Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 5

thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để tuyên phạt tử hình đối với người phạm tội sao cho đúng người, đúng tội. Việc xét đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước là một thủ tục mang tinh chất nhân đạo chứ không phải là việc xét lại bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật. Vì thế, khi Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân giảm án tử hình không có nghĩa là hủy bản án tử hình do Tòa án quyết định mà chỉ chấp nhận không thi hành án tử hình vì mục đích nhân đạo, thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước việt Nam xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân”.

3) Hình phạt tử hình chỉ có thể được áp dụng đối với người phạm tội.

Hình phạt với tính chất là một biện pháp trách nhiệm, hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội. “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [64, Điều 2], nghĩa là trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh cho một cá nhân khi họ đã thực hiện hành vi phạm tội. Đặc điểm này xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân. Như vậy, hình phạt tử hình cũng là một loại hình phạt cho nên chỉ được áp dụng đối với người phạm tội.

Đặc điểm riêng

Bên cạnh những điểm đặc trưng của một hình phạt, hình phạt tử hình còn chứa đựng những đặc điểm riêng vốn có của nó. Bởi lẽ, nó là một hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, vì vậy chúng ta cần đi sâu phân tích để tìm ra những tồn tại bất cập đó là:

1) Hình phạt tử hình có một đặc tính riêng biệt đó là hình phạt nghiêm khắc nhất tước đi mạng sống của người phạm tội. Đặc điểm này chỉ phù hợp đối với những người phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội, với mục đích tước bỏ tuyệt đối khả năng tái phạm của người phạm tội này. Bởi lẽ, một người đã cố ý phạm tội có tính chất nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội thì thông thường họ sẽ không có tính người, không phân biệt được đúng

sai, ý nghĩa nhân đạo mà xã hội lên án (chẳng hạn giết người diệt khẩu, giết nhiều người có tính chất giã man, côn đồ…). Do đó, hình phạt này đảm bảo được việc thực hiện mục đích phòng ngừa riêng. Tức là kẻ phạm tội này buộc phải đối diện với hình phạt tử hình, vì khi đã mất tính người thì kẻ phạm tội này sẽ không thể giáo dục được nữa.

2) Do hình phạt có đặc điểm nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt và chỉ được áp dụng đối với người phạm một tội có tính nguy hiểm đặc biệt. So với các biện pháp trách nhiệm pháp lý khác dù rất nghiêm khắc nhưng cũng chỉ có thể với nội dung là tước đi quyền tự do của người phạm tội. Người bị áp dụng hình phạt tử hình sẽ bị tước đi tất cả mọi quyền và lợi ích, kể cả quyền được sống. Do đây là loại hình phạt nghiêm khắc nhất nên chỉ dành cho những tội phạm có tính đặc biệt nguy hiểm cao nhất trong số các tội phạm được quy định.

Tuy nhiên, khi đối chiếu với các mục đích của hình phạt thì đương nhiên sẽ mất đi một trong bốn mục đích của hình phạt nói chung (mục đích ngăn ngừa riêng). Bởi lẽ khi áp dụng hình phạt tử hình thì sinh mạng của người bị kết án đã bị tước bỏ vĩnh viễn nên người đó đương nhiên sẽ không còn cơ hội để cải tạo - giáo dục trong nhà tù được nữa. Chính vì vậy, hình phạt tử hình chỉ còn lại có 3 trong 4 mục đích của hình phạt nói chung [87, tr. 190]. Do đó, hình phạt tử hình với ý nghĩa là hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất so với tất cả các loại hình phạt khác trong hệ thống hình phạt của PLHS Việt Nam chỉ phù hợp đối với những tội phạm có tính đặc biệt nguy hiểm như (giết người diệt khẩu, giết nhiều người, giết người phi tang…). Bởi vì áp dụng tử hình đối với kẻ phạm tội này chính là để răn đe người phạm tội không phạm phải. Trong thực tế chúng ta thấy: có rất nhiều vụ án cũng có thể người phạm tội do lỗi vô ý dẫn đến chết người, hoặc lỗi cố ý dẫn đến chết người… nhưng do sự hiểu biết đơn thuần quy định của pháp luật về tử hình cho nên họ hay tìm cách

chốn chánh, bịt đầu mối để tránh cái chết do án tử hình khi phải đối mặt với cơ quan pháp luật. Vì vậy khi đã giết một người do vô ý nhưng có người khác nhìn thấy họ tiếp tục thực hiện hành vi giết tiếp để bịt đầu mối tránh sự khai báo của người này trước cơ quan pháp luật; mặt khác kẻ phạm tội thường có tâm lý nghĩ rằng đằng nào họ cũng phạm vào tội có khung hình phạt tử hình thì dù giết một người hay nhiều người thì cũng vẫn là khung tử hình, do vậy thà phạm tội tiếp để bịt đầu mối sẽ có cơ hội tránh sự phát hiện của cơ quan bảo vệ pháp luật. Từ đó dẫn tới một số cái chết oan rất thương tâm của người vô tình nhìn thấy hoặc chứng kiến vụ việc (Ví dụ gần đây nhất đó là vụ thảm sát 6 người của gia đình anh Lê Văn Mỹ tại Bình Phước). Trong vụ việc này nếu không có ý định giết người diệt khẩu thì không hà cớ gì kẻ phạm tội lại giết nhiều người đến như vậy. Vụ việc đã được đấu tranh làm rõ đối với hai nghi can, tuy nhiên về mặt khách quan nếu là mục đích cướp tài sản thì những người bị hại đã bị khống chế hoàn toàn không thể chống cự; còn nếu mục đích giết người vì tư thù cá nhân thì hai đứa cháu nhà ông Mỹ hoàn toàn không có tư thù vì chúng chỉ là hai đứa cháu đến chơi nhà ông Mỹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Do vậy hình phạt tử hình chưa chắc đã là có giá trị răn đe cao nhất mà trái lại nó còn gây tâm lý cho kẻ phạm tội để cố tình bưng bít cho hành vi sai trái của mình đã xảy ra trước đó. Từ đó tội lỗi, lại trồng chất tội lỗi và những người bị hại không phải là mục đích cho việc phạm tội ban đầu cũng phải bị chết oan một cách không đáng có. Đây là một trong những điểm hạn chế tồn tại mà đang cần phải bàn để làm sao hạn chế một số cấu thành có khung phạt tử hình để hạn chế bớt những cái chết thương tâm như vừa phân tích trên. Những cấu thành này có thể chuyển thành phạt tù chung thân nhưng không được ân xá, miễn giảm (trừ trường hợp lập công lớn hoặc lập công chuộc tội). Khi nói đến vấn đề thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt khác,

quan điểm của Beccaria cũng cho rằng hình phạt tử hình không ảnh hưởng

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 5

sâu sắc đến cảm giác của con người bằng các hình phạt khác như tù giam và bắt buộc lao động khổ sai. Bởi lẽ, sự tác động của mỗi hình phạt nằm ở thời gian tồn tại của nó chứ không phải ở cường độ của nó. Ông cho rằng: “xúc cảm của con người không phải sự trừng trị nghiêm khắc nhưng diễn ra chóng vánh mà nó chỉ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự trừng trị mang tính lặp đi lặp lại của hình phạt” [5, tr. 8].

3) Với tính chất là tước đi mạng sống của người phạm tội cho nên Hình phạt tử hình không còn ý nghĩa giáo dục, cải tạo người phạm tội. Bởi vì, khi đã thi hành hình phạt này thì người phạm tội sẽ không bao giờ còn có cơ hội ăn năn, hối cải, sửa chữa lỗi lầm mà họ đã gây ra. Đây cũng là một trong những điểm bất cập tồn tại gây khó khăn cho công tác phá án, bởi lẽ trong thực tiễn có một số vụ án người phạm tội che dấu đồng phạm nếu chưa có đủ thời gian suy nghĩ để ăn năn hối cải thì họ đã phải bị thi hành án tử hình, thì đương nhiên những manh mối tội phạm sẽ đi vào dĩ vãng cùng cái chết của người bị kết án. Chẳng hạn như vụ án Xiêng Phênh trong đường dây mua bán ma tuy năm 1996 trong thời gian hoãn thi hành án tử hình, Xiêng Phênh đã tỏ ra ăn năn hối cải, tự nguyện khai báo để cơ quan Công an điều tra làm rõ người phạm tội quan trọng là Vũ Xuân Trường để triệt phá tận gốc vụ án [74, tr. 30]

4) Hình phạt tử hình sẽ không mang lại lợi ích trực tiếp cho xã hội nó khác biệt hoàn toàn các hình phạt khác như hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù giam… có thể mang lại các lợi ích nhất định cho xã hội từ sự đóng góp của người bị kết án trong quá trình chấp hành hình phạt, lao động cải tạo. Xét ở góc độ kinh tế, đó là một nhược điểm lớn. Bởi lẽ, khi mất đi một cá nhân là mất đi một phần đóng góp vào thu nhập quốc dân hàng năm của quốc gia; về sức mạnh của đất nước cũng sẽ giảm đi bởi mất đi một cá nhân. Trong khi đó để phát triển đất nước chúng ta đang rất cần nguồn nhân lực. Mặt khác tại nghiên cứu về thi hành án hình sự của tác giả Đàm Cảnh Long đã nhận định:

“Thi hành hình phạt tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đang gây tốn kém, lãng phí về chi phí cho việc thi hành án tử hình” [55, tr. 45].

5) Đặc tính của hình phạt này là tước đi mạng sống vĩnh viễn của con người mà không có thể thay đổi, đây là một đặc điểm quan trọng nhất biểu hiện sự nhược điểm của hình phạt tử hình. Nó khác hẳn với các loại hình phạt khác, một khi đã chứng minh được người bị áp dụng hình phạt bị oan sai hoặc bị áp dụng hình phạt một cách tùy tiện thì hình phạt đó còn có thể sửa chữa được. Bởi lẽ, tất cả các hệ thống TPHS đều tồn tại những vấn đề và khả năng sai sót, không có hệ thống nào có thể tự cho là hoàn thiện, vì vậy nguy cơ người vô tội bị kết án tử hình và bị tước bỏ tính mạng là sai lầm không thể lấy lại được. Theo một nghiên cứu công bố năm 1987 trên tạp trí Stanford Law Review “ở Hoa kỳ cho thấy rằng ở nước này trong giai đoạn 1900 đến 1985, có ít nhất 350 trường hợp người vô tội bị cáo buộc phạm những tội có thể bị kết án tử hình. Trong số đó, 139 người đã bị tuyên án và 23 người bị hành quyết” [45, tr. 38].

6) Hình phạt tử hình chứa đựng tính cứng nhắc, duy nhất chỉ có một mức độ không thể tăng lên hay giảm xuống trong những trường hợp tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm khác nhau. Vì thế, khi kẻ phạm tội đã phạm phải một tội có thể bị áp dụng hình phạt tử hình, họ chẳng ngần ngại gì khi thực hiện tiếp theo hàng loạt các tội phạm khác cho đến khi bị sa lưới pháp luật. Bởi vì, khi đó Tòa án cũng không thể áp dụng mức phạt nào khác cao hơn so với khi kẻ đó chỉ phạm một tội ban đầu. Đây là một nhược điểm của hình phạt tử hình, cần đặt ra cho các nhà làm luật bàn đến việc sửa đổi chính sách pháp luật hình sự làm sao cho phù hợp, hạn chế việc áp dụng khung hình phạt tử hình đồn thời có chính sách khoan hồng đối với kẻ phạm trọng tội nhưng có thái độ ăn năn hối cải trước cơ quan pháp luật và không lẩn tránh hoặc gây thêm tội lỗi tiếp theo.

Trong việc tranh luận về vấn đề có nên duy trì hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt hay không, các nhà lý luận cũng như các chính trị gia

thường dựa vào các đặc điểm riêng của hình phạt tử hình để đưa ra quan điểm của mình. Quan điểm ủng hộ hình phạt tử hình đưa ra những lý lẽ chứng minh những đặc tính tích cực của hình phạt tử hình là có thật. Trong khi đó các quan điểm hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình luôn đề cấp đến những điểm còn tồn tại trong thực tế để đưa ra những luận cứ chứng minh một cách khoa học đảm bảo cả góc độ lập pháp, kinh tế, nhân đạo và phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Về vấn đề này thì theo chúng tôi hiện nay đất nước ta đã có sự phát triển nhất định, do đó chúng ta cần có chính sách pháp luật hình sự làm sao cho phù hợp với chính sách nhân đạo khoan hồng để phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập mà Đảng và Nhà nước đã đề ra tại Nghị Quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đó là “Hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự…, tôn trọng và bảo vệ quyền con người…, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện… Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình ...” [8, tr. 2].

1.2.3. Bản chất của hình phạt tử hình

Bản chất của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng đều xuất phát từ các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hệ tư tưởng, đạo đức lối sống của hình thái kinh tế - xã hội đó quyết định. Khi bàn về bản chất của hình phạt, C.Mác viết: “Hình phạt không phải là một cái gì khác ngoài phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm của các điều kiện tồn tại của nó” [72, tr. 19]. Như vậy, hình phạt thực chất là sự phản ứng của Nhà nước đối với hành vi phạm tội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của xã hội. Nếu hành vi nguy hiểm cho lợi ích của giai cấp thống trị và của xã hội càng cao thì thái độ phản ứng của Nhà nước càng mạnh mẽ. Mà thái độ phản ứng của Nhà nước đối với người phạm tội được thể hiện chính là thông qua hình phạt. Tuy nhiên sự phản ứng này nó cũng tùy thuộc vào từng

thời kỳ lịch sử, tùy vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội cũng như khả năng tự vệ của xã hội. Qua thực tiễn cho thấy, nếu khả năng tự vệ xã hội yếu thì tính nghiêm khắc của hình phạt cao để trấn áp, răn đe người phạm tội; ngược lại nếu khả năng tự vệ của xã hội cao thì tính nghiêm khắc của hình phạt giảm, bởi lẽ khi đó Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp tác động khác nhằm hạn chế tình hình tội phạm, hoặc người phạm tội tự ý thức hơn khi thực hiện hành vi phạm tội. Chẳng hạn trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, hình phạt tử hình được coi là sự báo thù của Nhà nước đối với hành vi phạm tội, nên việc áp dụng nó mang tính chất tàn khốc, dã man được phổ biến trong luật hình sự. Khi xã hội phát triển hơn, nhà nước xây dựng được cơ chế kiểm soát hành vi con người có hiệu quả nên phạm vi áp dụng hình phạt tử hình sẽ dần được thu hẹp. Theo quy luật phát triển thì đến một thời điểm nhất định, nền kinh tế chi thức phát triển, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân nâng cao, nhà nước thiết lập được một trật tự xã hội ổn định, có cơ chế kiểm soát hành vi của con người hiệu quả, khả năng tự vệ của con người cao… thì khi đó có thể tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình. Nói tóm lại khi xã hội càng tiến bộ thì các phương tiện tác động đến hành vi của con người càng đa dạng, phong phú, do đó hình phạt không còn chiếm vị trí độc tôn. Chính vì vậy, để điều chỉnh hành vi người phạm tội nó thường mang tính nhân bản và “hướng tới mục tiêu cải hóa người phạm tội” [72, tr. 20].

Hình phạt xuất hiện là vì có sự tồn tại của tội phạm trong xã hội. Giữa hình phạt và tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ nhân - quả. Tuy nhiên hình phạt nó còn có tính xã hội thông qua cơ sở, nền tảng tồn tại của nó; trong khi đó Pháp luật xuất phát từ các quy luật phát triển khách quan của xã hội, từ toàn bộ hệ thống các quan hệ trong từng hình thái kinh tế - xã hội cụ thể. Tuy rằng các quy luật khách quan và các nhu cầu xã hội không phải ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của pháp luật mà phải thông

qua ý thức của nhà làm luật, ý thức của nhà làm luật lại chịu ảnh hưởng của các hình thái tư tưởng khác nhau, như kinh tế, triết học, đạo đức, tôn giáo, ý thức chính trị, truyền thống pháp lý cho phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế… Tóm lại, giữa nhu cầu xã hội và sự phản ánh nhu cầu pháp luật có một yếu tố trung gian là ý thức xã hội của thời đại. Ý thức xã hội xác định tính chất, hình thức và mức độ phản ánh chính xác của pháp luật. Nó hoàn toàn khác với quy luật tự nhiên, các quy luật pháp luật có thể phát huy được tính tính cực, nhưng cũng có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực; có thể phản ánh được các nhu cầu của xã hội hoặc có thể không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu đó. Quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật nói chung và hình phạt nói riêng phải xem xét đến một số những vấn đề cơ bản nêu trên.

Tùy từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử và thời điểm khác nhau, việc áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với thực tiễn nếu không nó sẽ mất đi giá trị, tính cần thiết và ý nghĩa nhân văn cho sự phát triển xã hội cũng như mất đi ý nghĩa nhân đạo nhân văn cao cả trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, việc quy định thay đổi nội dung của hình phạt tử hình, quy định hình phạt tử hình đối với một loại tội phạm nào phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể gắn với đặc điểm các quan hệ xã hội trong giai đoạn đó.

Hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng đều là một trong những công cụ của Nhà nước để quản lý xã hội, hình phạt cũng mang tính giai cấp. Biểu hiện rõ nét ở chỗ hình phạt phục vụ cho sự củng cố địa vị thống trị của Nhà nước. Hình phạt là công cụ, phương tiện nhằm bảo vệ trật tự, an toàn xã hội mà bất cứ Nhà nước nào cũng cần đến nó. Tuy nhiên, mức độ cần thiết và sử dụng hình phạt vào những mục đích của Nhà nước. Điều này có nghĩa là, cùng với sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử, mục đích, ý nghĩa, chức năng của hình phạt cũng sẽ thay đổi phù hợp với ý chí của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022