Thực Trạng Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Tỏi Đối Với Tình Trạng Rlchlpm


Cấu trúc của Alliin


Cấu trúc của Allicin Allicin sẽ nhanh chóng bị phân hủy đặc biệt đưới tác 1


Cấu trúc của Allicin


Allicin sẽ nhanh chóng bị phân hủy đặc biệt đưới tác động khi bị đun 2


Allicin sẽ nhanh chóng bị phân hủy, đặc biệt đưới tác động khi bị đun nóng. Khi bị phân hủy, nó sản sinh ra nhiều diallyl sulphides khác nhau, dạng phổ biến nhất là diallyl dishulphide:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


Cấu trúc của Diallyl Disulphide


Mặc dù diallyl sulphides hoạt tính không mạnh bằng allicin nhưng nó vẫn mang lại 3


Mặc dù diallyl sulphides hoạt tính không mạnh bằng allicin, nhưng nó vẫn mang lại lợi ích trong y học đặc biệt là hệ tim mạch.


Hợp chất sulfur, chiếm khoảng 1% trọng lượng của tỏi. Trong khi carbohydrat chiếm 33% trọng lượng của tỏi, có một phần đáng kể các oligosaccharides, chất này có thể ảnh hưởng lên hệ sinh vật và chức năng đường ruột. Tỏi có chứa một lượng trung bình protein, đó là nguồn amino acid arginine dồi dào. Những thuộc tính chống oxy hóa phối hợp với hợp chất carbohydrate-arginine làm cho tỏi được xem như có lợi cho sức khỏe. Sự có mặt của một số chất như selenium và flavonoid có thể ảnh hưởng lớn đến đáp ứng với tỏi của cơ thể [84].

Hầu hết nghiên cứu về tỏi đều tập trung đến thành phần sulfur. Sulfur đầu tiên chứa trong thành phần của củ tỏi đó là γ-glutamyl-(S)-alk(en)yl-L-cysteines và (S)- alk(en)yl-L-cysteine sulfoxides. Lượng (S)-alk(en)yl-L-cysteine sulfoxides thay đổi đáng kể, từ 0,53-1,3% trọng lượng tỏi tươi. Nồng độ alliin có thể tăng trong quá trình bảo quản do sự biến đổi γ-glutamy-lcysteines [84].

Do allicin không bền vững một cách tương đối, phân hủy thành sulfides, ajoene và dithiins. Mùi thơm của tỏi tăng lên do allicin và chuyển hóa tan được trong dầu của nó. Tỏi bị đun nóng được liên quan với sự biến đổi allinase và sự giảm allyl mercaptan, methyl mercaptan và allyl methyl sulfide. Nhìn chung, phương pháp sử dụng để chế biến tỏi ảnh hưởng đáng kể đến hợp chất sulfur đó là hợp chất chiếm ưu thế và đáp ứng sinh học của tỏi [84].

1.4.2. Thực trạng nghiên cứu hiệu quả của tỏi đối với tình trạng RLCHLPM


Trong sách codex Ebes (1550 năm trước công nguyên), người Ai cập cổ đại đã mô tả tỏi là một vị thuốc rất tốt cho người lao động thể lực, cho các vận động viên tham gia Olipic. Người Trung quốc sử dụng tỏi như phương thuốc giá trị chữa bệnh đường hô hấp và tiêu hóa, bệnh tiêu chảy và bệnh giun sán [38,44]. Những năm gần


đây, nhờ tiến bộ của y học hiện đại, nhiều nghiên cứu trên thế giới về vai trò của tỏi trong phòng chống các rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch được công bố [32, 46].

Cơ chế tỏi và chế phẩm làm giảm lipid huyết thanh vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy bổ sung tỏi trong chế độ ăn làm giảm hoạt động của các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp cholesterol như enzyme malic, fatty acid synthase, glucose-6 phosphate dehydrogenase và 3-hydroxy- 3-methyl-glutaryl-CoA (HMG-CoA) reductase [128,129]. Ghi nhận trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm trên chuột cho thấy tỏi làm giảm hấp thu cholesterol ở ruột [112]. Tổng hợp cholesterol được xác định bằng việc đo sự kết hợp của [2-14C] acetate với

cholesterol [162]. Những nghiên cứu trên gan chuột, nhiều loại dịch chiết tỏi được kiểm tra, bao gồm dịch chiết trong nước, trong methanol và trong dầu từ tỏi tươi. Tỷ lệ [2-14C] acetate kết hợp với cholesterol giảm 44% đối với dạng dịch chiết trong methanol, 56% với dịch chiết trong dầu và 64% với dịch chiết trong nước. Như vậy, hợp chất tỏi tan trong nước có hiệu quả ngăn cản tổng hợp cholesterol hơn so với hợp chất tan trong dầu. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gebhardt [69]. Kyolic chứa hợp chất tan trong nước đặc biệt là S-allylcysteine (SAC) và một lượng

nhỏ hợp chất sulfide tan trong dầu. Nồng độ SAC trong Kyolic ở mức 0,4 mmol/l giảm 87% việc tổng hợp cholesterol. Khi nồng độ này ở mức 2,0mmol/l, việc tổng hợp cholesterol chỉ giảm khoảng 25%. Khi so với nhóm chứng, kết quả nghiên cứu cho thấy việc ngăn cản tổng hợp cholesterol không chỉ là hydrophilic hay hydrophobic tự nhiên, đạt hiệu quả tối đa cần phải có sự kết hợp hoạt tính của nhiều hợp chất trong tỏi.


Quá trình oxy hóa lipid, đặc biệt LDL_C tham gia vào cơ chế bệnh sinh bệnh tim mạch, làm tăng cường các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, kết quả làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Các hoạt tính chống oxy hoá của tỏi ức chế và làm thay đổi quá trình oxy hóa LDL_C làm giảm lượng LDL_C và sản phẩm cholesterol trong các đại thực bào, cơ trơn và thành mạch máu, kết quả là ức chế quá trình xơ vữa động


mạch. Sự oxy hóa LDL_C xảy ra khi tiếp xúc với gốc tự do giải phóng bởi các tế bào ngoại vi như tế bào cơ trơn hay monocyte/macrophages, cả hai đều có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng tỏi [98]. Cách đây một vài năm, Munday và cs cung cấp bằng chứng hạt LDL_C bị oxy hóa bởi Cu2+ giảm xuống trên những đối tượng được uống 2-4g tỏi triết tách hàng ngày trong 7 ngày so với những người không được sử dụng. Đáp ứng tương tự không được quan sát thấy khi đối tượng được cung cấp 6g tỏi thô, gợi ý rằng không phải tất cả thuốc pha chế có thể so sánh được trong việc mang lại sự thay đổi vật

lý [118]. Gần đây nhất, Ou và cs so sánh khả năng của 4 hợp chất allyl sulfur (DAS, DADS, (s)-ethylcystein, N-acetylcysteine) trong việc biến đổi sự oxy hóa LDL_C. Trong khi tất cả cho thấy là có hiệu quả, nhưng có sự khác nhau đáng kể trong hiệu quả giữa chúng [126].


Bên cạnh khả năng giúp chống oxy hóa, tỏi còn có thể giúp ngăn ngừa các huyết khối hình thành bên trong các mạch máu. Tác dụng bảo vệ tim mạch này được xem gắn liền với một chất disulfide đặc biệt trong tỏi có tên là ajoene. Chất này có thể giúp ngăn ngừa ngưng kết tiểu cầu, giảm nồng độ fibrinogen trong máu do đó làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Hoạt chất của tỏi có tính chất gần giống như nội tiết tố prostaglandin PGI2 có tác dụng nở mạch nên có tác dụng hạ huyết áp [111].

Cho đến nay, các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi lên mức cholesterol vẫn còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả của tỏi lên các chỉ tiêu lipid. Kết quả từ hai phân tích meta tiến hành năm 1993 [152] và 1994 [141] cho thấy tỏi giảm có ý nghĩa TC (9-12%) so với nhóm chứng. Sau đó kết quả một nghiên cứu thử nghiệm cho kết quả trái ngược [42,137]. Một nghiên cứu meta công bố năm 2000 cho thấy tỏi làm giảm 4-6% [144]. Một phân tích meta gần đây hơn phân tích những nghiên cứu thử nghiệm có đối chứng sử dụng bột tỏi khô cho thấy giảm đáng kể TC (19,2mg/dl), LDL_C giảm 6,7mg/dl và TG giảm 21,1g/dl ở tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 [33].


Từ những năm 90, nghiên cứu trên quy mô lớn của Mader tiến hành trên 261 đối tượng RLCHLPM ở nhiều trung tâm với TC ban đầu 5,2-7,7 mmol/l và/ hoặc TG 2,3- 3,4 mmol/l. Đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên, mù kép vào 2 nhóm một nhóm uống viên tỏi 200mg, 4 lần/ngày, tổng cộng 800mg/ngày, nhóm còn lại uống viên giả dược với số lượng tương tự trong thời gian 16 tuần. Kết quả nghiên cứu tương tự một số nghiên cứu thử nghiệm với quy mô nhỏ trước đó. Ở nhóm được uống viên tỏi, TC giảm đáng kể (14%) trên đối tượng có TC ban đầu ở mức 6,5-7,7 mmol/l so với những đối tượng có mức TC ban đầu thấp hơn (7%) [109].

Năm 1993, Jain và cs báo cáo kết quả nghiên cứu tại một trung tâm về hiệu quả của tỏi trên 42 đối tượng RLCHLPM với TC≥4,6mmol/l và TG>4,6 mmol/l. Đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên để uống viên tỏi, 300mg, 3 lần/ngày, tổng cộng 900mg/ngày và số viên giả dược tương tự cho những đối tượng ở nhóm chứng trong thời gian 12 tuần. Các đối tượng được khuyên là không nên thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động hàng ngày. Lấy máu vào tuần thứ 6 và 12. Không có sự khác biệt ở tuần thứ 6, nhưng sang tuần thứ 12, TC giảm đáng kể ở nhóm can thiệp. LDL_C giảm đáng kể, HDL_C giảm không có ý nghĩa thống kê [87].

Nghiên cứu của Simons và cộng sự năm 1995 trên 30 đối tượng RLCHLPM với nồng độ TC và TG ban đầu là 6,0-7,8mmol/l và <3,0mmol/l, được sử dụng bột tỏi 900mg/ngày chia làm 3 lần, trong 30 tuần, cùng với tư vấn chế độ ăn ít chất béo (dưới 30% năng lượng khẩu phần), acid béo bão hòa dưới 10% năng lượng khẩu phần và cholesterol dưới 300mg/ngày, chế độ ăn này được kiểm soát trong suốt thời gian nghiên cứu bằng ghi nhật ký và sử dụng phần mềm thống kê tính toán thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của đối tượng. Không thấy hiệu quả của tỏi lên các chỉ tiêu lipid máu [142].

Nghiên cứu của Neil và cộng sự vào năm 1996 trong thời gian 24 tuần, mù kép, ngẫu nhiên có đối chứng, sử dụng tỏi khô 300mg/lần x 3 lần/ngày, trên 115 đối tượng


với nồng độ TC ban đầu là 6,0-8,5mmol/l và LDL_C≥3,5mmol/l. Các đối tượng được yêu cầu tiêu thụ chất béo dưới 30% năng lượng khẩu phần, acid béo bão hòa dưới 10% năng lượng khẩu phần, cholesterol dưới 300mg/ngày và tiêu thụ 35g chất xơ/ngày. Kết quả nghiên cứu không thấy hiệu quả của bột tỏi lên các chỉ tiêu lipid máu [122].

Sử dụng hai trung tâm, 12 tuần, mù kép, ngẫu nhiên có đối chứng, Isaacsohn và cộng sự năm 1998 đã nghiên cứu hiệu quả của 900mg bột tỏi/ngày, trên 50 đối tượng RLCHLPM với nồng độ LDL_C ban đầu ≥4,1mmol/l và TG<4,0mmol/l kết hợp với hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỏi không có hiệu quả làm giảm cholesterol trên những bệnh nhân RLCHLPM ở mức độ nhẹ [83].

Gần đây, Superko và Kraus đã đưa ra kết luận tương tự cho một nghiên cứu trong thời gian 12 tuần, mù kép, ngẫu nhiên có đối chứng trên 50 đối tượng RLCHLPM với 5,2mmol/l>LDL_C>3,9mmol/l. Hỏi ghi khẩu phần 3 ngày được tiến hành ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Đối tượng được uống viên bột tỏi 300mg, 3 lần/ngày. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức lipid máu giữa hai nhóm [147].

Berthold và cộng sự cho thấy hiệu quả giảm lipid của dầu tỏi chưng cất trong nghiên cứu mù đơn, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 25 đối tượng RLCHLPM ở mức trung bình, với nồng độ TC ban đầu là 6,2-9,0mmol/l và TG>3,0mmol/l. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được yêu cầu giữ chế độ ăn bình thường trong suốt thời gian nghiên cứu [42].

Ilker và cộng sự năm 2004, tiến hành nghiên cứu hiệu quả của bổ sung dịch chiết tỏi lên lipid máu và tình trạng oxy hóa trên người tình nguyện có cholesterol máu cao. Hai ba đối tượng tình nguyện với nồng độ CT ban đầu >5,98mmol/l tham gia nghiên cứu, trong đó 13 người cao huyết áp còn lại huyết áp hoàn toàn bình thường. Phân tích các thông số lipid máu, test đánh giá chức năng gan, thận, đo lường các thông số oxy hóa máu, khả năng chống oxy hóa được tiến hành ở thời điểm T0 và T4.


CT, LDL_C, VLDL_C, TG thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê, HDL_C tăng sau thời gian sử dụng dịch chiết tỏi. Các thông số khác, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các thông số về tình trạng chống oxy hóa ở T4 tăng so với thời điểm T0. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở nhóm cao huyết áp thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm cao huyết áp, nhóm không cao huyết áp, sự thay đổi không có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bổ sung dịch chiết tỏi giúp cải thiện lipid máu, củng cố khả năng chống oxy hóa thông qua việc giảm mức sản phẩm oxy hóa ở máu, điều này có nghĩa là giảm phản ứng oxy hóa trong cơ thể, giảm huyết áp [82].

Năm 2005, nghiên cứu thực nghiệm trên chuột tại trường đại học tổng hợp Kuwait, chuột được chia làm ba nhóm, một nhóm được nuôi bằng chế độ ăn nhiều cholesterol không có tỏi, nhóm còn lại với chế độ ăn tương tự cùng với tỏi, nhóm đối chứng được nuôi bằng chế độ ăn bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm chuột có chế độ ăn nhiều cholesterol không có tỏi có mức cholesterol huyết thanh cao hơn đáng kể so với nhóm chứng và nhóm có chế độ ăn nhiều cholesterol cùng với tỏi không những cholesterol mà cả TG và huyết áp đều thấp hơn so với nhóm có chế độ ăn tương tự nhưng không có tỏi [42].

Năm 2009, M.Koseoglu và cộng sự tiến hành nghiên cứu hiệu quả của tỏi lên khả năng chống oxy hóa và các chỉ tiêu lipid máu trên 17 người tình nguyện khỏe mạnh, tuổi trung bình 35,2 ± 6,7. Các đối tượng uống viên bột tỏi hàm lượng 66mg, 4 viên/ngày, chia 2 lần. Trong quá trình nghiên cứu, các đối tượng được lấy máu 4 lần tại các thời điểm: ban đầu, 3 giờ ngay sau khi uống 4 viên tỏi đầu tiên, ngày thứ 15 và 30 của nghiên cứu để xét nghiệm các chỉ tiêu lipid máu và chỉ tiêu thể hiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỏi có hiệu quả lên khả năng chống oxy hóa của cơ thể, tổng hàm lượng chất chống oxy hóa huyết thanh tăng có ý nghĩa ở thời điểm 30 ngày so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu, sau 3 giờ và 15 ngày


(p<0,05). Các chỉ tiêu lipid máu thay đổi không có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm ban đầu, sau 3 giờ, sau 15 và 30 ngày sử dụng liệu pháp can thiệp [115].

Gần đây nhất, năm 2009-2010, một nghiên cứu ngẫu nhiên mù kép, có đối chứng của Fumiko, trên 55 người khỏe mạnh có nồng độ TG huyết thanh ban đầu là 120-200mg/dl, phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm, một nhóm uống dịch chiết tỏi lên men với Monascus pilosus 4 viên/ngày tổng cộng 900mg dịch chiết tỏi lên men với Monascus pilosus. Nhóm còn lại uống viên giả dược, sau 12 tuần. Nhóm can thiệp TG giảm có ý nghĩa ở tuần thứ 8 so với nhóm chứng (p<0,01), TC (p<0,01), LDL_C (p<0,001), LDL_C/HDL_C (p<0,001) giảm đáng kể trong hiệu quả tương tác giữa thời gian và điều trị bằng dich chiết tỏi lên men. Tuy nhiên, không có sự thay đổi phần trăm mỡ cơ thể và vòng bụng [67].

Phòng chống bệnh tim mạch bằng cách thay đổi các yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cholesterol huyết thanh. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi lên mức cholesterol vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất. Hơn nữa, nếu thấy được hiệu quả của tỏi trên người, cần làm sáng tỏ thêm loại chế phẩm tỏi nào mang lại hiệu quả nhất. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu để đưa ra những kết luận đáng tin cậy về hiệu quả của tỏi với tình trạng RLCHLPM vẫn là một việc làm hết sức cần thiết.

1.4.3. Hiểu biết về Folate


Folate, acid folic (hay viamin B9) là một chất đồng yếu tố rất quan trọng trong cơ thể. Từ folate và acid folic thường được sử dụng thay thế lẫn nhau, nhưng có một điểm khác nhau quan trọng giữa folate và acid folic. Folate là dạng vitamin tự nhiên, acid folic là dạng vitamin tổng hợp, được sử dụng trong hầu hết các thực phẩm bổ sung. Nói folate nghĩa là muốn đề cập đến folate ở dạng tự nhiên, có trong thiên nhiên như trong rau quả. Folate thuộc nhóm vitamin tan trong nước, hoạt tính sinh học của folate mất đi nhanh chóng trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến hay bào chế. ½

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí