Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 18


- Đối với Người dân địa phương:

+ Nâng cao đời sống cho cư dân trong vùng nhằm tránh các hành vi phá rừng bất hợp pháp;

+ Hạn chế di dân thiếu kiểm soát, xâm lấn vào vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Ramsar Tràm Chim;

+ Thường xuyên giáo dục ý thức bảo vệ HST rừng ngập nước;

+ Tổ chức đối thoại giữa người quản lý tài nguyên thiên nhiên và người dân để có tiếng nói chung trong việc bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên...

+ Nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi cư dân trong việc gìn giữ những giá trị sinh thái mà Khu Ramsar Tràm Chim đang sở hữu, trong khai thác phát triển kinh tế

- xã hội địa phương và xóa đói giảm nghèo bền vững.

+ Tạo môi trường du lịch an toàn thân thiện nhằm thu hút du khách đến tham quan nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng.

+ Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo tồn và khai thác phát triển du lịch do Khu Ramsar Tràm Chim tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

+ Tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền và phòng chống cháy rừng vào mùa khô, giữ môi trường trong sạch để đón tiếp du khách

+ Lái tắc ráng, xuồng kéo, bơi xuồng đưa du khách đi tham quan trải nghiệm các tuyến du lịch trong Khu Ramsar Tràm Chim, hướng dẫn du khách kỹ năng săn bắt chuột đồng, hái ấu, thu hoạch lúa ma, quan sát tập tính sinh hoạt của loài sếu đầu đỏ…

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 18

+ Cung cấp các dịch vụ cho du khách trong quá trình tham quan tại Tràm Chim như: ăn uống, quà lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản vùng ĐTM, lưu trú…

- Đối với Khách du lịch:

+ Tuân thủ những chỉ dẫn, quy định trong quá trình tham quan trải nghiệm, nghiên cứu khoa học trong Khu Ramsar Tràm Chim

+ Chi trả cho các hoạt động du lịch tạo sinh kế cho địa phương và bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường.


+ Thân thiện, cởi mở và giao lưu văn hóa với cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình tham quan du lịch.

+ Góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh điểm đến Ramsar Tràm Chim

- Đối với Doanh nghiệp du lịch:

+ Xây dựng mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, kết họp với du lịch sinh thái;

+ Xây dựng hợp đồng Chi trả dịch vụ HST ở các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận nhằm chủ động giải quyết, hỗ trợ thực hiện mục tiêu quan trọng của Công ước Bảo tồn ĐDSH;

+ Thực hiện các chứng chỉ cácbon từ diện tích rừng để tăng nguồn thu cho công tác duy trì dịch vụ HST.

Tiểu kết chương 3

Để các giải pháp thu hút khách du lịch đến với Khu Ramsar Tràm Chim phát triển có sơ sở, Luận văn đã nghiên cứu bối cảnh và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp trong mối liên hệ với sự phát triển du lịch của cả nước, đề xuất những định hướng cơ bản phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế hơn và thu hút khách du lịch của Khu Ramsar Tràm Chim có hiệu quả hơn.

Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch và thu hút du khách đến với Khu Ramsar Tràm Chim được khái quát trong chương 3. Đây là những cơ sở vững chắc, đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa và tính khả thi của các giải pháp.

Trong số các giải pháp, cần ưu tiên thực hiện ngay giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ, phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá và marketing điểm đến của Khu Ramsar Tràm Chim. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại Khu Ramsar Tràm Chim một cách bền vững hiệu quả vừa bảo tồn đa dạng sinh thái đất ngập nước vừa tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương.



Một số kiến nghị

- Với UBND tỉnh Đồng Tháp và Ngành du lịch tỉnh

Phối hợp với Ban quản lý nghiên cứu khảo sát, nâng cấp và mở rộng diện tích quy hoạch cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở Khu Ramsar Tràm Chim. Ưu tiên đầu tư cho các dự án phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái và marketing điểm đến trong thu hút khách du lịch của Tràm Chim. Đưa ra các giải pháp cụ thể trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm giá trị sinh thái và đem lại hiệu quả kinh tế

- xã hội, môi trường sống cho cộng đồng xã hội trong hiện tại và tương lai.

Đầu tư các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch ở Khu Ramsar Tràm Chim nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Xúc tiến quá trình xây dựng các tuyến giao thông theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Tỉnh, xây dựng kết cấu hạ tầng đạt tiểu chuẩn chất lượng tạo thuận lợi cho du khách tiếp cận Khu Ramsar Tràm Chim dễ dàng.

Tăng cường khuyến khích xã hội hóa hoạt động du lịch của Tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển du lịch thông qua xây dựng các chương trình du lịch thu hút khách đến Tràm Chim, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ăn uống, lưu trú và các sản phẩm lưu niệm từ hàng thủ công mỹ nghệ…

Xây dựng các tour du lịch đa dạng, liên kết các điểm, khu du lịch đặc trưng về du lịch sinh thái theo quy hoạch phát triển chung của Tỉnh.

Mở các chương trình đào tạo thông qua liên kết với các trường đại học trong và ngoài tỉnh, các chuyên gia tổ chức quốc tế để trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh và của Khu Ramsar Tràm Chim.

Các chính sách cho thúc đẩy phát triển du lịch của Tỉnh cần phải có sự thống nhất cao giữa các ban ngành về phương pháp quản lý hệ sinh thái đất ngập nước theo công ước Ramsar, quy định quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.


Truyên truyền, giáo dục, mở các lớp tập huấn cho cộng đồng địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước mà Tràm Chim đang sỡ hữu, nhận thức rõ lợi ích lâu dài để họ cùng chung tay góp sức bảo tồn.

- Với cơ quan chính quyền quản lý và dân địa phương có tài nguyên

Đánh giá tiềm năng, cơ hội và thách thức tác động lên quá trình phát triển của Khu Ramsar Tràm Chim để có biện pháp phát triển hợp lý đối với hoạt động DLST của địa phương. Đề ra giải pháp cho phát triển DLST ở của Khu Ramsar Tràm Chim

Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch của Khu Ramsar Tràm Chim để tiến tới xây dựng và phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương. Khuyến khích cư dân sống quanh vùng đệm tham gia vào hoạt động du lịch của Khu Ramsar Tràm Chim thông qua các biện pháp hỗ trợ vốn và đào tạo kỹ năng nghiệp vụ để góp phần mang lại thu nhập hiệu quả kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương.

Công tác bảo vệ và phát triển du lịch của Khu Ramsar Tràm Chim đạt hiệu quả cần phải có sự đầu tư đồng bộ và hợp lý cho các chương trình hoạt động của Vườn. các hoạt động bảo tồn và khai thác phục vụ du lịch của Tràm Chim cần phải thống nhất với mục tiêu chung của địa phương, phối hợp và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

Tăng cường các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học cho Khu Ramsar Tràm Chim thông qua trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức trong và ngoài nước. Đưa ra những biện pháp và cách thức quản lý nhằm bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm mà cụ thể là cần phải bảo tồn môi trường cho các loài cư trú, đặc biệt là môi trường sinh thái ngập nước đặc thù. Nghiêm cấm tất cả các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động - thực vật hoang dã, xâm phạm vùng lõi của Khu Ramsar Tràm Chim, lấn đất làm nông nghiệp…


Giữ vững an ninh trật tự và môi trường du lịch lành mạnh để thu hút khách du lịch một cách hiệu quả, sao cho du khách đến với Tràm Chim – Tam Nông lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ.

- Với Ban quản lý Khu Ramsar Tràm Chim

Cần thực hiện các chương trình lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các mục tiêu, tiêu chí hoạt động phát triển của Ban quản lý theo hướng phát triển bền vững Quản lý tốt cơ sở hạ tầng và môi trường ở điểm tổ chức cho khách tham quan,

nghỉ ngơi. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng cùng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của Khu Ramsar để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường. Giữ gìn an ninh và trật tự xã hội ở những điểm du lịch đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến tham quan.

Kiểm soát và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên thiên của Khu Ramsar Tràm Chim hợp lý và bền vững. Tích cực chủ động phòng chống cháy rừng.

Thường xuyên quan tâm và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên của Khu Ramsar trong các hoạt động phục vụ và phát triển du lịch.

Xây dựng bộ tài liệu và hướng dẫn thực hành Du lịch sinh thái tới cộng đồng địa phương trong phục vụ khách du lịch

Tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân quanh vùng đệm cùng tham gia vào phát triển du lịch và bảo tồn hệ sinh thái bằng việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú và quà lưu niệm. Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ sơ cấp cho cộng đồng địa phương trong phục vụ du khách, góp phần giảm sức ép lên hệ sinh thái và tạo công ăn việc làm thúc đẩy an sinh xã hội.

Kiểm tra thực trạng, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch theo định kỳ.

Thường xuyên nghiên cứu, dự đoán nhu cầu của khách du lịch trong tương lai để xây dựng chương trình, sản phẩm du lịch mới một cách cụ thể và chi tiết nhằm


mang lại kết quả thiết thực trong hoạt động du lịch. Phát triển DLST của Khu Ramsar Tràm Chim một cách bền vững phù hợp với thực tế của Vườn.

Đề ra những giải pháp và chính sách mới đối với Tràm Chim khi đã là thành viên của Hiệp hội đất ngập nước thế giới, để gìn giữ các giá trị sinh thái đất ngập nước mà Tràm Chim sở hữu. Bảo tồn và khai thác các giá trị sinh cảnh ngập nước trong hoạt động du lịch gắn với phát trển bền vững. Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu Ramsar Tràm Chim cần có kế hoạch hợp tác với Hội khoa học lịch sử tỉnh trong bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa vùng ĐTM gắn với bảo tồn và khai thác các cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành hoạt động DLST.



Kết Lun

Du lịch hiện nay đang là điều kiện và là cơ hội cho các vườn quốc gia, khu bảo tồn phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn các giá trị sinh thái đặc trưng và góp phần tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương quanh vùng đệm.

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Khu Ramsar Tràm Chim có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Tràm Chim có những tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt là với lợi thế được công nhận là Ramsar của thế giới trở thành khu ramsar thứ 4 của Việt Nam. Đây chính là nhân tố giúp cho Khu Ramsar Tràm Chim ngày càng thu hút khách du lịch. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp khai thác tiềm năng lợi thế có hiệu quả trong phát triển du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan, giải trí và học tập nghiên cứu khoa học.

Thực trạng hiện nay của Khu Ramsar Tràm Chim trong khai thác phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà nơi này đang sở hữu. Hằng năm, lượng khách đến tham quan tại Khu Ramsar Tràm Chim còn rất hạn chế do chưa có cách thức marketing điểm đến hiệu quả. Ngoài ra, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, nguôn nhân lực, sản phẩm du lịch và các chính sách đầu tư phát triển vẫn còn yếu và thiếu… Để phát triển hoạt động du lịch một cách bền vững nhằm thu hút du khách đến với Khu Ramsar Tràm Chim cần có những giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Cần tăng cường và kêu gọi đầu tư vào công tác bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến về hình ảnh của Khu Ramsar Tràm Chim. Cũng như, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch. Khu Ramsar Tràm Chim cần xây dựng và đa dạng hóa các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch gắn với giải trí, trải nghiệm, học tập và nghiên cứu khoa học nhằm thu hút khách du lịch. Đồng thời, đề ra các biện pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Phát triển du lịch luôn coi trọng và gắn liền với bảo tồn gìn giữ tài nguyên nhiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương.



Tài liu tham kho

I. Tiếng Việt:

1 - Trần Thúy Anh (chủ biên - 2011), giáo trình “Du lịch văn hóa – những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”, Nxb Giáo dục Việt Nam.

2 - Lê Huy Bá (chủ biên), Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

3 - Phạm Tất Dong (1993), Tâm lý học kinh doanh, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh.

4 - Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch.

Nxb Giao thông vận tải.

5 – Trịnh Xuân Dũng (2009), Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch. Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Hà Nội

6 - Hoàng Duy, Hội thảo quốc tế “Hướng tới việc phát triển bền vững du lịch văn hóa dựa trên cộng đồng”, Báo Tuổi Trẻ, 2007.

7 - Nguyễn Văn Đính, Chất lượng dịch vụ - Một nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp du lịch. Tạp chí Kinh tế phát triển – ĐHKTQD, số 19 tháng 08/1997

8 - Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong doanh du lịch, Nxb Thống kê. Hà Nội.

9 - Nguyễn Văn Đính (chủ biên - 2008), Giáo trình Kinh tế Du lịch. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.

10 - Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, TPHCM.

11 - Trần Thị Thu Hà (2007), Tâm lý học kinh doanh du lịch, Dùng trong các trường THCN Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

12 - Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững. Nxb ĐHQG Hà Nội. 13 - Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững. Nxb Giáo dục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023