Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Khách Quan Đến Đến Sự Hình Thành, Phát Triển Các Pctl Của Hdvdl

8


Các ý kiến đã chỉ ra 10 yếu tố cụ thể thuộc chủ thể có ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL với các mức độ khác nhau:

- “Hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của HDVDL” được đánh giá có mức ảnh hưởng lớn nhất (4.42đ) cùng xếp ở bậc 1/9 và 1/20 các yếu tố ảnh hưởng đến PCTL của người HDVDL: có 152 ý kiến (chiếm 50.7%) cho là rất ảnh hưởng, 121 ý kiến cho là ảnh hưởng (chiếm 40.3%), chỉ có 27 ý kiến cho là bình thường (chiếm 9%), không có ý kiến nào đánh giá ở mức ít ảnh hưởng hoàn toàn không ảnh hưởng (bảng 3, phụ lục 5).

Đánh giá này cũng phù hợp với quan điểm về hoạt động trong tâm lý học cho rằng tâm lý được hình thành và phát triển trong hoạt động và thông qua hoạt động.

HDVDL trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của mình thực chất là tiến hành những công việc cụ thể đối với đối tượng giao tiếp trực tiếp và chủ yếu là khách du lịch. Để có thể hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của mình đòi hỏi HDV phải có những PCTL đáp ứng, mặt khác, chính trong quá trình hoạt động thực hiện các nhiệm vụ đó, các PCTL của họ lại được phát triển và hoàn thiện hơn.

- “Vốn hiểu biết văn hóa” có mức điểm đánh giá là 4.22đ (thứ bậc 2/9 và 2 /20): có 139 ý kiến cho là ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 46.3%), 114 ý kiến cho là ảnh hưởng (chiếm 38%), 27 ý kiến cho là bình thường (chiếm 9%), 20 ý kiến cho là ít ảnh hưởng hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 6.7%) (bảng 3, phụ lục 5). Điều này khẳng định tất cả các khách thể đều nhận thức tầm quan trọng của nền tảng tri thức sẽ ảnh hưởng đến việc HDVDL hình thành các PCTL và phát triển các PC này trong tương lai.

- “Trình độ đào tạo” theo đánh giá của các khách thể nghiên cứu có mức ảnh hưởng xếp thứ ba sau “Vốn hiểu biết văn hóa” với 3.94đ: có 100 ý kiến cho là ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 33.3%), 125 ý kiến cho là ảnh hưởng (chiếm 41.7%), 46 ý kiến cho là bình thường (chiếm 15.3%), 29 ý kiến cho là ít ảnh hưởng hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 9.7%) (bảng 3, phụ lục 5).

Giai đoạn đào tạo nghề HDVDL trong nhà trường tập trung chủ yếu vào việc định hướng mục tiêu, giáo dục động cơ, đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện những PCTL cần thiết cho người học. Sau giai đoạn này, người học sẽ thực sự tham gia vào hoạt động HD dựa trên nền tảng tri thức đã có và kinh nghiện thực tiễn của cá nhân.

Tất cả những gì HDVDL tiếp thu được trong quá trình đào tạo nghề tại nhà trường sẽ làm cơ sở cho hoạt động nghề và là điểm xuất phát mới có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các PCTL của họ trong tương lai.

Các yếu tố: “Kinh nghiệm hướng dẫn đoàn”, “Tình trạng sức khỏe”, “Năng khiếu bản thân” cũng được đánh giá ở mức ảnh hưởng cao:

Kinh nghiệm hướng dẫn đoàn” đạt 3.91đ (4/9) với 90 ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 30%), 118 ý kiến cho rằng cần thiết (chiếm 39.3%), 70 ý kiến cho rằng bình thường (chiếm 23.3%), còn lại 22 ý kiến cho rằng ít ảnh hưởng hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 7.3%) (bảng 3, phụ lục 5).

Tình trạng sức khỏe” đạt 3.79đ (5/9) với: 129 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 43%), 98 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 32.7%), 42 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 14%), 31 ý kiến cho rằng ít và hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 10.7%) (bảng 3, phụ lục 5).

Năng khiếu bản thân” đạt 3.62đ (thứ bậc 6/9): có 55 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 18.3%), 116 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 38.7%), 98 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 92.7%), 31 ý kiến cho rằng ít ảnh hưởng hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 10.4%) (bảng 3, phụ lục 5).

Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố chủ quan cho thấy ngoài những yếu tố có mức độ ảnh hưởng nhiều còn có các yếu tố: “Tuổi đời”, “Tính cách cá nhân”, “Giới tính” đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL.

Như vậy, có nhiều yếu tố chủ quan tác động đến sự hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL, trong đó 3 yếu tố: “Hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của HDVDL”, “Vốn hiểu biết cá nhân”, “Trình độ đào tạo” có ảnh hưởng nhiều, các yếu tố khác đều ảnh hưởng ở mức cao và TB.

2.3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến đến sự hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL

Bảng 2.23: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan



Stt


Khách thể Yếu tố ảnh hưởng

SV

HDVDL

KDL

Tổng

cộng

TB

Thứ

bậc

TB

Thứ

bậc

TB

Thứ

bậc

TB

Thứ

bậc

1

Chế độ đãi ngộ của doanh

nghiệp nơi HD đang công tác

4.00

2

3.96

1

4.16

1

4.04

1

2

Điều kiện làm việc

3.95

3

3.95

2

4.15

2

4.02

2

3

Bầu không khí tâm lý nơi làm

việc

3.90

4

3.75

3

4.16

1

3.94

3

4

Quản lý và hỗ trợ từ các doanh

nghiệp nơi HDV đang công tác

4.05

1

3.72

5

3.99

3

3.92

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 9

Đặc điểm đối tượng khách trực

tiếp hướng dẫn

3.79

6

3.58

6

3.90

4

3.76

5

6

Công tác giáo dục

3.79

6

3.53

7

3.68

6

3.67

6

7

Ảnh hưởng từ đồng nghiệp

3.81

5

3.74

4

3.46

7

3.67

6

8

Điều kiện kinh tế chính trị - xã

hội

3.65

7

3.40

8

3.83

5

3.63

7

9

Thành tích doanh nghiệp nơi

HDV đang công tác

3.41

8

3.23

9

3.20

9

3.28

8

10

Ảnh hưởng từ thầy cô

3.08

10

3.16

10

3.41

8

3.22

9

11

Hoàn cảnh gia đình

3.12

11

3.09

11

2.87

10

3.03

10

5


Bảng 2.23 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL. Trong đó:

Yếu tố “Chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp nơi HDV đang công tác” là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất với 4.04đ (thứ bậc 1/11): có 119 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 39.7%), 110 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 36.7%), 42 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 14%), 29 ý kiến cho rằng ít hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 9.6%) (bảng 3, phụ lục 5).

Điều kiện làm việc” đạt 4.02đ (thứ bậc 2/11) với 99 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 33%), 133 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 44.3%), 44 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 14.7%), 24 ý kiến cho rằng ít hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 8.0%) (bảng 3, phụ lục 5).

Bầu không khí tâm lý nơi làm việc” đạt 3.94đ (thứ bậc 3/11): có 91 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 30.3%), 131 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 43.7%), 53 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 17.7%), 25 ý kiến cho rằng ít hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 8.3%) (bảng 3, phụ lục 5).

Các yếu tố: “Quản lý và hỗ trợ từ các doanh nghiệp” đạt 3.93đ (thứ bậc 4/11), “Đặc điểm đối tượng khác trực tiếp HD” với 3.76đ (thứ bậc 5/11), “Công tác giáo dục” và “Ảnh hưởng từ đồng nghiệp” cùng đạt 3.67đ (thứ bậc 6/11), “Điều kiện kinh tế chính trị - xã hội” đạt 3.63đ (thứ bậc 7/11) cũng được đánh giá ở mức ảnh hưởng cao.

Còn “Thành tích doanh nghiệp nơi HDV đang công tác”; “Ảnh hưởng từ thầy, cô” và “Hoàn cảnh gia đình” được các nhóm khách thể khảo sát xếp vào nhóm có mức ảnh hưởng thấp nhất trong nhóm:

Thành tích doanh nghiệp nơi HDV đang công tác” đạt 3.28đ (thứ bậc 8/11) với 32 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 10.7%), 96 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 32%), 116 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 38.7%), 56 ý kiến cho rằng ít hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 18.7%) (bảng 3, phụ lục 5).

Ảnh hưởng từ thầy, cô” đạt 3.22đ (thứ bậc 9/11) với 51 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 17%), 76 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 25.3%), 86 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 28.7%), 87 ý kiến cho rằng ít hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 29%) (bảng 3, phụ lục 5).

Hoàn cảnh gia đình” đạt 3.03đ (thứ bậc 10/11) với 32 ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất nhiều (chiếm 10.7%), 70 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng (chiếm 23.3%), 107 ý kiến cho rằng ảnh hưởng bình thường (chiếm 35.7%), 91 ý kiến cho rằng ít hoàn toàn không ảnh hưởng (chiếm 29.4%) (bảng 3, phụ lục 5).

Qua cách sắp xếp thứ bậc như trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy môi trường làm việc, lợi ích mà HDVDL có được khi tham gia hoạt động trong môi trường đó có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành PCTL của HDV. Nếu HDV thật sự được tham gia sinh hoạt trong môi trường năng động, bầu không khí thoải mái, được hưởng những quyền lợi xứng đáng với công sức họ bỏ ra thì việc phát triển những PC cần thiết của nghề theo chiều hướng tích cực là việc đương nhiên.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được HDVDL đánh giá cao tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động thực tiễn hơn là việc chỉ tiếp thu kiến thức từ Thầy, cô; từ môi trường giáo dục. Có lẽ vì vậy mà yếu tố “Ảnh hưởng từ Thầy, cô” được đánh giá có mức ảnh hưởng tương đối thấp trong nhóm này. Việc này đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp truyền đạt kiến thức từ người dạy đến người học vì đáng lý ra Thầy, cô phải là người vừa định hướng mục tiêu, phương pháp và phong cách làm việc; vừa là mục tiêu và hình mẫu để những người HDVDL tương lai soi vào và phấn đấu.

Hoàn cảnh gia đình cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL, tuy nhiên yếu tố này lại được đánh giá có mức ảnh hưởng thấp nhất. Điều đó cho thấy, các khách thể nhận thấy tầm quan trọng của “gia đình” nhưng nó chưa phải là điều kiện đủ để HDVDL có thể phát triển các PCTL của mình. Tránh những trường hợp có một số cá nhân thường mượn yếu tố hoàn cảnh gia đình để thực hiện những hành động đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật.

Nói chung, có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDV trong đó yếu tố “Đãi ngộ của doanh nghiệp nơi HDV đang công tác” là quan trọng nhất, có mức ảnh hưởng nhiều nhất.

Tóm lại, các yếu tố khách quan và chủ quan đều có mức độ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của người HDVDL. Các yếu tố khách quan làm tiền đề bên ngoài để hình thành nên các yếu tố bên trong và định hướng cho sự phát triển của các PCTL; các yếu tố chủ quan lại tác động trở lại các yếu tố khách quan làm thay đổi và phát triển các PCTL theo những chiều hướng khau nhau. Vì vậy, có thể nói hai nhóm yếu tố ảnh hưởng này (cụ thể thành 20 biểu hiện) có sự tác động qua lại hài hòa và khắng khít với nhau. Trong đó, yếu tố “Hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của HDVDL” đóng vai trò chủ yếu.

2.3.3.3. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL với các thông số điều tra.

2.3.3.3.1. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng với thông số giới tính. Kết quả thể hiện qua bảng 2.24:

Bảng 2.24: So sánh các yếu tố ảnh hưởng theo thông số giới tính


Yếu tố ảnh hưởng

Nam

Nữ


P

TB

DLC

TB

DLC

Khách quan

3.70

0.47

3.60

0.58

0.157

Chủ quan

4.19

0.48

4.11

0.58

0.158


Độ chênh lệch theo đánh giá giữa nam và nữ trong từng nhóm yếu tố ảnh hưởng không cao.

Cả phái nam và nữ đều đánh giá nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm các yếu tố khách quan.

Không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Do đó, có thể khẳng định không có sự khác biệt giữa nam và nữ về việc nhận thức các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL.

2.3.3.3.2. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng theo đánh giá của SV các trường. Bảng 2.25: So sánh các yếu tố ảnh hưởng theo đánh giá của SV các trường

Yếu tố ảnh hưởng

Tôn Đức Thắng

Văn Lang


P

TB

DLC

TB

DLC

Khách quan

3.60

0.62

3.53

0.56

0.570

Chủ quan

4.24

0.44

4.01

0.63

0.059

Bảng 2.25 cho thấy:

Sinh viên của cả 2 trường Tôn Đức Thắng và Văn Lang đều đánh giá nhóm các yếu tố chủ quan cao hơn nhóm các yếu tố khách quan.

Không có ý nghĩa về mặt thống kê (P ≥ 0.05).

Từ đó có thể khẳng định không có sự khác biệt giữa SV trường đại học Tôn Đức Thắng và đại học Văn Lang về nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL.

2.3.3.3.3. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng theo loại hình HDVDL.

Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng theo loại hình HDVDL thể hiện qua bảng 2.26: Bảng 2.26: So sánh các yếu tố ảnh hưởng theo loại hình HDVDL

Yếu tố ảnh hưởng

Nội địa

Quốc tế


P

TB

DLC

TB

DLC

Khách quan

3.66

0.50

3.72

0.47

0.572

Chủ quan

4.01

0.53

4.46

0.44

0.000


HDV nội địa và HDV quốc tế cùng đánh giá nhóm các yếu tố khách quan có mức ảnh hưởng ít hơn nhóm các yếu tố chủ quan.

Có sự khác biệt giữa nhóm HDV nội địa và HDV quốc tế về mức độ nhận thức các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL trong nhóm chủ quan.

Tình trạng sức khỏe” là yếu tố đầu tiên có thể cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa HDV nội địa và HDV quốc tế. Sức khỏe là một trong những điều kiện “cần” đầu tiên để của người HDVDL, tuy nhiên, tùy tuyến điểm, chương trình du lịch khác nhau mà đòi hỏi cũng khác nhau. Đối với những chuyến đi dài ngày và nằm ngoài phạm vi lãnh thổ nước ta, đòi hỏi HDVDL phải có sức khỏe thật tốt và ổn định để đáp ứng yêu cầu của nước sở tại và “chăm lo”khách hàng thật tốt.

Hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của HDVDL” cũng có những đòi hỏi khác nhau với từng loại hình HD. Với những HDVDL quốc tế, công việc có thể nhẹ nhàng hơn nhờ sự trợ giúp của các HDV nội địa tại chỗ nên yêu cầu về chuyên môn và hoạt động thực tế có thể không nhiều hơn HDV nội địa là bao. Còn đối với HDVD nội địa, vì đối tượng khách là những người đã có sự hiểu biết ít nhiều về văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của những miền đất nước nên sẽ có đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ hướng dẫn và kinh nghiệm thực tế

Do đó, có thể khẳng định có sự chênh lệch về mức độ cần thiết trong nhóm các yếu tố chủ quan của 2 nhóm HDV nội địa và HDV quốc tế.

2.3.3.3.4. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng theo độ tuổi.

Bảng 2.27 cho thấy kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng theo độ tuổi điều tra: Bảng 2.27: So sánh các yếu tố ảnh hưởng theo thông số độ tuổi

Yếu tố ảnh hưởng

Dưới 25

25 – dưới

40

40 – dưới

60

Trên 60


P

TB

DLC

TB

DLC

TB

DLC

TB

DLC

Khách quan

3.83

0.48

3.69

0.49

3.58

0.54

3.92

0.50

0.181

4.13

0.50

4.15

0.52

4.26

0.49

4.56

0.29

0.154

Chủ quan


Tất cả các khách thể có độ tuổi dưới 25; từ 25 – dưới 40; từ 40 – dưới 60 và trên 60 đều đánh giá nhóm khách quan có mức ảnh hưởng ít hơn so với nhóm các yếu tố chủ quan.

Không có ý nghĩa về mặt thống kê (P ≥ 0.05)

Từ đó cho thấy không có sự khác biệt giữa các khách thể thuộc 4 nhóm tuổi khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các PCTL của HDVDL.

2.3.3.3.5. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng theo thâm niên công tác của HDVDL. Kết quả thể hiện qua bảng 2.28:

Bảng 2.28: So sánh các yếu tố ảnh hưởng theo thâm niên công tác của HDVDL


Yếu tố ảnh hưởng

Dưới 1 năm

1 – dưới 5

năm

5- dưới 10

năm

Trên 10 năm


P

TB

DLC

TB

DLC

TB

DLC

TB

DLC

Khách quan

3.82

0.00

3.68

0.47

3.74

0.56

3.34

0.33

0.497

Chủ quan

4.11

0.00

4.16

0.50

4.40

0.56

4.01

0.71

0.207


Nhóm HDVDL có thâm niên công tác dưới 1 năm hay từ 1 – dưới 5 năm hoặc từ 5 năm – dưới 10 năm; thậm chí trên 10 năm đều cho rằng nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển PCTL của HDVDL nhiều hơn so với nhóm các yếu tố khách quan.

Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt giữa các HDVDL theo từng nhóm thâm niên công tác về mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố khách quan và chủ quan.

Một cách khách quan, chúng ta có thể khẳng định đánh giá trên là tương đối hợp lý, bởi với những HDV mới vào nghề, thời gian công tác chưa đến 1 năm, sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ, lo lắng liệu rằng kiến thức như thế này đã đủ để có thể hướng dẫn đoàn? Làm thế nào để tạo không khí vui vẻ, thoải mái giữa những người lạ với nhau? Kinh nghiệm HD khách chưa nhiều có làm có làm cho du khách thất vọng về mình hay không? Và nhiều, nhiều những câu hỏi tương tự như vậy xuất hiện, tất cả sẽ được giải quyết nếu HDV tự tin vào chính mình.

Đến giai đoạn sau này, từ 1 – 5 năm, thậm chí nhiều hơn nữa, khi vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế ngày càng nhiều, lúc đó HDVDL bắt đầu nghĩ đến những yếu tố khác: công ty nào đãi ngộ tốt hơn, nơi nào có điều kiện làm việc thoải mái và phong cách chuyên nghiệp hơn,….. Những yếu tố này sẽ chi phối và ảnh hưởng đến việc phát triển các PCTL theo những hướng khác nhau.

Tuy nhiên, muốn trở thành một HDVDL giỏi, ngoài những đòi hỏi về kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, HDV cần phải đảm bảo những yếu tố khác như: sức khỏe, năng khiếu, cá tính riêng,… Kết hợp hài hòa những yếu tố trên sẽ mang lại thành tích cao trong hoạt động HD của HDVDL.

Từ đó khẳng định không có sự khác biệt giữa các HDVDL ở các nhóm tuổi khi đánh giá các yếu tố đến sự hình thành và phát triển những PCTL của HDVDL.

2.3.3.3.6. Kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng theo mức độ thường xuyên đi du lịch của dukhách.

Bảng 2.29: So sánh các yếu tố ảnh hưởng theo mức độ thường xuyên đi du lịch của du khách


Yếu tố ảnh hưởng

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường

xuyên


P

TB

DLC

TB

DLC

TB

DLC

Khách quan

3.76

0.59

3.70

0.49

3.70

0.29

0.871

Chủ quan

4.27

0.65

4.08

0.43

4.52

0.17

0.103


Bảng 2.29 thể hiện kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng theo thông số mức độ thường xuyên đi du lịch của du khách:

Cả 3 nhóm du khách có mức độ thỉnh thoảng; thường xuyên; rất thường xuyên đều đánh giá nhóm yếu tố chủ quan có mức ảnh hưởng nhiều hơn nhóm các yếu tố khách quan đến sự hình thành và phát triển những PCTL của HDVDL.

Không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0.05)

Do đó có thể kết luận, không có sự khác biệt giữa các nhóm du khách có mức độ du lịch khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển những PCTL của HDVDL.

Tóm lại, dựa trên kết quả so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các PCTL của HDVDL với các thông số điều tra cho thấy: phần lớn các khách thể đều tập trung nhấn mạnh nhóm các yếu tố ảnh hưởng chủ quan và cho rằng không có sự khác biệt giữa các khách thể về mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, nếu so sánh theo thông số “loại hình HDVDL” cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê trong nhóm các yếu tố chủ quan. Nhưng mức ý nghĩa này chỉ thể hiện trong một nhóm các yếu tố ảnh hưởng mà không phân bổ sang các nhóm khác nên chúng ta có thể kết luận: các nhóm khách thể đều thống nhất trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc 2 nhóm chủ quan và khách quan, trong đó, nhóm các yếu tố chủ quan có mức ảnh hưởng cao hơn nhóm các yếu tố khách quan.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023