Chứng khoán phái sinh bao gồm: chứng quyền, chứng khế, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.
- Chứng quyền (quyền đặt mua) là một quyền ưu đãi mà công ty cổ phần cho các cổ đông của nó được mua cổ phiếu mới tỷ lệ với số cổ phiếu mà họ đang sở hữu. Thông thường các cổ đông có chứng quyền được quyền “mua” hoặc “đặt mua” với giá thấp hơn giá thị trường hiện hành cảu cổ phiếu. Các chứng quyền thường có kỳ hạn ngắn trong vài tuần. Khi một công ty cô rphần muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm một số cổ phiếu mới, công ty sẽ trao cho những người đang sở hữu cổ phiếu của công ty một số đặc quyền hay cơ hội mua những cổ phiếu mới phát hành thêm tỷ lệ với cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Mỗi cổ đông được hưởng ưu đãi sẽ được nhận một tờ chứng quyền (rights certificate), thể hiện số lượng quyền được mua cổ phiếu. Nếu một cổ đông muốn thực hiện quyền đặt mua của mình, anh ta điền vào tờ chứng quyền và gửi đến công ty. Ngược lại nếu không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bán lại trên thị trường chứng khoán.
- Chứng khế (warrants): còn được gọi là quyền dự tính ưu tiên mua cổ phiếu mới. Một chứng khế thường được phát hành gắn liền với một loại trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu nó được quyền mua cổ phiếu thường theo một giá định trước được gọi là giá đặt mua trong một thời hạn nhất định. Giá định trước chứng khế cao hơn giá trị thị trường hiện hành của cổ phiếu thường và chứng khế có kỳ hạn dài hơn chứng quyền khoảng một vài năm. Việc phát hành chứng khế giúp cho việc chào bán cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu được thuận lợi.
- Hợp đồng kỳ hạn: là một thoả thuận giữa người mua và người bán thực hiện một giao dịch hàng hoá hoặc chứng khoán ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với khối lượng và mức giá xác định. Hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không được định giá hàng ngày, không theo tiêu
chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày thực hiện hợp dồng được xác định tuỳ theo từng hợp đồng.
- Các hợp đồng tương lai (Futures contracts) là hợp đồng mà trong đó người bán cam kết giao một số hàng hoá nào đó hay chứng khoán với một giá nhất định tại một ngày nhất định trong tương lai được xác định trứơc tại thời điểm ký kết hợp đồng. Để tránh thiệt hại khi hợp không được tôn trọng, cả hai bên đều được yêu cầu ký quỹ vào lúc ký hợp đồng, các hợp đồng tương lai được lập theo mẫu chung. Hợp đồng tương lai được giao dịch tại một sở giao dịch do vậy tính thanh khoản cao. Hợp đồng tưong lai có đảm bảo hạn chế được rủi ro trong thanh toán.
- Hợp đồng quyền chọn (option): là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai. Một hợp đồng quyền chọn bao gồm bốn nội dung: Loại quyền (quyền chọn mua hay quyền chọn bán), tên hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua bán theo quyền, ngày đáo hạn, giá thực hiện. Có bốn đối tượng tham gia trên thị trường quyền chọn là: người mua quyền chọn mua, người bán quyền chọn bán, người mua quyền chọn bán, người bán quyền chọn bán. Trong hợp đồng quyền chọn, người bán quyên trao cho người mua quyền chọn mua, quyền chọn bán để đổi lấy một khoản tiền gọi là giá quyền chọn hay phí quyền chọn. Mức giá mà tại đó hàng hoá cơ sở có thể được mua hoặc được bán được gọi là giá thực hiện quyền. ngày mà sau đó quyền hết giá trị gọi là ngày đáo hạn. Phí quyền chọn phụ thuộc vào sự biến động giá chứng khoán trên thị trường, thời gian đáo hạn của quyền, giá trị thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn chia làm hai loại: Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu. Một hợp đồng quyên chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam - 1
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam - 2
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Đầu Tư Tài Chính.
- Khả Năng Sinh Lời Của Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính .
- Tỷ Suất Lợi Nhuận Của Các Loại Hình Doanh Nghiệp Và Một Số Ngành Kinh Tế Trọng Điểm
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
nào cho đến tận ngày đáo hạn. Một hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn. Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro giảm giá chứng khoán (trong trường hợp nhà đầu tư đang nắm giữ lượng lớn chứng khoán) hoặc được sử dụng để đầu cơ giá lên (trong trường hợp nhà đầu tư dự đoán giá chứng khoán sẽ lên trong thời gian tới). Khi sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro, nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn bán, khi sử dụng quyền chọn để đầu cơ nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn mua.
b4. Tài sản tài chính dài hạn khác.
Chứng chỉ vốn góp với các doanh nghiệp khác. Ngoài các công cụ vốn như cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch hoặc cổ phiếu trên thị trường tự do (OTC) thì chứng chỉ vốn góp với các doanh nghiệp khác cũng được coi là tài chính dài hạn. Các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi, hoặc nguồn vốn đầu tư không có hiệu quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đem góp vốn với các doanh nghiệp khác nhằm sinh lời trong tương lai. Lúc này doanh nghiệp đầu tư “bán cả quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn” trong thời gian hữu hạn (góp vốn liên doanh) hoặc vô hạn (góp vốn cổ phần).
Bất động sản đầu tư: các doanh nghiệp sử dụng vốn để đầu tư vào bất động sản sẽ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó, doanh nghiệp có thể mua bán trao đổi giấy tờ này để tạo nên tính thanh khoản cho bất động sản và luân chuyển vốn trong nền kinh tế quốc dân.
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.
2.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động đầu tư tài chính.
2.1.1. Khái niệm và phân loại hoạt động đầu tư trên giác độ kinh tế.
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư nhưng khái niệm chung nhất đó là: “Đầu tư nói chung là sự bỏ ra, sự hy sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó” 2.
Có thể phân loại hoạt động đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo tính chất của hoạt động đầu tư; theo độ dài thời gian đầu tư, theo quan hệ quản lý trong hoạt động đầu tư.
+ Phân loại đầu tư theo tính chất hoạt động đầu tư trong kế toán phân ra thành: Đầu tư vào tài sản thực (đầu tư mua sắm các tài sản, cụ thể như nhà máy, máy móc trang thiết bị, quy trình công nghệ… (đầu tư tài sản cố định) và đầu tư cho việc dự trữ như: mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ... (đầu tư hàng tồn kho)… nhằm mục đích sản xuất kinh doanh. Hoạt động đầu tư này là nội dung của quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông thường của nền kinh tế dưới góc độ hoạch định vốn đầu tư dài hạn và quản lý dự án đầu tư); Đầu tư tài chính (là đầu tư vào tài sản tài chính nhằm mục đích sinh lời trong tương lai).
+ Phân loại đầu tư theo thời gian đầu tư: Đầu tư ngắn hạn, đầu tư trung hạn và đầu tư dài hạn.
+ Phân loại đầu tư theo quan hệ quản lý, có thể phân chia hoạt động đầu tư thành 2 loại đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
2.1.2. Khái niệm hoạt động đầu tư tài chính.
Khi nền kinh tế thị trường đã phát triển, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều thách thức trong cạnh tranh. Bởi vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy nhanh các quá trình sản xuất kinh doanh, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá
2 Đầu tư tài chính – Trần Thị Thái Hà – Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2005.
thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải hế sức năng động, linh hoạt và nhạy bén theo cơ chế thị trường, chớp thời cơ, tận dụng mọi khả năng về nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là các hoạt động đầu tư vốn vào các lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.3
Như vây, hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và cơ hội kinh doanh để tham gia vào các quá trình kinh doanh ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
Trong nền kinh tế có 2 đối tượng tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính:
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: đối với các doanh nghiệp này thì hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm thu lời trong tương lai. Hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp này khá phong phú: hoạt động mua bán chứng khoán, hoạt động đầu tư bất động sản, hoạt động cho thuê tài chính…
- Trung gian tài chính: các trung gian tài chính tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu là các quỹ đầu tư, công ty đầu tư tài chính, ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần, và bảo hiểm. Đối với quỹ đầu tư và công ty đầu tư tài chính thì hoạt động đầu tư tài chính lại được coi là hoạt động sản xuất kinh doanh chính, bởi vậy trong khóa luận này, loại hình doanh nghiệp
3 Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Nhà xuất bản tài chính, 2005
này sẽ không được đề cập đến. Còn đối với ngân hàng và bảo hiểm thì hoạt động đầu tư tài chính cần được giới hạn: các hoạt động đầu tư không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp đó thì được coi là hoạt động đầu tư tài chính. Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt có hai chức năng chính: luân chuyển tài sản và chức năng cung cấp các dịch vụ thanh toán môi giới và tư vấn. Bởi vậy để giúp cho hoạt động thanh toán giữa các hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước thì ngân hàng phải gửi tiền tại các tổ chức để đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện của việc thanh toán vì vậy hoạt động gửi tiền sẽ không được coi là hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Do đó hoạt động đầu tư tài chính của Ngân hàng là hoạt động đầu tư vào chứng khoán, đầu tư bất động sản, hoặc cho thuê tài chính. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thì hoạt động kinh doanh chính là bảo hiểm, lợi nhuận thu được phần lớn từ phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, đầu tư vào các lĩnh vực khác sinh lời lớn sẽ làm giảm phí bảo hiểm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư tài chính của Bảo hiểm ngoài bị ràng buộc bởi tỷ lệ đầu tư theo luật còn tương đối giống với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Vậy, hoạt động đầu tư tài chính theo khái niệm tổng quát hơn là hoạt động mà doanh nghiệp đầu tư vốn vào mua, bán các tài sản tài chính nhằm tận dụng nguồn vốn thặng dư để mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao hơn trong tương lai cho doanh nghiệp.
2.2. Ý nghĩa của hoạt động đầu tư tài chính.
Hoạt động đầu tư tài chính có một vị trí ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng cường các hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện:
- Đúng trên góc độ toàn bộ nên kinh tế quốc dân, nếu đầu tư tài chính giữa các doanh nghiệp phát triển thì nó có tác dụng điều phối vốn từ các
doanh nghiệp này sang các doanh nghiệp khác nhằm tận dụng tối đa năng lực sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do vậy, việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn có tác động không nhỏ đến sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nên kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân.
- Thông qua các hoạt động đầu tư tài chính, cho phép các doanh nghiệp tận dụng mọi nguồn vốn và tài sản nhà rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả vào lĩnh vực kinh doanh khác, có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh khác, có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, hoạt động đầu tư tài chính với đặc trưng về tính linh hoạt, tạo cơ hội cho chủ thể đầu tư dễ dàng chuyển dịch nguồn lực từ các cơ hội có hiệu quả thấp đến các cơ hội có hiệu quả cao, góp phần làm giảm chi phí cơ hội.
- Khi các khoản hoạt động đầu tư tài chính chiếm một tỷ lệ khá lớn, đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp đạt được danh mục đầu tư hợp lý - đạt hiệu quả kinh tế cao, có thể giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng vốn nhanh và hạn chế được những rủi ro về tài chính của doanh nghiệp.
- Qua việc phân tích tình hình thực hiện hoạt động đầu tư tài chính, quản trị doanh nghiệp có thể điều chính và phân bổ các nguồn lực trong kinh doanh một cách hợp lý hơn, tạo khả năng thu lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Các phương thức đầu tư tài chính.
Thực chất của hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là dùng vốn để mua các tài sản tài chính như đã phân tích ở phần I trong chương I này như chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phuơng, trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc… với mục đích hưởng lãi hoặc mua vào, bán ra để
kiếm lời; hoặc bỏ vốn vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, mua cổ phần, góp vốn với tư cách là một thành viên tham gia quản lý và điều hành công ty liên doanh, công ty cổ phần nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với các doanh nghiệp khác.
Tài sản đầu tư tài chính có nhiều hình thức khác nhau và mục đích nắm giữ các tài sản của nhà đầu tư cũng khác nhau, nên việc phân biệt các khoản đầu tư là cần thiết. Tiêu chuẩn đầu tiên để phân biệt các khoản đầu tư là thời gian đầu tư, bởi thời gian đầu tư sẽ ảnh hưởng tới tính chất tài sản mà nhà đầu tư nắm giữ. Căn cứ vào mục đích và thời hạn, hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp được chia thành hai loại: đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn.
2.3.1. Đầu tư tài chính ngắn hạn.
Là các hoạt động đầu tư vốn cho việc mua các tài sản tài chính ngắn hạn hay là tài sản tài chính trên thị trường tiền tệ hoặc mua vào bán ra các tài sản tài chính trên thị trường vốn (như cổ phiếu, trái phiếu) với thời gian nắm giữ không lớn hơn một năm nhằm kiếm lời. Thông thường các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được xếp là một khoản mục tương đương tiền vì chúng dễ dàng chuyển đổi thành tiền và luôn tồn tại một thị trường để trao đổi các khoản đầu tư này (thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán). Đồng thời các doanh nghiệp cũng không có ý định giữ chúng trong thời gian lâu dài, vì chúng được dùng cho mục đích thương mại hoặc lưu trữ tạm thời các nguồn tiền mặt dư thừa. Như vậy đầu tư tài chính ngắn hạn là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. phản ánh giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và có thời hạn thu hồi dưới một năm.
Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Hoạt động mua bán tài sản tài chính trên thị trường tiền tệ: