Điều Kiện Thuận Lợi Trong Quá Trình Marketing Thu Hút Khách Du Lịch:


Giai đoạn 4: Những hoạt động sau khi kết thúc chương trình du lịch. Tổ chức liên hoan tiễn khách.

Kiểm tra nhật ký tour của hướng dẫn viên. Thanh toán với các đơn vị cung ứng.

1.3.3.Điều kiện thuận lợi trong quá trình Marketing thu hút khách du lịch:

Việt Nam nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đi vào lòng người. Xét riêng về Đà Nẵng, đây là thành phố nằm ở vào trung độ của đất nước và nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế. Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng. Bên cạnh đó địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình thuận lợi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.Vì vậy nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác… Mặc khác thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.

Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là “Nam Thiên danh thắng'”.


Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân. Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.

Biển cũng là nguồn cảm hứng du lịch vô tận mà Đà Nẵng có được. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam. Chúng ta biết rằng biển Đà Nẵng nằm ở khu vực nhiệt đới, được đánh giá là nước có nhiều lợi thế cũng như tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế. Du lịch biển là lợi thế lớn nhất của Đà Nẵng bên cạnh những thuận lợi khác của yếu tố lịch sử, văn hóa, con người. Và Đà Nẵng có thế mạnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nguồn lực… Đặc biệt, Việt Nam có hãng hàng không quốc gia của Việt Nam

– Vietnam Airlines đã đạt mức độ phát triển, giữ vai trò quan trọng trong phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

triển du lịch tại Việt Nam.

Bên cạnh đó Việt Nam đã đưa ra các chính sách tạo thuận lợi cho xe của khách du lịch quốc tế vào Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch đường bộ, đặc biệt là thu hút khách từ các nước lân cận đến Việt Nam.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch tại TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH CÔNG ĐOÀN ĐÀ NẴNG - 3

Đặc biệt khí hậu ở Việt Nam thuận lợi và môi trưòng của Việt Nam ít bị ô nhiễm hơn các nước công nghiệp nên thuận lợi cho các du khách đi du lịch với mục đích thư giãn tâm lý, giúp cho sức khoẻ tốt.

Chúng ta biết rằng Việt Nam là quốc gia đa văn hoá, đa dân tộc cùng với các phong tục, tập quán, lễ hội hấp dẫn . Điều này góp phần thu hút khách du lịch của các địa phương nói riêng và các quốc gia nói chung.

Ngày nay đời sống ngưòi dân được nâng cao, trình độ văn hoá phát

triển vì vậy ngoài các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, mọi người phát sinh


thêm nhu cầu du lịch. Điều này cũng góp phần thoả mãn thị hiếu, mở mang

tầm nhìn của du khách.

Đặc biệt lợi thế của du lịch Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện trong một môi trường nhiều biến động của thế giới. Chúng ta lại có và sẽ có những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội, làng nghề đặc sắc được tạo dựng từ nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú.

Một lợi thế khác chính là sự phát triển khoa học kỹ thuật trên toàn cầu. Đường xá được nâng cấp, sửa chữa, nhiều công trình mới phục vụ cho du lịch được xây dựng. Hệ thống Internet được mở rộng trên toàn cầu, giúp du khách có thể dễ dàng chọn lựa các điểm tham quan du lịch.Phương tiện đi lại được nâng cấp nhanh, thiết bị hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, giá cả phải chăng vì vậy giúp du khách thuận tiện trong việc đi lại tham quan.

Hơn nữa các hoạt động xúc tiến du lịch thường là những tác nhân hình thành cầu du lịch. Đặc biệt hiệu ứng quảng cáo ngày càng phát triển trên mọi phương diện, tạo điều thuận lợi trong quá trình Marketing thu hút khách du lịch.

1.3.4.Môi trường quốc tế hoá.

Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương - khu vực phát triển và năng động nhất thế giới, Việt Nam có những lợi thế nhất định trong quá trình giao lưu, hội nhập và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy đổi mới và phát triển đất nước, đặc biệt là ngành du lịch. Trong môi trường quốc tế hoá như vậy, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, đời sống được nâng cao ... Bên cạnh đó thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát thương nghiệp, đàm phán thương mại, mua hàng hoá để đạt đựoc lợi ích kinh tế thường kết hợp với du lịch. Do đó lượng du khách ngày càng gia tăng.

1.4.Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu qủa Marketing thu hút

khách du lịch.

Chúng ta biết rằng loài người có ba nhu cầu, tức nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Con người chỉ sau khi đã thoả mãn được cơ bản nhu cầu sinh tồn thì hai nhu cầu sau mới được nêu ra trong cuộc sống.


Hoạt động du lịch phát triển với quy mô to lớn như ngày nay chứng minh kinh tế xã hội phát triển dẫn đến mức sống được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển và loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, vượt qua nền văn hoá của một địa phương, một quốc gia để tìm hiểu sự khác biệt giữa các nền văn hoá của địa phương, các vùng của quócc gia, giữa các quốc gia do tập tục mỗi vùng, bản sắc văn hoá dân tộc quyết định.Măc khác nhìn về bối cảnh thế giới nói chung, đặc biệt xét về Việt Nam nói riêng, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hơn 7% mỗi năm trong hơn một thập kỷ qua, rõ ràng Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong việc tăng trưởng kinh tế. Vì vậy đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.Do đó con người luôn hướng tới thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, khao khát tìm hiểu thiên nhiên và văn hoá nơi khác nên nâng cao hiệu quả marketing thu hút khách du lịch là điều thiết yếu.

Hơn nữa Việt Nam đang hội nhập vào đời sống của nhân loại, mở cửa giao lưu với mọi dân tộc trên thế giới. Chính sách cởi mở, thông thoáng và thân thiện đó đã thu hút được cảm tình của cả thế giới. Đặc biệt tính cách lạc quan, vui vẻ và hiếu khách của người Việt Nam đã làm đất nước chúng ta trở thành một điểm hẹn lý tưởng cho hàng triệu người ngoại quốc đến tham quan, ngoạn cảnh, ăn uống hay mua sắm, v.v…

Bên cạnh đó do quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội dẫn đến mức sống và giao lưu kinh tế, văn hoá ngày càng phát triển. Bên cạnh các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở…con người phát sinh thêm nhu cầu nhu lịch, tìm hiểu phong tục tập quán của các nước, vượt ra ngoài nền văn hoá của một địa phương, một quốc gia.Một phần chính đó là vai trò của marketing du lịch đóng một vai trò lớn trên toàn thế giới. Hiện nay chính phủ các nước đã nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế du lịch, đã áp dụng thái độ ủng hộ và biện pháp khuyến khích nhằm phát triển nghành và tạo tiện lợi cho khách du lịch . Vì vậy chúng ta nên tận dụng khai thác tiềm năng này.

Mặc khác, việc thu hút khách du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt là khách quốc tế. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình (Tổng cục Du Lịch) lý giải: Nguyên nhân của tình trạng giảm lượng khách du lịch tới Việt Nam là do tình hình kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn như giá dịch vụ du lịch tăng cao khoảng 30% so với


năm 2007. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tác động dây chuyền ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng đúng mức cũng là nguyên nhân khiến lượng khách du lịch quốc tế giảm. Ngoài ra sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và các ngành khác chưa được chặt chẽ nên dịch vụ du lịch Việt Nam chưa đa dạng, giá dịch vụ du lịch còn khá cao so với các nước trong khu vực. Cùng với đó là các vấn đề khác như: giao thông, quy hoạch đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm... chưa được giải quyết triệt để đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch. Du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế như cơ sở hạ tầng còn kém, cùng với đó là chất lượng phục vụ chưa cao... Điều này dẫn đến tình trạng lượng khách du lịch quay trở lại không nhiều.Đồng thời nguyên nhân một phần là do việc phối kết hợp giữa các công ty lữ hành với nhau và giữa các công ty lữ hành với các ngành liên quan hầu như chưa được quan tâm đúng mức; thái độ đối xử với khách hàng chưa chuyên nghiệp; sự điều phối vĩ mô chưa hiệu quả... Trong hai năm 2006, 2007, Việt Nam vừa gia nhập WTO, lượng khách đến Việt Nam tăng đột biến, cung không đáp ứng đủ cầu, gây nên tình trạng khách bị “ép giá”, trong khi chất lượng dịch vụ vẫn yếu kém. Mặc dù chúng ta cũng có những chiến dịch quảng bá hình ảnh Việt Nam tương đối rầm rộ như tổ chức những ngày Văn hoá Việt Nam tại nước ngoài; những năm du lịch trọng điểm được tổ chức ở nhiều vùng, miền khác nhau… nhưng hiệu quả của các hoạt động này chưa cao. Bên cạnh đó năng lực cạnh tranh yếu, vốn đầu tư phát triển du lịch còn thiếu, lại dàn trải, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch, năng lực quản lý và trình độ kinh doanh du lịch vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển của ngành. VÌ vậy cần phải nâng cao hiệu qủa Marketing thu hút khách du lịch.

Xu thế hội nhập quốc tế cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đã tạo ra sự phát triển đột biến của vận tải hàng không, đưòng sắt, đường bộ, mở rộng sự giao lưu. Đồng thời hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao dân trí là những tác động rất mạnh vào sự hiểu biết về thị trường du lịch của khách. Tiếp theo đó, cách mạng công nghệ thông tin đã mở ra sự bùng nổ thông tin trên các lĩnh vực, hệ thống dịch vụ đựoc máy tính hoá : từ ngành vận tải hàng không nay được mở


rộng tới các lĩnh vực khác như hệ thống phục vụ khách sạn và thuê xe. Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là chương trình phần mềm sẽ mở rộng khả năng cho mỗi người và như vậy sẽ giới hạn vai trò truyền thống của các nhà điều hành tour. Những tiến bộ trong lĩnh vực vô tuyến viễn thông, đầu tiên là điện thoại tự động, sau đó là điện thoại Radio và đặc biệt là Tele – Fax đã đẩy nhanh hơn nữa xu hướng này. Phần lớn số dân ở các quốc gia phát triển đã tiếp cận trực tiếp các phưong tiện thông tin hiện đại cho phép họ mở rộng phạm vi lựa chọn để liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Người dân đi du lịch nhiều hơn nên họ trở nên tinh tường hơn. Họ biết nơi nào họ cần đi, đi bằng cách nào và làm gì ở đó.Do đó nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch là quan trọng.

Tầm quan trọng của Marketing du lịch đối với văn hoá xã hội cũng góp phần tạo nên sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả Marketing thu hút khách du lịch.

Du lịch là hoạt động ngoại giao nhân dân tích cực, phát triển du lịch sẽ hỗ trợ cho việc hiểu biết giữa quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế có lợi cho hoà bình thế giới. Du lịch quốc tế tạo cơ hội cho việc tiếp xúc trực tiếp của những người

1.5.Kinh nghiệm ở một số địa phương và một số nước trong việc thu

hút khách du lịch.

Đối với Thái Lan :Cơ quan du lịch quốc gia Thái Lan (TAT) đã công bố chiến dịch marketing tổng hợp cho giai đoạn 2009-2010 trên cơ sở những thế mạnh lâu dài của đất nước như vị trí địa lý, giá cả hợp lý, hình ảnh ấn tượng và sự đa dạng của các sản phẩm cũng như dịch vụ. Chiến lược này tập trung vào các hoạt động marketing trên mạng, các phương tiện truyền thông xã hội và các chương trình du lịch trọn gói nhằm vào các thị trường gần, các nước láng giềng và tích cực tìm kiếm thị trường mới cũng như các sản phẩm du lịch chuyên đề. Chiến lược này được đưa ra thảo luận tại cuộc họp với các doanh nghiệp du lịch Thái Lan nhằm phát huy các ý tưởng, sáng kiến của khối tư nhân và cùng phân tích các cơ hội, xu hướng phát triển tiếp theo giúp cho ngành du lịch Thái Lan vượt qua giai đoạn khó khăn nhất mà nước này đang phải đối mặt. Phó thống đốc phụ trách marketing của TAT, ông Santichai Euachongpra nói rằng 3 yếu tố chính tác động đến lượng khách du lịch vào


Thái lan, đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, bối cảnh chính trị của đất nước và dịch cúm AH1N1. Người dân trở nên cân nhắc hơn trong việc đi du lịch và đi công tác.

Để khẳng định Thái lan là một đất nước có giá cả phù hợp, TAT tiếp tục duy

trì chiến dịch “Thái Lan – Giá rẻ ngạc nhiên”.

Trong năm nay, TAT có kế hoạch mở hai văn phòng đại diện mới ở nước ngoài tại Côn Minh và Mumbay nhằm tiếp cận hai thị trường tiềm năng có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, cả hai nước này đều nằm trong khoảng 4 giờ bay đến Thái Lan. Năm 2010, TAT sẽ mở văn phòng đại diện mới ở Jakarta để thúc đẩy du lịch giữa các nước ASEAN, đồng thời tiếp cận một trong những nước đông dân nhất của khối ASEAN là Indonesia. Tăng cường các hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng như các hoạt động xúc tiến khác sẽ được quan tâm hàng đầu. Để khôi phục hình ảnh của Thái Lan, TAT sẽ tăng số lượng và tần suất tổ chức các đoàn khảo sát cho các nhà báo và các hãng lữ hành. Hoạt động này nhằm lấy lại sự tin tưởng từ những người có ảnh hưởng đến dư luận và quyết định đi du lịch về hình ảnh Thái lan vẫn đang là một đất nước an ninh, an toàn mặc dù có những thời điểm lộn xộn. TAT đang tìm kiếm các cơ hội phối hợp với các kênh truyền hình nước ngoài để đưa các phóng sự đầy đủ, khách quan về Thái Lan. Các phóng sự này cũng sẽ nhấn mạnh chủ đề Thái Lan là điểm đến có giá cả phù hợp.

Chiến lược Marketing tổng hợp của Thái Lan

- Khai thác, sử dụng tốt hơn các phương tiện truyền thông xã hội như mạng youtube, flickr, myspace, facebook và twitter. Các cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp đối với khách du lịch sẽ được thực hiện và đăng tải trên mạng. Rất nhiều văn phòng đại diện TAT ở nước ngoài hiện nay có trang web riêng.

- Tập trung khai thác các thị trường gần trên cơ sở tiện lợi và khả năng tiếp cận. Thái Lan được định vị là điểm đến của các chuyến du lịch ngắn trong vòng 72 giờ cho các kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài đối với Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia. Thái Lan sẽ xuất bản tập gấp hướng dẫn các chương trình tham quan du lịch trong

72 giờ bao gồm các điểm Băng Cốc, Chiềng Mai, Phu Ket, Hua Hin và Pattaya.


- Tăng cường công tác marketing thông qua duy trì, phát triển quan hệ khách hàng như việc phát hành thẻ thành viên Thái Lan Kỳ diệu. Đây là thẻ phát hành cho các khách hàng thường xuyên, có sự đồng cảm, yêu mến Thái Lan, vì vậy, họ sẽ hưởng ứng việc trao đổi thông tin về các chương trình khuyến mại, các cơ hội đi du lịch.

- Ưu tiên liên kết chiến lược với các đối tác như công ty phát hành thẻ thanh toán hoặc các đối tác khác có nguồn cơ sở dữ liệu về khách hàng lớn để tạo ra sự tin tưởng và sự phấn khích của thị trường.

- Mời các nhân vật nổi tiếng đến thăm Thái Lan và tranh thủ cơ hội quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có sự kiện này diễn ra.

- Tăng cường quảng bá truyền miệng của những khách du lịch có thiện chí và của những người Thái Lan sinh sống ở nước ngoài để giới thiệu Thái Lan cho bạn bè.

- Nhấn mạnh một số sản phẩm du lịch chuyên đề như chơi golf, tổ chức đám cưới, tuần trăng mật, chăm sóc sắc đẹp, sức khoẻ. Thái Lan với những cơ sở dịch vụ đặc sắc, khung cảnh nên thơ đáp ứng được yêu cầu của nhóm khách hàng có khả năng chi trả cao này đồng thời khẳng định thế mạnh cạnh tranh của đất nước. Một số sản phẩm mới cũng sẽ được đưa ra như là các chương trình tham quan phong cảnh bằng xe đạp tại một số địa phương.

- Tìm kiếm thị trường mới. Mặt dù đã hiện diện ở rất nhiều quốc gia nhưng TAT vẫn tăng cường tìm kiếm các thị trường mới như các nước Trung Á, Srilanka, Pakistan, Syria, Jordan và thậm chí Iran.

Bên cạnh đó trong năm nay TAT vẫn tập trung đẩy mạnh thị trường du lịch nội địa thông qua việc ủng hộ các chương trình quảng bá của các hãng lữ hành nội địa và các sự kiện du lịch. TAT tin tưởng rằng du lịch nội địa sẽ phát triển trong tương lai vì nó làm cho con người khuây khoả hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Một số người cảm thấy quá căng thẳng họ sẽ đi du lịch để nghỉ ngơi và nếu có điều e ngại họ sẽ không đi du lịch nước ngoài.

Du lịch nội địa được coi là phương tiện để giúp đất nước trong thời điểm khó khăn hiện nay qua việc tạo ra doanh thu và việc làm trong phạm vi lãnh thổ đất nước. Chính sách của Chính phủ về việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo trong nước cũng giúp được phần nào cho du lịch nội địa phát triển.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí