Tỷ Suất Lợi Nhuận Của Các Loại Hình Doanh Nghiệp Và Một Số Ngành Kinh Tế Trọng Điểm


thu năm 2007 cũng đạt 6,12% cao hơn 2006 là 0,89%, và cao hơn 2005 là 0,13%. Trong đó cả 3 khu vực sở hữu của ngành kinh tế trọng điểm đều đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn năm 2006. Cụ thể hơn ở bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp và một số ngành kinh tế trọng điểm

Đơn vị: %



Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn

Tỷ suất lợi nhuận

trêndoanhthu

2007

2006

2007

2006

Toàn bộ doanh nghiệp

4,94

4,35

6,12

5,23

1. Doanh nghiệp nhà nước

3,52

3,21

6,22

5,40

2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2,01

1,49

1,74

1,21

3. Doanhnghiệpcóvốnđầutưnước ngoài.

13,15

11,25

14,19

11,82

Một số ngành kinh tế trọng điểm:





1. Ngành công nghiệp





2. Ngành xây dựng

1,33

1,06

2,42

1,84

3. Ngành thương mại

1,56

1,24

0,58

0,43

4. Khách sạn, nhà hàng

3,54

2,33

8,99

6,06

5. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

10,74

10,16

14,27

13,67

6. Hoạt động tài chính, tín dụng

1,58

1,24

10,98

8,88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam - 6

Nguồn :Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam qua kết quả điều tra năm

2005, 2006,2007- Tổng cục thống kê 2008

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, tỷ suất lợi nhuận của vốn mới đạt 4,94% trong đó doanh nghiệp quốc doanh 2,01%, có nhiều ngành đạt dưới 2%, đó là tỷ suất quá thấp, không thể đảm bảo cho tích lũy tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của các doanh


nghiệp có tiến bộ nhưng chưa vững chắc và chưa cao, nhất là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và sản phẩm từ nước ngoài.

1.2. Hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Trước năm 2006 là giai đoạn đầu của sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp ở nước ta. Một số công ty đã mạnh dạn, tận dụng được các nguồn vốn nhàn rỗi và các khoản vốn sử dụng kém hiệu quả vào hoạt động đầu tư kém hiệu quả vào các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm thu lợi nhuận cao trong kinh doanh. Vốn đầu tư dành cho đầu tư tài chính có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn nhỏ. Danh mục đầu tư tài chính nghèo nàn, chỉ tập trung vào một số tài sản tài chính có mức độ sinh lời ổn định, ít rủi ro như để mua trái phiếu chính phủ hay gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Các doanh nghiệp chưa có tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động đầu tư chưa tập trung mà còn khá phân tán. Doanh thu của hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất từng bước nâng cao tuy nhiên chưa có sự tăng vượt bậc. Công ty cổ phần dược và trang thiết bị y tế (TRAMACO) là một ví dụ tổng mức doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2003 là 1284 triệu, chi phí hoạt động đầu tư tài chính là 461 triệu, tổng lợi nhuận hoạt động là 826 triệu. Từ đó ta có thể thấy, hiệu quả hoạt động đầu tư tổng quát của doanh nghiệp tính theo doanh thu và lợi nhuận, tính theo doanh thu: cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính năm 2003 đạt 2,785 đồng, tính theo lợi nhuận cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra 1,729 đồng lợi nhuận. So với chỉ tiêu năm 2002 thì hiệu quả hoạt động đầu tư tổng quát đều tăng, theo doanh thu là 2,367 đồng,

theo lợi nhuận là 1.367 đồng.8




8 Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 của công ty cổ phần dược và trang thiết bị y tế (TRAMACO)


Hoạt động đầu tư tài chính trở nên sôi nổi hơn ở nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2006 tới cuối 2007. Lúc này, đầu tư tài chính được coi là một lĩnh vực hiệu quả, hay “siêu lợi nhuận” của không ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đầu tư vào tài sản tài chính (SAM, REE, KDC,…). Hoạt động đầu tư tài chính nhất là hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán trở nên thịnh hành khi đầu năm 2007 mức độ sinh lời của kênh đầu tư này quá lớn. Theo thông kê báo cáo tài chính năm 20079 cho thấy một số lớn các doanh nghiệp niêm yết kiêm thêm mảng đầu tư tài chính. Đặc biệt là khối doanh nghiệp cổ phần nhờ có thị trường nóng đã thu được một lượng vốn khổng lồ, trong đó thặng dư vốn chưa biết đầu tư vào đâu. Khi đó thị trường chứng khoán lại có tốc độ sinh lời cao, tính thanh khoản tốt nên nhiều doanh nghiệp chọn lựa là kênh gửi tiền với kỳ vọng lợi nhuận bất thường cao. Nhiều Ngân hàng thương mại, cũng như các ngân hàng

cổ phần nói riêng, các tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn nói chung đã thành lập các công ty ty con: công ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán để thuận lợi cho việc đầu tư chứng khoán của mình. Theo thống kê có 13 trong số đó thành lập quỹ đầu tư Chứng khoán với tổng số vốn là 1.000tỷ

đồng, 19 doanh nghiệp đầu tư vào ngân hàng với số vốn 4.400 tỷ đồng và 13 doanh nghiệp đầu tư vào công ty chứng khoán với tổng vốn 420 tỷ đồng.10

Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán trong thời gian này đều là một con số đáng kể. Ngân hàng Ngoại thương thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn cho năm 2007 gần 470 tỷ đồng, công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (mã DPM – HOSE) cũng đạt hiệu quả đầu tư tài chính cao với mức



9 Tạp chí đầu tư chứng khoán, năm 2008, số 17, trang 22-23


10 Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp (NSCERD) và BTC (2008) dựa trên 76 tập đoàn kinh tế và tổng công ty.


doanh thu từ hoạt động này là 139,9 tỷ đồng. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này cũng hoàn thành kế hoạch chuyển đổi thành Tập đoàn Tài chính- Bảo hiểm Bảo Việt nhằm mở rộng quan hệ hợp tác và đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng…đồng thời cũng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh bảo hiểm đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Đến năm 2007 riêng doanh thu đầu tư tài chính của tập đoàn là 1.637 tỷ đồng, tăng so với 2006 là 18,2 %.11

Danh mục đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp trong giai đoạn 2006- giữa 2007 này hết sức phong phú. Danh mục trái phiếu chính phủ, tiền gửi vào các tổ chức ngân hàng, tín dụng giảm, thay vào đó là tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu (trên thị trường chứng khoán và trên thị trường OTC) và bất động sản chiếm tỷ trọng cao. Bất động sản năm 2007 có một mức tăng trưởng ngoạn mục, chính 3 đợt sốt vào tháng 2, tháng 8 và cuối năm đã khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn. Nguồn vốn trong giai đoạn này đổ vào bất động sản ước tính 5 tỷ USD gồm cả vốn FDI, kiều hối và một bộ phận không nhỏ từ vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Cáp và vật liệu Viễn thông (SAM) năm 2007 đã có nhiều dự án bất động sản đi vào khởi công và cho lợi nhuận cao: Dự án Sacom Building với số vốn 35 tỷ đồng, góp vốn xây dựng khu dân cư Nhơn Trạch 67,5 tỷ đồng; Góp vốn dự án KCN Hải Phòng, dự án khu nghỉ dưỡng Sacom resort với tổng vốn đầu tư là 515,5 tỷ đồng (ước tính cho lợi nhuận 58 tỷ đồng trong năm thứ 1 đi vào hoạt động và lên trên 70 tỷ đồng trong những năm sau)

Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuyển vốn từ hoạt động sản xuất sang đầu tư tài chính một cách tự phát, điều này tạo nên mức



11 www.baoviet.com.vn


rủi ro khá lớn. Hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư dàn trải, chưa có một danh mục đầu tư hợp lý.

Bước sang năm 2008, hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp diễn ra ngược lại so với giai đoạn trên, hoạt động của hầu hết các công ty đi vào bế tắc khi thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, Vn-index liên tục lập đáy mới. Ở nhiều công ty sản xuất kinh doanh, hoạt động trong ngành nghề chính vẫn có doanh thu lớn, lợi nhuận tốt nhưng do phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính nên kết quả cuối cùng là thua lỗ. Doanh thu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE là một ví dụ với doanh thu trên 1000 tỷ đồng, thu nhập gần 200 tỷ đồng nhưng do phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán lớn (520 tỷ đồng) do vậy làm lợi nhuận sau thuế âm lớn. Tương tự với tình trạng của REE là Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông SAM với doanh thu trên 1000 tỷ, lợi nhuận 92 tỷ tuy nhiên mức trích lập dự phòng trên 200 tỷ khiến lợi nhuận sau thuế cũng là số âm. Bảng 1 sẽ đưa ra con số cụ thể hơn về mức trích lập dự phòng và lợi nhuận sau thuế của một số công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán có khoản đầu tư tài chính lớn năm 2008.

Bảng 3: Thu nhập hoạt động kinh doanh so với mức trích lập dự phòng tài chính năm 2008 của một số doanh nghiệp.

(tỷ đồng)


Mã chứng

khoán

Doanh thu

hoạt động

Chi phí

hoạt động

Thu nhập

hoạt động

Mức trích lập

dự phòng

Lợi nhuận

sau thuế.

REE

1.149,10

953,20

195,90

520,70

-152,39

GMD

1.854,58

1.653,71

200,86

287,68

-168,73

SAM

1.296,39

1.204,03

92,36

244,88

-67,38

HAP

413,84

439,58

-25,74

95,44

-68,72

TPC

456,36

442,33

14,03

36,62

-51,01

Nguồn: Báo cáo tài chính được công bố trên HOSE


Mức độ đầu tư tài chính quá lớn trong năm 2008 đã làm cho giá trị danh mục đầu tư của nhiều doanh nghiệp sụt giảm một cách trầm trọng. Bảng 2 sẽ chứng minh cho trường hợp này. Lượng vốn chủ sở hữu đầu tư vào ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính thì thấp.

Bảng4 : Mức độ đầu tư tài chính của một số công ty niêm yết cuối năm 2008

(tỷ đồng)


Mã chứng khoán

Quy mô vốn điều lệ

Quy mô VCSH

ĐTTC

ngắn hạn và dài hạn

Tỷ lệ đầu tư trên vốn

Mức trích lập dự phòng

Doanh thu hoạt động

REE

810,43

2.088,47

1.618,89

77,5%

520,70

1.149,10

GMD

475,00

1.996,20

982,42

49,2%

287,68

1.854,58

SAM

654,009

2.216,80

1.078,43

48,6%

244,88

1.296,39

HAP

169,724

422,00

258,76

61,3%

95,44

413,84

TPC

205,46

273,39

100,803

36,9%

36,62

456,36

Nguồn: Báo cáo tài chính công bố trên HOSE

Với sự biến động bất thường của chứng khoán do khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng, trong giai đoạn này thì đầu tư tài chính vào kênh chứng khoán mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, tình trạng đầu tư không hiệu quả. Thực ra vì cơ bản việc chia sẻ sang lĩnh vực đầu tư tài chính sẽ làm cho các doanh nghiệp bị phân tán nguồn lực, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành hàng chính, doanh nghiệp thiếu tập trung vào các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của mình. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực mà minh thiếu kinh nghiệm thì rủi ro rất cũng rất lớn trong điều kiện thị trường không thuận lợi. Bởi vậy trong tương lai chuyên nghiệp hóa trong lĩnh


vực đầu tư tài chính sẽ là bài toán giúp doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả tốt trong lĩnh vực đầu tư của mình.

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP.

Phần I trong chương này đã đề cập những nét khái quát nhất về tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam qua từng giai đoạn. Bởi vậy, đến phần II sẽ đi vào phân tích chi tiết hoạt động của một số doanh nghiệp điển hình trong giai đoạn nghiên cứu để có nhận định cụ thể về những thành công cũng như tồn tại nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả ở chương sau. Do sự hạn chế về tài liệu cũng như năng lực, khóa luận này chỉ phân tích hoạt động đầu tư tài chính của công ty cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom - SAM) như là điển hình của loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh – đây là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Cáp và vật liệu viễn thông nhưng có hoạt động đầu tư tài chính rất tích cực, danh mục đầu tư hết sức phong phú. Bên cạnh việc phân tích hoạt động của SAM luận văn cũng đề cập tới hoạt động đầu tư tài chính của tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh – một doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư có tổ chức, bên cạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm truyền thống thì Bảo Minh đã nỗ lực chú trọng tới việc phát triển hoạt động đầu tư tài chính, coi hoạt động tài chính như một mục tiêu chiến lược quan trọng để phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, lựa chọn Bảo Minh để phân tích sẽ là cái nhìn tiêu biểu cho hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, và các khoản đầu tư tài chính trong ngân hàng cũng tương đối đặc biệt so với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy đi vào nghiên cứu Ngân hàng cổ phần ACB, một ngân hàng đạt nhiều thành tích cao trong hoạt động, tốc độ tăng trưởng cao, khả năng phát triển bền vững,


kết quả hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm, năng lực quản lý cao đồng thời cũng có hoạt động đầu tư tài chính từ khá sớm thông tin minh bạch đảm bảo tốt cho quá trình phân tích của luận văn.

2.1. Phân tích tình hình hoạt động ĐTTC của SAM.

2.1.1 Giới thiệu sơ qua về công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom)

Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (tên tiếng anh là: Cables and Telecommunication materials corporation), tên giao dịch đối ngoại là SACOM, (tên giao dịch chứng khoán là SAM) được thành lập từ tháng 2 năm 1998 từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Từ khi thành lập ở một vị trí đang trên bờ vực phá sản, SAM đã trở thành một công ty hàng đầu về cáp và viễn thông. Tới năm 2000 cổ phiếu của công ty chính thức được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Hose). Sacom là một trong hai công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam và hiện tại là một công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất. Ngành nghề hoạt động của công ty là sản xuất, mua bán các loại cáp, vật liệu viễn thông và các loại cáp vật liệu dân dụng; nhập khẩu nguyên vật liệu, sản xuất cáp chuyên ngành viễn thông và dân dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị; sản xuất và kinh doanh sản phẩm dây đồng, sản phẩm ống nhựa các loại. Cùng với sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông và 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cáp, SAM đã dần chiếm lĩnh thị trường viễn thông và trở thành công ty có thị phần lớn nhất thị trường Việt Nam (chiếm khoảng 50%). Để phù hợp với định hướng phát triển của cả nền kinh tế nói chung với tiềm năng sẵn có của mình, công ty mở rộng sang lĩnh vực mới như đầu tư tài chính: chứng khoán, bất động sản…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022