Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - 2

NH sẽ thu nợ. Tuy nhiên, trong nghiệp vụ này, các món vay không tách biệt nên NH khó kiểm soát và quản lý.

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp thương nghiệp, doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày. NH sẽ cho doanh nghiệp vay để mua hàng và thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu kỳ, khách hàng phải làm đơn xin vay luân chuyển và cùng NH thỏa thuận về phương thức vay, hạn mức, các nguồn cung cấp và tiêu thụ hàng hóa. Khi vay, khách hàng gửi NH chứng từ chứng minh mua hàng và yêu cầu vay, NH sẽ cho vay và thanh toán luôn cho người bán.

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng NH cho phép khách hàng trả gốc và lãi làm nhiều lần theo thời hạn đã thỏa thuận. Vì vậy, cho vay trả góp thường được sử dụng trong trường hợp các khoản vay trung và dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định của các doanh nghiệp, hoặc trong trường hợp cho vay tiêu dùng. Cho vay trả góp có rủi ro cao do tài sản thế chấp thường chính là hàng hóa mua trả góp, thời hạn dài nên lãi suất thường cao nhất trong các hình thức cho vay.

Cho vay gián tiếp là hình thức NH thông qua các tổ chức trung gian cho vay các khách hàng. Khách hàng của hoạt động này có đặc điểm món vay nhỏ, người vay phân tán, NH tìm đến các trung gian để tiết kiệm chi phí cho vay như chi phí giám sát, quản lý, thu nợ, …

- Cho thuê

Trong trường hợp khách hàng không muốn mua tài sản hoặc không đủ điều kiện mua tài sản, NH sẽ mua tài sản đó và cho khách hàng thuê lại. Cho thuê có hai hình thức là cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính. Cho thuê hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian ngắn, sau khi chấm dứt hợp đồng NH sẽ thu hồi tài sản để cho thuê tiếp hoặc bán đi. Cho thuê tài chính đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian dài, thông thường số tiền thuê phải vượt quá 2/3 giá trị tài sản, sau khi hết hợp đồng thuê, người thuê có quyền mua lại tài sản đó. Hoạt động cho thuê của NHTM chủ yếu là cho thuê tài chính.

- Bảo lãnh

Bảo lãnh là cam kết của NH về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của NH khi khách hàng không thưc hiện nghĩa vụ như cam kết với bên thứ ba.

Phân loại theo thời gian

- Cho vay ngắn hạn (thời hạn vay dưới 1 năm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Hình thức cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc các nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn khác của khách hàng.

- Cho vay trung và dài hạn (thời hạn vay trên 1 năm)

Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - 2

Hình thức cho vay trung và dài hạn nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm trang thiết bị, nhà xưởng của doanh nghiệp; nhu cầu đầu tư phát triển của nhà nước; nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền của dân cư.

NH có thể cho vay trung và dài hạn qua các phương thức mua trái phiếu doanh nghiệp, chính phủ; cho vay theo các dự án hoặc cho vay đối với người tiêu dùng.

Hoạt động trung gian khác

Ngoài hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tư, các NHTM cũng ngày càng thực hiện nhiều hoạt động trung gian để tăng thu nhập cho NH. Các hoạt động trung gian bao gồm: các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu; đổi tiền; chuyển tiền; kinh doanh ngoại tệ; ngân hàng đại lý và ủy thác;… Cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, các hoạt động trung gian của NHTM ngày càng đa dạng, hiện đại và mang lại thu nhập cao cho NH.

1.1.2. Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại


1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động còn khá mới mẻ, xuất hiện từ giữa thế kỷ XX và phát triển trên thế giới trong thời gian gần đây. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nghiệp vụ bảo lãnh đầu tiên đã được thực hiện ở Mỹ. Đến đầu những năm 70, bảo lãnh bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế, xuất phát từ yêu cầu của các nước trong khu vực Trung Đông. Do có nguồn dầu mỏ dồi dào các nước ở khu vực Trung Đông đã giàu lên nhanh chóng, từ đó nảy sinh nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố an ninh, quốc phòng.... Các quốc gia Trung Đông đã ký kết hợp đồng kinh tế với các nước phương Tây để triển khai và xây dựng công trình

cơ sở hạ tầng cho họ. Những hợp đồng kinh tế này có giá trị rất lớn và nhiều rủi ro cho các nước chủ nhà. Để đảm bảo an toàn, họ đã đưa ra yêu cầu phải có sự đảm bảo vững chắc trong việc thực hiện các hợp đồng của các nước phương Tây thông qua hình thức bảo lãnh của NH. Đó là nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành một nghiệp vụ phổ biến với doanh số gia tăng một cách đáng kinh ngạc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo qui ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành.

Khái niệm

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của NH dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của NH khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết. Khách hàng sẽ bị ghi nợ bắt buộc và bị tính lãi trên số tiền đó như một khoản vay thông thường.

Bên bảo lãnh (bên phát hành bảo lãnh) là các tổ chức tín dụng gồm các NHTM và các tổ chức tín dụng khác hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Bên bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi khách hàng được bảo lãnh của mình không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh.

Bên được bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài hợp pháp. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng cơ sở được ký kết với bên thụ hưởng bảo lãnh. NH không được bảo lãnh đối với những người sau:

Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của ngân hàng.

Cán bộ, nhân viên của chính ngân hàng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh.

Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh) là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu NH đứng ra thanh toán số tiền bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết.

Đặc điểm của bảo lãnh

Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của NH cho khách hàng thông qua uy tín của NH, trong đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi.

BL là một hoạt động phái sinh bởi vì quan hệ bảo lãnh phát sinh từ quan hệ của bên nhận bảo lãnh với bên được bảo lãnh. BL thường có 3 bên đó là bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh.

Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh


Ngân hàng


Hợp đồng bảo lãnh Thư bảo lãnh

(2)

(3)


Người yêu cầu bảo lãnh

Người thụ hưởng bảo lãnh

(1)

Hợp đồng kinh tế

Bảo lãnh là hoạt động tài trợ ngoài bảng cân đối kế toán. Nó được xếp vào loại tài sản ngoại bảng của NH vì NH chưa phải xuất quỹ cho khách hàng sử dụng khi cam kết bảo lãnh. Khi đáo hạn, khách hàng không có khả năng thanh toán NH mới xuất tiền để thanh toán hộ và ghi nợ bắt buộc cho khách hàng. Hơn nữa, người thụ hưởng chỉ có quyền đòi hoàn trả từ phía người phát hành thư bảo lãnh khi họ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện ghi trong thư bảo lãnh

Nghiệp vụ bảo lãnh cũng thuộc loại nghiệp vụ tín dụng của NH vì bảo lãnh cũng có rủi ro như một khoản tín dụng. Khi cấp bảo lãnh NH cũng phải thẩm định giống như khi cấp một khoản tín dụng.

Bảo lãnh tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro. Trách nhiệm tài chính trước hết thuộc về khách hàng, trách nhiệm của NH chỉ phát sinh khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Tuy nhiên, NH sẽ phải bồi thường khi khách hàng của NH không thực hiện cam kết với bên thứ ba, có nghĩa là NH đã gánh chịu một phần rủi ro cho bên thứ ba.

1.1.2.2.Vai trò của bảo lãnh

Đối với nền kinh tế

Bảo lãnh ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tiếp cận được với nguồn vốn phù hợp hay thực hiện giao dịch dễ dàng. Bảo lãnh vay vốn giúp những đơn vị thiếu vốn tiếp cận được với nguồn vốn phù hợp, chi phí thấp. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng giúp việc thi công các công trình lớn, quan trọng của đất nước nhanh chóng, hiệu quả hơn. Mỗi loại bảo lãnh đều có mục đích hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp dễ dàng, thuận lợi, vì vậy đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đối với ngân hàng

Bảo lãnh tạo điều kiện cho NH có được các khoản thu nhập bổ sung dựa trên khả năng đánh giá tín dụng đối với khách hàng mà không cần cam kết trực tiếp cung cấp vốn. NH sẽ nhận được một khoản phí cho việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh (Phí sẽ tính trên % số tiền bảo lãnh).

Chi phí phát hành thư bảo lãnh tương đối thấp, NH không phải trích lập dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, NH thường biết rõ về tình hình tài chính của các khách hàng xin bảo lãnh (ví dụ như khách hàng đã từng xin vay vốn của ngân hàng) nên chi phí thẩm định bảo lãnh thường thấp.

Trên thực tế rất ít khi người phát hành thư bảo lãnh bị yêu cầu phải thanh toán cho hợp đồng bảo lãnh, vì khách hàng yêu cầu bảo lãnh thường là các khách hàng đã có quan hệ tín dụng thân thiết với ngân hàng từ trước. Khi các khách hàng yêu cầu bảo lãnh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một khoản tiền nhất định theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh. Tùy theo rủi ro của khoản bảo lãnh và khách hàng mà tỷ lệ ký quỹ thay đổi từ 0 – 100% (những khách hàng mới giao dịch với ngân hàng lần đầu hoặc có tình hình tài chính không lành mạnh ngân hàng thường bắt ký quỹ 100%). Khoản tiền này mang lại nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng với chi phí rất thấp.

Đối với bên được bảo lãnh

Bảo lãnh là sự tài trợ cho doanh nghiệp thông qua uy tín của ngân hàng giúp. Khi doanh nghiệp thiếu vốn, doanh nghiệp chưa đủ độ tin cậy và uy tín với bạn hàng, bảo lãnh ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài với chi phí thấp hơn so với phải đi vay NH.

Bảo lãnh ngân hàng cũng tạo ra sự tin tưởng cho các bạn hàng. Có bảo lãnh ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi khi đấu thầu, thực hiện giao dịch hay ký kết hợp đồng.

Đối với bên nhận bảo lãnh

Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng là đảm bảo khả năng được thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên yêu cầu bảo lãnh không thực hiện đúng các cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng mang lại sự tin tưởng cho bên thứ ba, hạn chế những tổn thất mà bên thứ ba có thể gặp phải do thông tin không cân xứng hay rủi ro đạo đức. Trước khi phát hành bảo lãnh, NH đã thẩm định các khách hàng rất kỹ và chuyên nghiệp, bên thứ ba sẽ không phải mất thời gian kiểm tra khách hàng. Bảo lãnh ngân hàng cũng có nghĩa là khách hàng được bảo lãnh sẽ phải chịu thêm sự ràng buộc, giám sát, đốc thúc của NH ngoài sự giám sát của bên thứ ba, như vậy khả năng thực hiện được cam kết trong hợp đồng sẽ cao hơn. Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện cam kết, bên thứ ba cũng sẽ được NH bồi thường thiệt hại.

1.1.2.3. Phân loại bảo lãnh


Căn cứ vào bản chất bảo lãnh

- Bảo lãnh trực tiếp


Bảo lãnh trực tiếp là loại hình bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Trong bảo lãnh trực tiếp thường có ba bên tham gia là ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.

- Bảo lãnh gián tiếp


Bảo lãnh gián tiếp là loại hình bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác là bảo lãnh đối ứng. Người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ bồi hoàn thuộc về ngân hàng trung gian. Trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 bên tham gia là ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng và người

được bảo lãnh ở hai quốc gia khác nhau, ngân hàng của người được bảo lãnh không có đại lý ở nước của người thụ hưởng. Khi đó, ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh phải đề nghị một ngân hàng ở quốc gia đó phát hành bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp đem lại sự an toàn cao hơn cho người thụ hưởng.


Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp

(3) BL đối ứng

NH phát hành bảo lãnh đối ứng

BL

(3’)

(2) Yêu cầu BL

Ký hợp đồng

Ngân hàng phát hành

Ngân hàng thông báo

Bên được bảo lãnh

Bên nhận bảo lãnh

Phát hành BL

(4)


(5) Thông báo BL


(1)

- Đồng bảo lãnh

Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghiệp vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng làm đầu mối. Trong đồng bảo lãnh của ngân hàng, một ngân hàng sẽ đóng vai trò là ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh và có sự tham gia của các ngân hàng thành viên khác. Trong trường hợp phải chi trả cho người thụ hưởng theo cam kết bảo lãnh, ngân hàng đầu mối sẽ thanh toán cho người thụ hưởng. Sau đó, ngân hàng đầu mối sẽ đòi tiền từ các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ tham gia dựa trên các bảo lãnh đối ứng đã được phát hành. Đến lượt mình, các ngân hàng này lại tiến hành truy đòi từ người được bảo lãnh.

- Bảo lãnh đối ứng

Bảo lãnh đối ứng là bảo lãnh do tổ chức tín dụng (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành nhằm đề nghị một tổ chức tín dụng khác thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do khách hàng vi

phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh.


- Xác nhận bảo lãnh

Xác nhận bảo lãnh là bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh, đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) với khách hàng.

- Tái bảo lãnh

Tái bảo lãnh là việc một tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh lại hợp đồng mà một tổ chức tín dụng khác đã bảo lãnh. Hai tổ chức tín dụng này sẽ thỏa thuận để phân chia phí và trách nhiệm trong cam kết bảo lãnh đó.

Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh

- Bảo lãnh vay vốn

Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay là cam kết của ngân hàng đối với bên cho vay về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. Nhiều tổ chức tín dụng khi cho vay thường đòi hỏi người vay phải có đảm bảo. Có nhiều hình thức đảm bảo như đảm bảo bằng hàng hóa, chứng khoán, bất động sản,… và bảo lãnh vay vốn của bên thứ ba. Nhà nước, doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng đều có nhu cầu vay vốn, đặc biệt là phát hành trái phiếu nhưng nếu uy tín của tổ chức phát hành trên thị trường không cao thì việc phát hành trái phiếu gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn đó đã làm nảy sinh nhu cầu về bảo lãnh vay vốn. Hiện nay trong thị trường vốn quốc tế, việc vay vốn nhất thiết phải có bảo lãnh vay vốn của ngân hàng do rủi ro trong thị trường này là rất cao.

- Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh đảm bảo thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo đúng hợp đồng cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ.

- Bảo lãnh hoàn thanh toán (bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước)

Trong hoạt động giao dịch mua bán nhiều nhà cung cấp thường yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước một phần tiền trong giá trị hợp đồng. Khoản tiền đặt cọc đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022