Đối Tượng Và Phạm Vi Của Việc Hạn Chế Và Tiến Tới Xóa Bỏ Hình Phạt Tử Hình

giai cấp thống trị. Có thể thấy rằng, việc coi trọng hành vi nguy hiểm nào đó là tội phạm, bên cạnh yêu cầu nhằm duy trì trật tự xã hội, Nhà nước rất quan tâm đến việc hành vi đó có xâm phạm đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp mình không. Từ việc quy định tội phạm như thế nào, Nhà nước sẽ quy định kèm theo cho các tội phạm cụ thể tương ứng. Vì vậy, thông qua việc quy định hình phạt cho các tội phạm cụ thể, thái độ mang bản chất Nhà nước. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, hình phạt tử hình được giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ chủ yếu chống lại các hành vi phạm tội, bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của giai cấp mình. Vì vậy, hình phạt tử hình được quy định với phạm vi rất rộng và được áp dụng rất phổ biến. Nội dung của hình phạt tử hình mang nặng tính trừng trị. Hình thức thi hành hình phạt tử hình gồm nhiều loại dã man, tàn khốc.

Còn hình phạt tử hình trong xã hội Tư bản trước đây, giai cấp thống trị cũng sử dụng hình phạt này khá phổ biến để bảo vệ chế độ Tư bản chủ nghĩa, bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo vệ chế độ bóc lột nhằm đem lại lợi ích của giai cấp tư sản. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây do sự phát triển của các lực lượng tiến bộ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, xã hội cho nên việc áp dụng hình phạt tử hình cũng có sự thay đổi nhất định ở một loạt các nước có nền kinh tế phát triển đặc biệt là các nước ở châu âu.

Còn ở Việt Nam, khi còn dưới chế độ Nhà nước Phong kiến và Thực dân nửa Phong kiến; hoặc chế độ ngụy quân, ngụy quyền (ở miền nam từ 1959- trước 30/4/1975) hình phạt tử hình cũng được quy định đối với nhiều loại tội phạm, trong đó có các tội phạm ít nghiêm trọng, vi phạm đạo đức, luân lý. Với hệ thống “ngũ hình” (xuy, trượng, đồ, lưu, tử…), hình phạt tử hình được quy định với nhiều hình thức thi hành, như thắt cổ, chém đầu, chém bêu đầu, nấu trong vạc dầu, xẻo thịt cho đến chết… rất dã man.

Khác hẳn với các Nhà nước bóc lột, bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là đấu tranh cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Trong công

cuộc đấu tranh với tội phạm, Nhà nước không chủ yếu dùng hình phạt mà kết hợp với nhiều biện pháp mang tính giáo dục khác, như: kinh tế, văn hóa, giáo dục…, và lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Phòng ngừa tội phạm là mục tiêu chính mà Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt. Do đó, hình phạt tử hình ở nước ta, Nhà nước đang trong thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không có nội dung nặng nề về trừng trị mà chủ yếu nhằm phòng ngừa tội phạm. Hình phạt tử hình không nhằm bảo vệ lợi ích và củng cố địa vị của số ít giai cấp thống trị mà để bảo vệ thành quả và lợi ích của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy mà hệ thống hình phạt trong luật hình sự luôn được Nhà nước ta sửa đổi bổ sung theo hướng giảm dần việc áp dụng hình phạt tử hình để phù hợp với sự phát triển của đất nước và của xã hội.

1.3. Đối tượng và phạm vi của việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình

1.3.1. Đối tượng hạn chế (không) áp dụng hình phạt tử hình

1) Tuổi của người phạm tội có thể không áp dụng hình phạt tử hình

Hình phạt tử hình trong các chế độ phong kiến cổ đại, hình phạt này được áp dụng rộng rãi không có sự phân biệt lứa tuổi. Khi nghiên cứu các Bộ luật cổ đại có ghi nhận về hình phạt tử hình, nhưng đều không thấy đề cập đến việc giới hạn tuổi và khả năng bị áp dụng hình phạt tử hình. Như vậy có nghĩa là những ai có thể chịu hình phạt thì đều có thể bị xử tử hình. Chúng ta có thể thấy rõ trong luật hình sự Trung Quốc cổ qua việc áp dụng chế định “độc tù” (giết cả họ). Theo chế định hà khắc này, thì chỉ một người trong dòng họ phạm tội bị cho là thuộc “Thập cá tội) thì cả dòng họ đó bất kể già, trẻ, gái, trai, đều bị xử tử. Việc áp dụng hình phạt theo kiểu chế định này cũng không riêng chỉ có Nhà nước phong kiến cổ đại trung Quốc mà còn cả một số nhà nước phong kiến khác trên thế giới.

Xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển, nhận thức pháp luật còn hạn chế trên mọi phương diện cho nên tình trạng áp dụng hình phạt tử hình không có sự phân biệt tuổi kéo dài trong suốt thời kì lịch sử áp dụng loại hình phạt này. Đến khi phong trào đòi xóa bỏ hình phạt tử hình được dấy lên mạnh mẽ trong thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đặc biệt trong thế kỷ XX một số các quốc gia ở Châu âu, Châu Mỹ xóa bỏ hình phạt tử hình, còn lại một số quốc gia khác trên thế giới đã giới hạn độ tuổi có thể chịu hình phạt tử hình trong đó có Việt Nam... Cụ thể, tại BLHS năm 1985 Việt Nam đã cấm áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 27). Đặc biệt năm 1989, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua Công ước về các quyền trẻ em đồng thời Công ước cũng đã nhấn mạnh việc trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Cụ thể tại Điều 37(a) của Công ước này cấm áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là người chưa thành niên. Với quy định này, các quốc gia trên thế giới bắt đầu quan tâm đến vấn đề tuổi của người phạm tội và hình phạt tử hình. Lần lượt, các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình đã loại trừ khả năng áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là người chưa thành niên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Qua nghiên cứu luật hình sự các nước trên thế giới thì hầu hết đã quan tâm đến tuổi tối thiểu của người phạm tội có thể áp dụng hình phạt tử hình, nhưng vấn đề tuổi tối đa của người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tử hình thì lại chưa được quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có một số ít quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình là có quy định không áp dụng và không thi hành hình phạt tử hình đối với người già như: (Sudan, người trên 70 tuổi); (Liên bang Nga, người trên 65 tuổi); (Mông Cổ, Goatemala, Mexico người trên 60 tuổi) [72, tr. 154].

Còn tại Việt Nam tuy chưa có quy định cụ thể trong BLHS nhưng tại điều 46 cũng đã quy định người gia là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; theo

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 6

hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì người từ đủ 70 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, sức khỏe con người giảm sút, khả năng tư duy không còn nhạy bén và minh mẫn; khả năng gây thiệt hại cho xã hội hạn chế; họ đã có một quá trình lao động, đóng góp cho xã hội, xứng đáng được nghỉ ngơi… Việc phụng dưỡng, chăm sóc người già không chỉ là đạo lý mà còn là “trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và của xã hội” (Điều 1 Luật người cao tuổi). Chính vì vậy, pháp luật hình sự không nên quy định áp dụng hình phạt tử hình với đối tượng (chủ thể phạm tội) là người già từ 75 tuổi trở lên là phù hợp, đây là thể hiện tính nhân văn cao cả của dân tộc ta. Trong những năm qua ở Việt Nam chúng ta tuy chưa có thống kê chính thức số lượng người già bị áp dụng và thi hành hình phạt tử hình, nhưng với đặc điểm tâm- sinh lý nêu trên cũng như trong thực tiễn chúng tôi nhận thấy đại đa số những người già là những người mẫu mực cho nên tỷ lệ người già phạm tội đặc biệt nghiêm trọng không nhiều nên số người già bị kết án tử hình (nếu có) không đáng kể, thậm chí không có.

Mặt khác qua nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến cũng đã quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già. Chẳng hạn như Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện chính sách nhân đạo đối với người già phạm tội. Cụ thể tại Điều 16 Bộ luật này có quy định:

Những người già từ 70 tuổi trở lên phạm tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền; phạm tội thập ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu để vua xét định. Từ 90 tuổi trở lên, dẫu có bị tội chết cũng không hành hình [72, tr. 153].

Vì vậy, việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già theo như phân tích đề cập ở trên chính là sự kế thừa truyền thống lập pháp, đạo lý của dân tộc ta, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của pháp luật hình sự

trên thế giới, phù hợp với Luật người cao tuổi và thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, khoan dung của Đảng và Nhà nước đã chỉ ra tại Nghị quyết 49 và Hiến pháp năm 2013.

2) Không nên áp dụng hình phạt tử hình đối với người thiểu năng tâm thần

Thiểu năng tâm thần (hay còn gọi là tâm thần trì độn, thiểu năng chí tuệ, chậm phát triển tâm thần). Tên khoa học của bệnh thiểu năng tâm thần là oligophrenia, đây là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh cảnh lâm sàng giống nhau. Bệnh lý thường gặp do nguyên nhân mất trí bẩm sinh hoặc mắc phải trong những năm đầu tuổi thơ từ các tai nạn, sang trấn bệnh lý khác… Biểu hiện rõ nét của trạng thái này là thần kinh không bình thường, kém phát triển về trí tuệ, mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, bên cạnh đó còn có những rối loạn khác về khả năng thích ứng (khả năng tự lập và làm tròn trách nhiệm xã hội ứng với tuổi), rối loạn cảm xúc, ý chí, thể chất, nội tiết, vận động…

Đối với những người có các trạng thái nêu trên thường được chẩn đoán là thiểu năng tâm thần phải được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định (giám định) dựa trên 3 tiêu chí sau: 1) Hoạt động trí tuệ tổng quát dưới mức trung bình một cách rõ rệt (thông thường chỉ số thông minh IQ < 70, đây là giới hạn cao nhất của chậm phát triển tâm thần. Bởi vì người có chỉ số IQ < 70 thường bị hạn chế khả năng thích ứng, do đó người này phải cần đến sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt của gia đình và xã hội; 2) những người này có thể đưa đến hoặc phối hợp với các thiếu sót về khả năng thích ứng; 3) trạng thái này khởi đầu trước 18 tuổi. Nhìn chung tùy vào mức độ kém phát triển tâm thần ở những người thiểu năng tâm thần, người ta chia thành ba nhóm:

- Ngu - có mức độ trì trệ về phát triển tâm thần (nặng nhất);

- Đần - Chứng trì độn tâm thần ở mức độ trung bình;

- Thộn - chứng thiếu phát triển tâm thần ở mức độ nhẹ nhất.

Đối với người Ngu và người đần, nếu có giám định thường được xác định là mất năng lực trách nhiệm. Những người này được coi là rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và không bị coi là phạm tội (Điều 13 BLHS). Các hành động phạm pháp thường gặp nhiều nhất ở người thộn. Vì vậy tùy thuộc vào mức độ trì độn cũng như tính chất hành vi, tác phong và khả năng lao động của họ để kết luận có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Nếu người thiểu năng tâm thần được giám định pháp y kết luận là có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội mà Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam thì hình phạt tử hình họ vẫn có thể bị áp dụng. Ở Việt Nam chưa có thống kê nào cho thấy người thiểu năng tâm thần bị kết án tử hình. Tuy nhiên theo quy định hiện hành trong Bộ luật hình sự, người thiểu năng tâm thần, nếu không rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 35 BLHS hiện hành và Điều 40 BLHS năm 2015, khi quy định về các đối tượng “không áp dụng hình phạt tử hình” không có người thiểu năng tâm thần. Do vậy về nguyên tắc, những người này vẫn có thể phải chịu mức án tử hình và tình trạng thiểu năng tâm thần chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều 46 BLHS.

Thực tế quy định trên còn chưa phù hợp, bởi lẽ: những người thiểu năng chí tuệ thường hoạt động theo cảm tính vô thức, không có chủ ý mục đích và hầu như họ không còn khả năng nhận thức hoặc nếu còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì cũng chỉ ở mức độ hạn chế đó là: với người thiểu năng trí tuệ có chỉ số thông minh IQ từ 59 đến dưới 70, thì mức độ nhận thức của họ chỉ tương đương đứa trẻ từ 7 đến 10 tuổi; với người có chỉ số thông minh IQ là 76, mức độ nhận thức của họ chỉ tương đương với người 13 tuổi 6 tháng. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam thì người từ đủ 14 tuổi trở lên mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, người chưa đủ 14 tuổi được coi là chưa có khả năng nhận thức và điều khiển

hành vi của mình nên không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chúng ta thấy không công bằng khi hai người có khả năng nhận thức tương đương nhau, nhưng chỉ khác về độ tuổi (tức một người chưa đủ 14 tuổi) không phạm tội; còn một người (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng nhận thức chỉ tương đương với người chưa đủ 14 tuổi vẫn bị coi là phạm tội và có thể phải chịu mức án tử hình [72, tr.155, 157]).

Qua nghiên cứu luật cổ Việt Nam, tại điều 16 Bộ luật Hồng Đức cũng đã quy định: “người bị ác tật phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu vua để xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội”… [50].

Còn trên thế giới hiện nay, một số quốc gia cũng đã quy định không áp dụng hình đối với người thiểu năng trí tuệ như: SriLanka, Thái Lan, Ai Cập, Thổ Nhĩ kỳ, Ukraine, Hoa Kỳ. Việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với những người thiểu năng trí tuệ là hoàn toàn phù hợp với tuyên bố nhân quyền về người tàn tật và tâm thần được Đại hội đồng liên hiệp quốc thông qua năm 1971.

Theo tài liệu nghiên cứu của ThS. Vũ Thị Thuý- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã trích dẫn:

Một kết quả điều tra xã hội học tại Mỹ cho thấy: 71% số người được hỏi trả lời không nên thi hành án tử hình đối với người thiểu năng tâm thần. Tại Việt Nam theo điều tra của chúng tôi đối với 348 người, trong số 317 người ủng hộ việc duy trì án tử hình, có 246/317 (78%) người đề nghị không áp dụng hình phạt tử hình đối với người thiểu năng tâm thần. Đây là đối tượng được dư luận xã hội đồng tình xóa bỏ án tử hình cao thứ hai, sau ý kiến không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai [72, tr. 158, 159].

Từ những phân tích viện dẫn trên cho thấy Luật không nên quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với đối tượng (chủ thể phạm tội) là người thiểu năng tâm thần.

3) Không nên áp dụng hình phạt tử hình đối với người tàn tật về thể chất mà không phải do chính họ gây ra để trốn tránh trách nhiệm hình sự.

Khi nghiên cứu về lĩnh vực này, chúng ta thấy không phải bất kỳ người nào bị tàn tật về thể chất đều không bị áp dụng và thi hành hình phạt tử hình. Tuy nhiên dưới góc độ lý luận của đề tài, chúng tôi thấy việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người tàn tật về thể chất cần phải được quy định cụ thể và phân biệt một cách rõ ràng, nghĩa là phải ở mức độ không có khả năng tự đảm bảo các nhu cầu, sinh hoạt tối thiểu cho bản thân, khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội như: học tập, lao động, các sinh hoạt cộng đồng khác… của họ bị hạn chế. Tức là trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của họ phải cần đến sự hỗ trợ của người thân, của cộng đồng xã hội. Những đối tượng này thường là người bị bệnh phải nằm liệt giường, phải ngồi xe lăn, người mù cả hai mắt… Đây là những đối tượng thường mặc cảm tự ti, thua thiệt trong cuộc sống cho nên tâm lý thường không được ổn định, thiếu vững vàng, khả năng tiếp tục tái thực hiện hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội không cao. Mặt khác cũng do xuất phát từ tình trạng “tàn tật” cho nên phần nào ảnh hưởng đến rất nhiều khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của họ. Trong khi đó với đạo lý nhân đạo của dân tộc ta thì những đối tượng này thường được Nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm, giúp đỡ đặc biệt.

Pháp luật từ thời Phong kiến trước đây cũng quy định vấn đề này, cụ thể như: Bộ Luật Hồng Đức có quy định về trách nhiệm hình sự của người bị tàn tật đã thể hiện đường lối khoan dung nhân đạo đó là:

Người phế tật phạm tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì không theo luật này. Người bị ác tật phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu để vua xét định, ăn chộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội. Khi phạm tội chưa tàn tật, đến khi tàn tật mới bị phát giác, thì xử theo luật tàn tật [50].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022