Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2

3.2.3 Công tác đa dạng hóa sản phẩm du lịch: 52

3.2.4 Công tác quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư 53

3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: 54

3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch: 55

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 56

3.3.1 Giải pháp 1: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu hút khách tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử Côn Đảo 56

3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp 56

3.2.1.2 Phương án thực hiện 56

3.2.1.3 Hiệu quả mang lại 57

3.2.2 Giải pháp 2: Thổi hồn cho các sản phẩm du lịch địa phương 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp 57

3.2.2.2 Phương án thực hiện 57

Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2

3.2.2.3 Hiệu quả mang lại 58

3.2.3 Giải pháp 3: Đề cao hoạt động truyền thông quản bá thương hiệu 58

3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp 58

3.2.3.2 Phương án thực hiện 59

3.2.3.3 Hiệu quả mang lại 60

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Bảng thống kê tình hình phát triển du lịch Côn Đảo 31


Bảng 2.2 Số lượng phiếu điều tra tìm hiểu mức độ đáp ứng của các dịch vụ, các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo 36

Bảng 2.3 Bảng mô tả mẫu theo số lần tham quan du lịch tại Côn Đảo 36


Bảng 2.4 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố sẵn sàng quay lại Côn Đảo 37


Bảng 2.5 Bảng mô tả mẫu theo yếu tố tiếp cận Côn Đảo qua phương tiện vận chuyển 37

Bảng 2.6 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Tài nguyên du lịch phong phú và có tính đặc thù 38

Bảng 2.7 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Phát triển nền ẩm thực mang màu sắc độc đáo riêng biệt 39

Bảng 2.8 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Quà tặng đặc trưng mang sắc thái địa phương 40

Bảng 2.9 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Ý thức cộng đồng và sự sẵn sàng đón tiếp khách của địa phương 41

Bảng 2.10 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách về yếu tố Sự hưởng ứng của du khách khi tham gia du lịch tại địa phương 42

Bảng 2.11 Bảng kết quả mức độ hài lòng của du khách khi đến Côn Đảo 43


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Thương hiệu du lịch quốc gia, vùng du lịch và dịch vụ 9

Hình 1.2 Các cấp độ thương hiệu 9

Hình 1.3 Vai trò của các bên trong việc phát triển thương hiệu du lịch 11

Hình 1.4 Quy trình marketing để xây dựng thương hiệu 12

Hình 1.5 Quy trình triển khai xây dựng thương hiệu du lịch địa phương 15

Hình 1.6 Sơ đồ mô hình 5 thành phần trụ cột được biểu thị bằng hoa năm cánh 18

Hình 1.7 Quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 23

Hình 2.1: Côn Đảo (Sưu tầm) 24

Hình 2.2: Bãi Đầm Trầu (Sưu tầm) 26

Hình 2.3: Lặn ngắm san hô (sưu tầm) 27

Hình 2.4: Thả rùa (vích) về biển (Sưu tầm) 28

GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những nhận thức, cảm giác và thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh của một điểm đến với những điểm đến khác. Thương hiệu điểm đến là tổng hợp của các giá trị cốt lõi mà điểm đến mang lại, tổng hợp các giá trị do khách du lịch trải nghiệm, những sự khác biệt của điểm đến, niềm tin của khách du lịch. Thương hiệu điểm đến gắn liền với những giá trị và đặc trưng cốt lõi của một điểm đến, được thể hiện trong những đặc trưng, giá trị của các dịch vụ du lịch tại điểm đến đó. Thương hiệu không chỉ gắn với hình ảnh về điểm đến có từ nhận thức của khách du lịch mà còn đi liền với hoạt động của người quản lý du lịch trong việc tạo lập và duy trì những nhận thức, giá trị và niềm tin đó.

Khi nhắc tới thương hiệu điểm đến du lịch, người ta hay nhắc tới thương hiệu du lịch của một quốc gia. Điều này không chỉ do đặc trưng thống nhất của sản phẩm du lịch của một nước, do nhận thức của khách du lịch gọi tên du lịch của từng nước mà cũng do định hướng xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia mang đặc trưng riêng của các quốc gia đó.

Ngày 17/06/2015, tại Quyết định số 870/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030” do đó vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch địa phương cho huyện Côn Đảo là việc làm cấp thiết cần phải đặt ra. Việc tạo lập và quản trị thương hiệu du lịch hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan (nhà cung ứng, khách du lịch và người dân địa phương) đồng thời góp phần thúc đẩy du lịch Côn Đảo phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai.

1.2 Mục tiêu của đề tài:

- Đánh giá thực trạng du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo qua số liệu thống kê 5 năm từ năm 2014 đến 2018 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Côn Đảo.


- Đề ra định hướng và giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

- Những yếu tố nào tác động đến các thành phần trụ cột của xây dựng thương hiệu địa phương?

- Định hướng và giải pháp nào để xây dựng thương hiệu du lịch địa phương?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch địa phương huyện Côn Đảo

- Đối tượng khảo sát: Các du khách đã trải nghiệm các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Thời gian khảo sát: Khảo sát bắt đầu từ tháng 6/2017 cho đến hết tháng 12/2017.

- Dữ liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở các thông tin thu thập về thực trạng ngành du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết về xây dựng thương hiệu du lịch địa phương, đồng thời tham khảo một số mô hình nghiên cứu trước đó, từ đó xác định các thuộc tính làm cơ sở xây dựng dàn bài phỏng vấn chuyên gia. Sau đó tổng hợp ý kiến phỏng vấn của chuyên gia để lập bảng khảo sát phục vụ cho nghiên cứu.

- Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương Côn Đảo

- Đưa ra các giải pháp, định hướng xây dựng thương hiệu địa phương

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Trong những năm gần đây, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo được quan tâm, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển du lịch được đầu tư khang trang hơn, thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển có quy mô; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ


dưỡng tại Côn Đảo ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế như: sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí còn đơn điệu, nghèo nàn; cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ của các cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của Côn Đảo.

Nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo có ý nghĩa quan trọng đến công tác quy hoạch cũng như phát triển du lịch cho địa phương. Tạo cơ sở và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư trên đảo; gắn kết phát triển với du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mối liên kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh và toàn vùng Đông Nam Bộ.

Việc xây dựng thương hiệu địa phương cũng sẽ góp phần khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch của địa phương; đồng thời gắn phát triển du lịch với nhiệm vụ bảo tồn phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ - du lịch.

1.7 Kết cấu đề tài Giới thiệu

Trình bày tổng quan về lí do chọn đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu như: lý thuyết về thương hiệu, vai trò của thương hiệu, các mô hình lý thuyết về thương hiệu, tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về thương hiệu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương Côn Đảo


Chương 2: Phân tích thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

Tổng hợp, thu thập các dữ liệu về du lịch Côn Đảo trong 5 năm 2014 đến 2018.

Áp dụng nghiên cứu của TS. Đặng Thanh Vũ, thông qua mô hình nghiên cứu 5 thành phần trụ cột để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo.

Chương 3: Một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Định hướng và các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Xác định các bước xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kết luận và kiến nghị

Sự phù hợp của nghiên cứu với tình hình thực tế của du lịch địa phương Côn Đảo hiện nay và đề xuất yêu cầu với các đối tương có liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch địa phương Côn Đảo.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 CÁC KHÁI NIỆM

1.1.1. Khái niệm thương hiệu

Dưới góc độ đời sống kinh doanh, thương hiệu chính là nhãn hiệu; là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ; là nói chung các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ; thương hiệu chính là tên thương mại.

Dưới góc độ Marketing, Hiệp hội Marketing Hoa kỳ đã định nghĩa “Thương hiệu (brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó đối với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác”; theo Philip Kotler “Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”

Dưới góc độ sở hữu trí tuệ, thương hiệu là thuật ngữ dùng để chỉ chung các đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến và được bảo hộ, như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa…

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005:

Nhãn hiệu hàng hóa: Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Tên thương mại: Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Chỉ dẫn địa lý: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Tóm lại, thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm,

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí