tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và những lời khai về hành vi phạm tội của họ. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú phải có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan điều tra hoặc VKS.
Cơ quan điều tra, VKS là cơ quan tiến hành tố tụng, vì vậy phải có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo tội phạm do cơ quan, tổ chức hoặc công dân chuyển đến hoặc tự mình tiếp nhận xử lý. Thông tin về tội phạm có thể đầy đủ, chính xác hoặc chưa chính xác; cơ quan tiếp nhận thông tin cần yêu cầu người cung cấp thông tin giải thích làm rõ thêm về vụ việc. Các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn tội phạm kịp thời, hạn chế tội phạm, bảo vệ hiện trường. Khi nhận được tin báo, tố giác về tội phạm thì cơ quan điều tra phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ cũng như các thao tác nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để tiến hành điều tra, xác minh như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai người bị tạm giữ, xem xét dấu vết trên thân thể. Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình, sau khi đã xác minh các nguồn tin để đi đến quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại Điều 104 BLTTHS năm 2003 thì: Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp được quy định tại Điều 111 BLTTHS. Tức là: Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì thủ trưởng các đơn vị, cơ quan nào được quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với:
- Tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội đã rõ ràng, sau đó tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định khi tố vụ án hình sự.
- Đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì sau khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến
hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bẩy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Ngoài các cơ quan điều tra chuyên trách của lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; các cơ quan khi được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bẩy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
VKSND ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự, nếu thông qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKS phải gửi cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự kèm theo các tài liệu có liên quan để cơ quan điều tra tiến hành hoạt động điều tra. Quyết định khởi tố vụ án hình sự cùng các tài liệu có liên quan của các cơ quan điều tra khác như: Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới VKS để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan này. Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử phải được gửi tới VKS để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử được gửi tới VKS để xem xét quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 1
- Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 2
- Quy Trình Áp Dụng Pháp Luật Trong Ksđt Các Vụ Án Hình Sự
- Kiểm Sát Việc Áp Dụng, Thay Thế, Hủy Bỏ Các Biện Pháp Ngăn Chặn
- Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Trong Quá Trình Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự.
- Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Khi Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của BLHS áp dụng, họ tên, chức vụ của người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại Điều 100 BLTTHS năm 2003 thì chỉ khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Mục đích của việc khởi tố vụ án hình sự là việc xác nhận về mặt pháp lý một vụ việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật. Do đó khi xác định không có dấu hiệu tội phạm xảy ra thì không
được khởi tố vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 107 của BTTHS năm 2003 thì những căn cứ sau đây không được khởi tố vụ án hình sự:
- Không có sự việc phạm tội.
- Không có hành vi cấu thành tội phạm.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm
hình sự.
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án
có hiệu lực pháp luật.
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tội phạm được đại xá.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Sau khi kiểm tra xác minh nguồn tin làm rõ các điểm trên thì cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố vụ án hình sự thì phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Tuy nhiên qua quá trình xác minh, xem xét vụ việc nếu thấy không phải là tội phạm nhưng cần xem xét xử lý về mặt hành chính, về mặt dân sự … thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan để giải quyết theo thẩm quyền.
Theo quy định thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, người có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải gửi quyết định và các tài liệu kèm theo cho VKS cùng cấp để VKS xem xét quyết định không khởi tố vụ án hình sự có đúng luật hay không. Trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì VKS quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, pháp luật TTHS của nước ta quy định chỉ không được khởi tố vụ án hình sự với bẩy căn cứ được quy định tại Điều 107 của BLTTHS năm 2003.
* Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại:
Theo quy định thì khi đã đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành các hoạt động điều tra. Tuy nhiên, do yêu cầu của sự hài hoà giữa mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm; lợi ích, nguyện vọng của người bị hại nên BLTTHS năm 2003 quy định một số tội phạm cụ thể chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại.
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003. Đó là các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (104); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (105); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (106); tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (108); tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (109); tội hiếp dâm (111); tội cưỡng dâm (113); tội làm nhục người khác (121); tội vu khống (122), tội xâm phạm quyền tác giả (131); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (171) của BLHS năm 1999. Các tội trên chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Người có nhược điểm về tâm thần biểu hiện như, không có khả năng nhận thức, bị các bệnh về tâm thần (trừ các trường hợp mắc bệnh tâm thần do sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia …). Nhược điểm về thể chất như tật nguyền, câm điếc, ngọng,
… Người đại diện của họ là bố mẹ, ông bà,...
Yêu cầu của người bị hại là những đề nghị, mong muốn xử lý bằng hình sự người phạm tội đã gây thiệt hại cho họ. Yêu cầu đó cần phải cụ thể, rõ ràng và nếu yêu cầu không rõ ràng thì người tiếp nhận yêu cầu phải giải thích để họ hiểu, để từ đó họ tự quyết định. Nếu người bị hại yêu cầu bằng miệng, thì phải lập biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu (trong trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì cần có sự chứng kiến của người làm chứng hoặc đại diện của VKS).
Nếu trường hợp người bị hại rút yêu cầu mà cơ quan chức năng xác định là việc rút yêu cầu đó xác định là trái ý muốn của họ do bị đe dọa, cưỡng bức, ép buộc. Thì tuy người yêu cầu đã rút yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiếp tục tố tụng với vụ án đó.
Trong trường hợp người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì họ không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp họ rút yêu cầu do bị ép buộc hay cưỡng bức phải rút yêu cầu.
Mặc dù có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại, nhưng qua quá trình kiểm tra xác minh thấy có một trong các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự (theo Điều 107 BLTTHS năm 2003) thì cơ quan điều tra, VKS phải tuân theo quy định chung khi quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự, nếu đã khởi tố vụ án hình sự thì phải đình chỉ vụ án.
Khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý đầu tiên để tiến hành điều tra xử lý vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi đã xác định được các dấu hiệu của tội phạm theo Điều 100 của BLTTHS năm 2003 thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Do đó các thông tin, tài liệu ban đầu có thể chưa chính xác, chưa đầy đủ và sẽ được bổ sung trong quá trình điều tra, thậm chí có thể phát sinh những tình tiết, điều kiện mới làm thay đổi căn bản bản chất vụ việc; hoặc một số loại tội phạm có mặt khách quan gần giống nhau (như các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm dụng tài sản); nhưng khi xác định về mặt khách quan, chủ thể của tội phạm và các tình tiết khác của vụ án thì mới xác định chính xác là tội phạm gì, người phạm tội đã thực hiện những hành vi tội phạm nào. Do đó, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự là một thực trạng thường hay gặp trong quá trình điều tra các vụ án hình sự.
* Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự:
Xuất phát từ tình hình thực tế như đã nêu trên, BLTTHS 2003 đã quy định việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự (tại Điều 106). Điều luật quy định: Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì cơ quan điều tra, VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra phải gửi quyết định đó cho VKS để thực hiện chức năng kiểm sát việc khởi tố. Trong trường hợp VKS quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố các vụ án hình sự thì cũng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, VKS phải gửi quyết định cho cơ quan điều tra để tiến hành điều tra theo thủ tục chung.
Để việc khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp, đảm bảo tính khách quan và đúng luật. Pháp luật TTHS quy định: VKS phải thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự. Các quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được trao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ theo quy định của pháp luật TTHS thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan trên không có căn cứ theo quy định của pháp luật thì VKS hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. VKS có quyền yêu cầu hoặc tự mình thay đổi hoặc hủy bỏ, bổ sung quyết định thay đổi khởi tố vụ án hình sự. Tòa án nhân dân, thông qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì có quyền khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Tòa án không có căn cứ thì VKS có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên để xem xét giải quyết.
1.2.3.2. Khởi tố bị can
Theo Từ điển Luật học: "Khi đã có đủ căn cứ để xác định một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố đối với người đó" [33, tr. 254-255].
Theo quy định tại Điều 126 của BLTTHS năm 2003 thì: Khởi tố bị can là việc cơ quan điều tra hoặc VKS xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể bằng một quyết định để bắt đầu tiến hành TTHS về người đó với tư cách là bị can.
- Khi quyết định khởi tố bị can thì cơ quan điều tra hoặc VKS đã có đủ tài liệu xác định một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong
BLHS hiện hành. Thông thường khi xác định có hành vi phạm tội xảy ra thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án (Ví dụ, khi một công dân bị mất trộm chiếc xe máy, có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trở lên; qua xác minh cơ quan điều tra thấy đó là sự thật thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự). Còn khi nào xác định được đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội đó thì cơ quan điều tra mới ra quyết định khởi tố bị can. Việc ra quyết định khởi tố bị can sớm hay muộn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án cũng đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, thường xảy ra trong các trường hợp người phạm tội bị bắt quả tang (nhất là các tội phạm về ma túy, hiếp dâm, các tội phạm về kinh tế …).
- Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ: Thời gian cụ thể, địa điểm ra quyết định, họ tên chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày tháng, năm sinh, chỗ ở hoặc nơi đăng ký nhân khẩu thường trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS; Thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm; nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản tương ứng được áp dụng. Việc pháp luật quy định chặt chẽ như vậy để tránh nhầm lẫn các bị can (nếu trong vụ án có nhiều bị can) hoặc để cho chính bị can nắm chắc mình bị khởi tố về tội gì, khung hình phạt mà bị can phải gánh chịu là bao nhiêu để bị can biết bào chữa hay nhờ người bào chữa bảo vệ quyền lợi cho mình.
- Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xem xét, phê chuẩn việc khởi tố bị can trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can. VKS cùng cấp quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Đây là một điểm mới của BLTTHS sự năm 2003, đó là việc VKS phải phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; khi có quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của VKS cùng cấp thì quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra mới có hiệu lực pháp luật. Việc quy định này sẽ đảm bảo cho VKS tiến hành KSĐT được từ ngay giai đoạn đầu, hạn chế thấp nhất việc khởi tố bị oan sai, đảm bảo việc khởi tố đúng người, đúng tội.
- Trong thời hạn ba ngày, nếu VKS phát hiện có người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị phát hiện (thường ở trong vụ án có nhiều bị can) thì VKS yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
- Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra có kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến VKS để đề nghị truy tố. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, VKS vẫn có quyền khởi tố bị can nếu phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án đã khởi tố. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can mới, VKS phải gửi quyết định cho cơ quan điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ án để cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo thủ tục chung.
- Khi cơ quan điều tra hoặc VKS ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra hoặc VKS phải giao ngay quyết định đó cho bị can. Việc giao này phải được lập thành biên bản, phải giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can theo điểm b, Khoản 1 Điều 49 BLTTHS năm 2003.
- Đối với vụ án phải thay đổi cơ quan điều tra theo thẩm quyền thì quyết định khởi tố bị can của cơ quan chuyển vụ án vẫn có giá trị pháp lý.
Cũng như việc khởi tố vụ án hình sự, trong quá trình điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm tội vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì cơ quan điều tra, VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Như vậy, thay đổi quyết định khởi tố bị can là trường hợp việc xác định tội danh trong quyết định khởi tố bị can chưa đúng, cần phải áp dụng khung, khoản khác, điều khác hoặc có sai sót trong quyết định khởi tố bị can cần phải sửa chữa, bổ sung; ví dụ, nhầm ngày tháng, năm sinh. Bổ sung quyết định khởi tố bị can là trường hợp quá trình điều tra đã xác định bị can có thêm hành vi phạm tội mới hoặc trước đây bị can đã thực hiện các tội phạm khác.
- Việc khởi tố bị can là hoạt động tố tụng có ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bị khởi tố. Cho nên, cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can; thay đổi bổ sung quyết định khởi tố bị can cho người bị khởi tố và phải giải thích rõ quyền và nghĩa vụ cho bị can theo quy định tại Điều 44 BLTTHS năm 2003, việc giao nhận phải được lập biên bản cụ thể.