dung sau:

Kiểm tra hồ sơ và nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh

Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của các loại hồ sơ; kiểm tra tính hợp pháp của nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cán bộ tín dụng sẽ phân tích khả năng thực hiện hợp đồng.

Thu thập và xác minh thông tin

Cán bộ tín dụng thu thập, xác minh thông tin về khách hàng và phương án đề nghị được bảo lãnh qua các nguồn thông tin như:

- Hồ sơ vay vốn / bảo lãnh hiện tại và trước đây của khách hàng tại NHCT (nếu có)

- Tình hình quan hệ của khách hàng với NHCT từ trước đến nay.

- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng

- Đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh để tìm hiểu về bộ máy lãnh đạo, tình hình hoạt động thực tế của khách hàng

- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo, nghiên cứu chuyên đề về ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh.

- Thông tin từ các cơ quan quản lý, các bạn hàng, đối tác của khách hàng bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

- Tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và hiện tại.

Phân tích, thẩm định khách hàng

- Phân tích tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng:

+ Tìm hiểu chung về khách hàng (lịch sử doanh nghiệp; loại hình kinh doanh; những thay đổi trong vốn góp, cơ chế quản lý, công nghệ hoặc thiết bị,…)

+ Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý (xem xét hiệu lực giấy phép của khách hàng; địa điểm hoạt động; tư cách pháp lý của khách hàng,…)

+ Mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp (quy mô hoạt động; cơ cấu tổ chức; số lượng, trình độ lao động; hiệu quả sản xuất; trình độ kỹ thuật;…)

+ Tìm hiểu, đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo (danh sách ban lãnh đạo; trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo; đạo đức trong quan hệ tín

dụng của ban lãnh đạo; khả năng kinh nghiệm và cách thức quản lý của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành; khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo;…)

- Đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng

+ Tình hình sản xuất kinh doanh: các điều kiện về sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị; kết quả sản xuất; phương pháp sản xuất hiện tại; công suất hoạt động; hiệu quả công việc; chất lượng sản phẩm; các chi phí. Trọng tâm của công tác đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh là phân tích hiệu quả sản xuất thông qua việc tính các chỉ tiêu về mức độ tập trung vốn và hiệu quả của vốn.

+ Tình hình bán hàng: cán bộ tín dụng sẽ phân tích những thay đổi về doanh thu và những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu; phương pháp và tổ chức bán hàng; các khách hàng; giá bán sản phẩm và phương pháp đặt giá; phương thức thanh toán;…

- Phân tích tài chính doanh nghiệp: cán bộ tín dụng sẽ thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng, xu hướng tài chính và tiềm lực của doanh nghiệp.

Phân tích ngành

Cán bộ tín dụng đánh giá xu thế phát triển của ngành mà phương án/dự án đề nghị bảo lãnh thực hiện và tạo cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án/dự án đó.

Phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đề nghị được bảolãnh

- Đối với bảo lãnh dự thầu, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng để xác định khả năng chi trả trong trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định dự thầu.

- Đối với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư như các nghiệp vụ tín dụng khác.

- Đối với khách hàng xin mở L/C nhưng không ký quỹ đủ 100% hoặc những khách hàng xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cán bộ tín dụng phải kết hợp với bộ phận thanh toán quốc tế để thẩm định thêm các vấn đề: tính thị trường của hàng hóa trong

hợp đồng, những rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng đối phương hoặc bên nhập khẩu không thanh toán tiền từ bộ chứng từ xin được chiết khấu hoặc chứng từ mở L/C.


Xác định mức tiền, thời hạn và phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh =Số tiền bảo lãnh * Mức phí bảo lãnh * Thời gian bảo lãnh 360 Trong đó, mức phí bảo lãnh được ngân hàng tính như sau :

- Phần có ký quỹ NH sẽ tính mức phí 1%/năm trên số dư bảo lãnh có ký quỹ

- Phần không ký quỹ ngân hàng sẽ tính mức phí 2%/năm trên số dư bảo lãnh không ký quỹ.

Ví dụ: Công ty A đến chi nhánh NHCT Đống Đa đề nghị được bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho hợp đồng sản xuất thiết bị điện cho công ty B trong thời gian 60 ngày. Số tiền bảo lãnh là 500.000.000 đ, công ty ký quỹ 50% số tiền bảo lãnh là 250.000.000 đ. Sau khi thẩm định các điều kiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ tính phí bảo lãnh(chưa có VAT) cho công ty A là:

Phí bảo lãnh = (1% x 250.000.000 + 2% x 250.000.000 ) x


= 1.250.000đ

Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh

60

360

Trên cơ sở các ý kiến phân tích đánh giá thu được từ bước thẩm định điều kiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định. Trong đó, cán bộ tín dụng phải nêu rõ nhận xét về mức độ đáp ứng các điều kiện (điều kiện về tình hình tài chính, tính khả thi của phương án, tài sản đảm bảo,…) và đề xuất cấp bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh.

Việc tái thẩm định có thể được thực hiện khi khâu thẩm định của cán bộ tín dụng bị phát hiện có nhiều thiếu sót. Cán bộ tín dụng trình tờ trình thẩm định/ tái thẩm định (nếu có) cùng toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng duyệt.

Trình duyệt khoản bảo lãnh

Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng cơ sở

Cán bộ tín dụng trình Tờ trình thẩm định / tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ bảo lãnh cho trưởng phòng tín dụng, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ

và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định.

Trường hợp phải qua hội đồng tín dụng cơ sở

Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ họp và ký quyết định phê duyệt hay không phê duyệt tờ trình bảo lãnh. Nếu khoản bảo lãnh vượt quyền phán quyết của CN, CN sẽ phải chuyển hồ sơ khoản bảo lãnh lên trụ sở chính bao gồm tờ trình thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng cơ sở và toàn bộ hồ sơ của khách hàng xin bảo lãnh.

Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan tới tài sản đảm bảo

Khi khoản bảo lãnh đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo Hợp đồng bảo lãnh và Hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh và trình ban lãnh đạo kiểm tra và phê duyệt. Sau khi Hợp đồng đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ gửi hợp đồng cho khách hàng để lấy chữ ký.

Phát hành cam kết bảo lãnh

Cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo cam kết bảo lãnh có các nội dung sau:

- Ngày phát hành bảo lãnh, số bảo lãnh

- Tên địa chỉ của CN, khách hàng được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

- Số tiền bảo lãnh, phạm vi, đối tượng, loại bảo lãnh

- Tính chất bảo lãnh (có thể hủy ngang hay không thể hủy ngang)

- Hình thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Địa điểm nhận yêu cầu thanh toán theo nghĩa vụ bảo lãnh

- Ngày hết hạn hiệu lực bảo lãnh

- Các yêu cầu mà bên nhận thanh toán phải đáp ứng khi yêu cầu thanh toán

Tùy theo yêu cầu của khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư, điện Telex hoặc Swift.

Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh

Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng. Với từng loại nghiệp vụ bảo lãnh cụ thể cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng phải cung cấp các bằng chứng chứng minh mình đang thực hiện hợp đồng với bên thứ ba theo đúng cam kết. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng phải theo dõi tài sản đảm

bảo, định kỳ kiểm tra hiện trạng và giá trị thị trường để đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo.

Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng

Đối với trường hợp bảo lãnh có thời hạn dài hơn 1 năm thì định kỳ hàng năm cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích khách hàng. Tùy theo diễn biến của tình hình khách hàng và thị trường, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định trình TPTD, đề xuất một trong các phương án là tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng; duy trì quan hệ trên cơ sở một số điều kiện mới hay ngừng phát hành thêm cam kết bảo lãnh mới. Sau đó cán bộ tín dụng sẽ thông báo với khách hàng quyết định cuối cùng của CN.

Gia hạn bảo lãnh

Khi cán bộ tín dụng nhận được Giấy đề nghị gia hạn bảo lãnh của khách hàng sẽ thực hiện kiểm tra phân tích lý do xin gia hạn; tình trạng tài chính và hoạt động của khách hàng; thực tế tình hình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh; phương án thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi được gia hạn; tình trạng và giá trị tài sản đảm bảo. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định đề xuất một trong ba phương án: đồng ý gia hạn; gia hạn có điều kiện; từ chối gia hạn và nêu rõ lý do, sau đó đem trình trưởng phòng tín dụng phê duyệt.

Nếu đồng ý gia hạn bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ thảo văn bản bổ sung hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm và cam kết bảo lãnh về điều khoản gia hạn. Gia hạn cam kết bảo lãnh sẽ được phát hành theo cùng một cách thức phát hành và gửi đến cùng một địa chỉ như đối với cam kết bảo lãnh ban đầu.


Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghãi vụ bảo lãnh của bên thứ ba, cán bộ tín dụng kiểm tra lại cam kết bảo lãnh về hiệu lực bảo lãnh và các điều kiện yêu cầu đối với bên thứ ba. Cán bộ tín dụng đề xuất họp 3 bên: ngân hàng, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh để bàn biện pháp thanh toán cụ thể, xác định nghĩa vụ thanh toán của mình.

Giải tỏa bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh / hợp đồng bảo đảm

Hợp đồng bảo lãnh được thanh lý khi cam kết bảo lãnh đã hết thời hạn hiệu lực hay khi bên nhận bảo lãnh có văn bản xác nhận chấm dứt cam kết bảo lãnh và gửi trả lại cho NH bản gốc của cam kết bảo lãnh.

2.2.1.2. Tình hình bảo lãnh của Chi nhánh trong thời gian qua

Với mục tiêu tăng thu phí dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm, CN NHCT Đống Đa đã liên tục phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành… Kết quả là năm 2005, đánh dấu mức tăng trưởng lớn của doanh số bảo lãnh thực hiện. Năm 2005 doanh số bảo lãnh phát sinh là 277,579 tỷ tăng 51,7% so với năm 2004 chỉ có 182,977 tỷ. Tuy nhiên, do hạn chế đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và giao thông nên năm 2006 doanh số bảo lãnh phát sinh giảm, thấp hơn năm 2005, cụ thể là năm 2006 doanh số bảo lãnh phát sinh là 234,63 tỷ đồng chỉ bằng 84,53% so với năm 2005.

Sau đây là tình hình thực hiện cụ thể:


Tình hình thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh:


Bảng 2.8: Tỷ lệ tăng trưởng của từng loại bảo lãnh

Đơn vị: Tỷ đồng, %



2004

2005

2006


Giá trị

Giá trị

2005/2004

Giá trị

2006/2005

Bảo lãnh dự thầu

36,687

59,235

161,46%

45,894

77,48%

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

64,262

97,014

150,97%

87,822

90,53%

Bảo lãnh thanh toán

9,734

9,882

101,51%

9,456

95,69%

Bảo lãnh hoàn thanh toán

5,727

4,552

79,49%

5,420

119,06%

Bảo lãnh bảo hành

66,567

106,896

160,58%

86,039

80,49%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - 6


Nguồn:Phòng tổng hợp, chi nhánh NHCT Đống Đa


Từ số liệu bảng 2.8 ta thấy trong 3 năm 2004 - 2006 mức độ biến động trong doanh số của các nghiệp vụ bảo lãnh của CN NHCT Đống Đa là rất lớn và không đều qua các năm. Tuy nhiên xu hướng chung là doanh số các nghiệp vụ bảo lãnh đều tăng trong năm 2005 và giảm trong năm 2006 ngoại trừ nghiệp vụ bảo lãnh hoàn thanh toán. Cụ thể là:

- Nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu có doanh số tăng mạnh vào năm 2005, tăng 22,548 tỷ tương đương với 61,46% so với năm 2004, nhưng năm 2006 doanh số lại giảm đáng kể 13,341 tỷ tương đương 22,52% so với năm 2005.

- Nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng tăng đáng kể trong năm 2005 và lại không nhiều vào năm 2006. Năm 2005 doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng tăng 35,752 tỷ tương đương 50,97% so với năm 2004; năm 2006 doanh số giảm 9,192 tỷ tương đương 9,47% so với năm 2005.

- Nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán biến động không đáng kể trong thời gian qua. Năm 2005 doanh số bảo lãnh thanh toán tăng 0,148 tỷ đồng tương đương 1,51% so với năm 2004; năm 2006 doanh số lại giảm không nhiều 0,426 tỷ tương đương 4,31% so với năm 2005.

- Nghiệp vụ bảo lãnh hoàn thanh toán có doanh số giảm vào năm 2005 và tăng trở lại trong năm 2006. Doanh số 2005 giảm 1,175 tỷ tương đương 20,51% so với năm 2004; năm 2006 doanh số tăng 0,868 tỷ tương đương 19,06% so với năm 2005.

- Nghiệp vụ bảo lãnh bảo hành có doanh số tăng mạnh vào năm 2005, tăng 60,58% so với năm 2004, số tuyệt đối là 40,329 tỷ. Tuy nhiên, sang năm 2006 doanh số này lại giảm tương đối, giảm 19,51% tức là 20,857 tỷ đồng.

Trái ngược với sự biến động trong doanh số của các nghiệp vụ bảo lãnh, tỷ trọng của các loại bảo lãnh trong tổng doanh số bảo lãnh lại không có nhiều thay đổi. Theo số liệu bảng 2.9 ta có thế thấy trong các loại bảo lãnh thì bảo lãnh bảo hành và bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 30%. Đây cũng là những nghiệp vụ bảo lãnh được CN NHCT Đống Đa thực hiện nhiều nhất. Điều này xuất phát từ nguyên nhân khách hàng chủ yếu của CN NHCT Đống Đa là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất thiết bị nên nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu được yêu cầu

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí