Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank thời kỳ khủng hoảng kinh tế - 13

sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Trên cơ sở Ban xử lý nợ xấu đã được Ngân hàng TMCP Ngoại Thương thành lập tại Trung ương và tại các Chi nhánh, cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các Phòng có liên quan như Quan hệ khách hàng, Kiểm tra nội bộ, Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau.

Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể: Cán bộ tín dụng làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng, phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm. Sau đó, cán bộ tín dụng sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp: phương pháp khai thác (work – out) hay phương pháp thanh lý (liquidation). Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

Trên thực tế, khi xử lý nợ xấu nếu giao cho Phòng Quan hệ khách hàng thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho Phòng Quản lý nợ, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn.

Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng.

Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm cho hàng hóa… Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai

gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng, không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn (cơ quan công chứng không chịu công chứng hợp đồng, người mua e ngại… ). Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí và thời gian, công sức nên không đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xưởng, công trình trên đất), ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn về thủ tục… nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chưa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ bảo đảm tiền vay không đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm. Việc định giá tài sản đảm bảo cần phải được giao cho bộ phận độc lập với bộ phận tín dụng, nhằm chuyên môn hoá nghiệp vụ này. Nếu doanh nghiệp không bằng lòng với kết quả định giá, doanh nghiệp có thể thuê tư vấn độc lập để có thể định giá trị tài sản đảm bảo sát với giá thị trường.

Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua – bán nợ chuyên nghiệp

Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Debt and Assets trading Company - DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này. Tính đến nay, DATC đã trực tiếp giúp xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và các chủ nợ khác. DATC đã trở thành chủ nợ của gần 80 doanh nghiệp với giá trị sổ sách khoản nợ xấu đã mua trên 5.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng

Việc phân loại nợ cần phải được thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Cán bộ tín dụng chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển thành nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện nghiêm túc trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank thời kỳ khủng hoảng kinh tế - 13

8 Các giải pháp về nhân sự

Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Khả năng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro từ thiên tai, địch họa, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. Một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:

Ngân hàng lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của Vietcombank trong tương lai. Tình trạng kế hoạch tuyển dụng cán bộ công tác tín dụng không hợp lý trong thời gian qua, trên thực tế đã dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng cán bộ trước yêu cầu mở rộng mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank.

Ngân hàng cần bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

Thêm vào đó, Vietcombank phải tăng cường công tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

Chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật phải được xây dựng dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.

Cuối cùng, ngân hàng cần đề ra biện pháp nhằm thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

9 Một số kiến nghị khác

Bên cạnh các biện pháp nhằm tự củng cố, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng chiếm một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Sau đây tôi xin đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và với Chính phủ về các biện pháp nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank nói riêng.

9.1 Kiến nghvi Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp nhằm chống sự cạnh tranh kém lành mạnh xuất hiện giữa các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Với sự mở

rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã đề cao tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng nên được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng (credit swaps)... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ có một số điểm chưa phù hợp, cần được xem xét điều chỉnh theo hướng: đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu).

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước. Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước có thể nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

9.2 Kiến nghị đối vi Chính ph

Chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến việc công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo (có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).

Bên cạnh đó, Chính phủ cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài. Cần xây dựng hệ thống quy định đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

Cuối cùng, Chính phủ cần hoàn chỉnh các quy định pháp luật liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh… hiện là những vấn đề liên quan đến nhiều Bộ, Ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối kết hợp các bộ ngành có liên quan cùng NHNN thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

KẾT LUẬN


Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, khóa luận đã nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn còn ít ỏi trong thời gian thực tập ba tháng của tôi tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Phòng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2002-2008), Báo cáo thường niên.

2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, website www.vietcombank.com.vn.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004-2007), Báo cáo thường niên.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2008, định hướng nhiệm vụ năm 2009.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, website http://www.sbv.gov.vn.

6. Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX.

7. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX.

8. Vụ các ngân hàng – Ngân hàng nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu – nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”.

9. Lê Vinh Danh (1996), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung Ương, NXB Chính Trị Quốc Gia [32- 66].

10. TS. Hồ Diệu (Chủ biên) cùng tập thể biên soạn (2000), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

11. GS.TS Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

12. George Cooper (2008), Nguồn gốc khủng hoảng tài chính, NXB LĐXH [61-92].

13. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại (Commercial Bank Management), NXB Tài Chính.

14. Đại học Ngoại thương, Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ.

15. TS. Nguyễn Văn Giàu (2009), “Hoạt động ngân hàng Việt Nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế”, Tạp chí Ngân hàng, Số 1+2.

16. TS. Nguyễn Đại Lai (2009), “Chiến thắng lạm phát năm 2008 và hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2009 góp phần chống suy giảm và kích cầu kinh tế”, Tạp chí Ngân hàng, Số 4.

17. Nguyễn Đào Tố (2008), “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, Số 5.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí