xây mới các tuyến đường xuống cấp, giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, phát triển hệ thống vận tải đặc biệt là hệ thống vận tải công cộng, đưa các phương tiện giao thông hiện đại vào hoạt động như tầu siêu tốc, đầu điện ngầm, cải thiện chất lượng xe buýt; có thêm các sân bay nội địa và quốc tế, mở rộng và nâng cấp các sân bay hiện tại.
Hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, xử lý rác thải cũng cần được nâng cấp đồng bộ, xây mới nhiều trung tâm du lịch, khách sạn, tăng nhanh số lượng phòng nghỉ thay thế cho những nơi đã xuống cấp.
Để làm được như vậy cần lên một kế hoạch đồng bộ chi tiết, sự phối hợp của nhiều cơ quan bộ nganh, phát huy nội lực trong nước và kêu gọi viện trợ từ nước ngoài, trong đó việc sử dụng đồng vốn từ viện trợ phát triển (ODA) cần tiết kiệm và nâng cao hiệu quả hơn.
3.5.2 Củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch
Nâng cao chất lượng ngành hàng không tránh tình trạng các chuyến bay bị trễ hoặc bị huỷ như hiện nay, nên cho phép nâng số lượng các hãng hàng không tham gia vào ngành này để tạo sự cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng các chuyến bay.
Tăng cường an ninh, đảm bảo an toàn cho du khách, tránh nhũng nhiễu của đám hành khất, móc túi bằng cách thành lập lực lượng cảnh sát du lịch phối hợp với các lực lượng tại chỗ.
3.6 Tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Từ Các Nước Đông Nam Á
- Lên Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Tổng Thể Và Bền Vững
- Có Chế Thông Thoáng Nhằm Thu Hút Vốn Đầu Tư Trong Và Ngoài Nước
- Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Đây là biện pháp quan trọng để thế giới biết đến du lịch Việt Nam nhằm thu hút du khách, tuyên truyền đối ngoại, trong thời gian tới cần tập trung vào:
Tuỳ vào từng giai đoạn phát triên, chiến lược phát triển chung để thực hiện các chiến dịch xúc tiên tiếp thị du lịch tương ứng.
Thành lập một ban xúc tiến du lịch để huy động cả chuyên môn lẫn nguồn lực của cả nhà nước lẫn tư nhân, bằng cánh này có thể nâng cao được hiệu quả của các chương trình xúc tiến du lịch tại nước ngoài.
Tiến hành thiết lập ban đại diện du lịch Việt Nam ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế, và thị trường trọng điểm.
Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu tập quán, thói quen tiêu dùng của đối tượng khách, để có sản phẩm phù hợp với từng thị trường.
Tổ chức và tham gia các chương trình biểu diễn, hội chợ, thương mại như là một địa điểm du lịch, sử dụng khẩu hiệu tương tự cho các chương trình quảng bá du lịch vào cùng một thời điểm. Các thông tin liên của các chiến dịch quản bá, xúc tiến, tiếp thị du lịch cấp nhà nước nên được chia sẻ rộng rãi, các cá nhân có điều kiện và mong muốn tham gia có thể đăng ký trước để xét mời tham dự.
Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khách nhau, hình thành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, các danh lam thắng cảnh, làng nghề, lễ hội… cộng tác chặt chẽ với các kênh truyền hình, tạp chí du lịch có tiếng trên thế giới.
Xây dựng trang Web chính thức cho du lịch Việt Nam trên đó đăng tải các thông tin cần thiết và các đường link tời các trang web của các công ty du lịch và các trang web liên quan đến du lịch.
Thiết lập một trung tâm thông tin và ngân hàng thông tin cho báo giới, truyền thông và những người quan tâm.
3.7 Nâng cao ý thức toàn dân về du lịch
Trong nước, ý thức của người dân về du lịch chưa cao dẫn đến nhiều khách du lịch cảm thấy không thoải mái. Các hiện tượng không đẹp như, lối cư xử của nhiều người dân với du khách còn thiếu nhã nhặn, hiện hượng hành
khất người bán hàng rong chèo kéo du khách, xả rác, gây gổ nơi công cộng có thể quan sát thấy ở nhiều nơi. Để nâng cao ý thức toàn dân về du lịch, trong thời gian tới chúng ta cần phát động một chương trình nâng cao ý thức của người dân về du lịch trên qui mô rộng.
Một chương trình như vậy cần sự tham gia của ngành giáo dục, lồng ghép vào các chương trình học từ cấp tiểu học trở lên các bài học về ý thức bảo vệ môi trường, tìm hiểu văn hoá lịch sử đất nước, các qui tắc đạo đức, qui cách ứng xử, niềm tự hào dân tộc v.v… để ý thức đối với du lịch được thấm nhuần vào mỗi người dân. Bên cạnh đó, có chương trình nâng cao chất lượng học tập và giảng dậy ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ chung của người Việt Nam.
Không thể không nhắc tới vai trò của giới truyền thông trong mục tiêu cải thiện ý thức người dân về du lịch. Giới truyền thông cần có các chương trình thông tin, và tuyên truyền giáo dục từ xa về ý thức trong du lịch góp phần hình thành trong người dân thái độ với du khách lịch sự, ân cần, niềm nở.
3.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Trong thời gian tới, du lịch Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch kết hợp với đào tạo mới đáp ứng nhu cầu trước mắt lẫn lâu dài; phát triển hệ thống đào tạo du lịch, mở rộng, nâng cấp và xây dựng nhiều trường, trung tâm đào tạo du lịch là rất cần thiết đối với du lịch Việt Nam. Cho sự phát triển nhân lực du lịch Việt Nam xin đưa ra một số đề xuất sau:
Thành lập học viện du lịch quốc gia, tại các nước trên thế giới đều có các học viện hoặc trường đại học du lịch quốc gia là trung tâm đào tạo nhân lực du lịch hàng đầu cả nước, một học viện chuyên sâu đào tạo về du lịch
trong tình hình du lịch nước ta đang ngày một phát triển là hết sức cần thiết. Với tư cánh là học viện du lịch quốc gia, chức năng và nhiệm vụ của học viện không chỉ gói gọn trong công tác đào tạo mà đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu du lịch, giao lưu, hội nhập về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch.
Hội nhập, liên kết, đào tạo thế giới, trong môi trường hội nhập toàn cầu hiện nay, hội nhập về giáo dục cũng nằm trong xu thế chung. Nên có sự liên kết giữa các trung tâm đào tạo du lịch Việt Nam và các trường du lịch quốc tế như liên thông đào tạo, hội thảo, các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giới thiệu phương pháp giảng dậy mới, thu hút tài trợ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế cho giáo dục-đào tạo du lịch, cho phép mở các trường du lịch quốc tế tại Việt Nam, mời các tổ chức du lịch quốc tế có uy tín tham gia giảng dậy nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch v.v… Bằng cánh đi tắt đón đầu này giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt những kinh nghiệm, tri thức từ các nước đi trước.
Đào tạo và cấp Chứng chỉ du lịch, thiết lập hệ thống các trường, trung tâm đào tạo du lịch chuyên nghiệp và đồng bộ hoá việc cấp chứng chỉ đào tạo tại các trường và trung tâm này. Các trung tâm đào tạo này cần hướng tới mục tiêu nâng cao chuẩn mực dịch vụ đào tạo, tôn trọng văn hoá và môi trường địa phương và đào tạo kỹ năng ngoại ngữ.
Xây dựng các chương trình đào tạo du lịch chuyên nghiệp do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phối hợp với các cơ quan, bộ ngành có liên quan và đăc biệt là có sự tham gia giảng dậy và tư vấn của các tổ chức du lịch quốc tế ( IATA, ASTA, PATAI…). Xác định các chuẩn mực dịch vụ, môi trường, đạo đức kinh doanh du lịch và cấp giấy phép cho những người hoàn thành khoá học nhằm xếp hạng dịch vụ (hướng dẫn viên, đầu bếp, lễ tân, quản lý khách sạn…); xếp hạng cho tất cả những nhà sản xuất tour,
hãng lữ hành và điều hành du lịch v.v…
Gắn kết giữa đào tạo và thực hành, xây dựng mô hình đào tạo trung tâm đào tạo-đại học, học viện chuyên ngành du lịch-cơ sở du lịch, các thí điểm mô hình dậy nghề giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch.
Giáo dục du lịch toàn dân, gắn giáo dục-đào tạo du lịch với hệ thống đào tạo du lịch quốc gia, chú trọng giáo dục toàn dân. Từng bước xã hội hoá đào tạo du lịch.
Chính sách quản trị nguồn nhân lực hợp lý, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ qui hoạch, tuyển dụng, sử dụng, quản lý đến đãi ngộ v.v… Từng bước chuyển giao thế hệ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ, tay nghề. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
3.9 Phát triển du lịch đi đôi với tôn tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi trường
Nhiều địa điểm du lịch ở Việt Nam đang có dấu hiệu xuống cấp do phát triển quá nóng và thiếu qui hoạch hợp lý nếu chúng ta không có biện pháp nhanh chóng khác phục sẽ gây ra các hậu quả nhãn tiền lẫn sâu xa, lâu dài. Để từng bước cải thiện môi trường du lịch có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Xây dựng một hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch (cả về tự nhiên lẫn xã hội), thành lập một tổ chuyên tránh phối hợp giữa Tổng cục Du lịch và bộ tài nguyên môi trường có tránh nhiệm thường xuyên theo dõi biến động môi trường du lịch để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời.
- Ban hành các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nguyên ngặt tại các địa điểm du lịch, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng các nhà
máy xử lý nước thải, khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài vào các dự án cải tạo các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá…
- Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các trọng điểm du lịch, phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào du lịch, có chương trình vận động cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch, các đơn vị hành chính, tổ chức nhà nước tham gia vào các chiến dịch bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.
3.10 Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế
Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, coi trọng mở rộng hợp tác quốc tế là cách để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch Việt Nam, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới. Thông qua hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, cá nhân và tổ chức như WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU… nhằm tranh thủ vốn, kinh nghiệm, và thu hút nguồn khách từ các khối này.
Việt Nam cần chủ động hơn việc tham gia hợp tác đa phương khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viện của mình, thực hiện hiệu quả các hiệp định đã ký kết, duy trì tốt các quan hệ song phương và đa phương với các đối tác chiến lược, nghiên cứu có thêm nhiều hiệp định mới trên tinh thần hợp tác, phát triển, các bên cùng có lợi.
Thực hiện đúng các các cam kết trong quá trình hội nhập hội nhập, bên cạnh đó cúng cần có những ưu đãi bảo hộ có trọng điểm tạo điều kiện phát huy nội lực, củng cố nền tảng du lịch trong nước. Có những hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có kế hoạch phát triển phù hợp với các cam kết của chúng ta, đồng thời tạo điều kiện cho họ từng bước tham gia thị trường quốc tế.
3.11 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
Trong bối cảnh ngày nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao thì yêu cầu hiện đại hoá ngành du lịch là xu hướng thiết yếu. Ứng dụng khoa học công nghệ sẽ là cơ sở cho qui hoạch và phát triển du lịch, nâng cấp sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả quản lý… trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào du lịch đã là một trong những tiền đề cho sự hội nhập nhanh chóng của thị trường nội địa với nước ngoài. Để thực hiện yêu cầu chúng ta trên cần:
- Đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu phát triển du lịch để nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ trong phát triển du lịch.
- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch.
- Hỗ trợ và khuyết khích các doanh nghiệp phát triển công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế vào kinh doanh du lịch.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức khoa học quốc tế để tiếp cận, học hỏi và tranh thủ sự giúp đỡ, chuyển giao công nghệ từ các tổ chức này.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu như đã đề ra ở phần đầu, nội dung của luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày tổng quan về hoạt động du lịch, đặc điểm của du lịch và vai trò của du lịch đối với nền kinh tế.
Thứ hai, cung cấp một bức tranh tổng thể hiện tượng du lịch ở Việt Nam, sau đó đề cập đến tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua trên các giác độ tình hình thực hiện các chỉ tiêu; về tổ chức quản lý; về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học-công nghệ; về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch. Từ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam để rút ra những nhận xét về những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
Thứ ba, đưa ra những giải pháp phát triển du lịch Viêt Nam theo định hướng mà Đảng và nhà nước đã đề ra và trên cơ sở thực trạng du lịch Việt Nam cũng như xu hướng phát triển du lịch của thế giới và khu vực.
Do điều kiện về thời gian và các điều kiện khách quan, chủ quan khác, nên nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong thầy cô và bạn bè góp ý để luận văn hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.