Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Về Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Hiện Hành Áp Dụng Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh Ở Việt Nam


CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN HIỆN HÀNH ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT –KINH DOANH Ở VIỆT NAM


4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam

4.1.1. Về quy định của chế độ kế toán

Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới sâu sắc hệ thống pháp luật về kinh tế, đặc biệt là các chính sách về tài chính, thuế, hệ thống TKKT doanh nghiệp đã không ngừng được hoàn thiện và bổ sung, sửa đổi, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính trong doanh nghiệp và tài chính quốc gia. Hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành được xây dựng trên cơ sở Quyết định số 1141 - TC/QĐ/CĐKT và hệ thống hướng dẫn thực hiện Luật Kế toán, các nghị định hướng dẫn Luật, 26 CMKT Việt Nam và các thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện 26 CMKT được ban hành trong các năm từ năm 2001 - 2006. Hệ thống TKKT áp dụng cho các doanh nghiệp theo quy định hiện hành bước đầu đã phù hợp với nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chính cho từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam.

Trước hết, hệ thống TKKT doanh nghiệp theo quyết định này bao gồm TK phản ánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, thay cho việc chia thành các loại TK phản ánh tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn như Quyết định số 1141 - TC/QĐ/CĐKT như trước đây. Trong đó, đã hướng dẫn chi tiết để phân loại đúng theo bản chất tài sản ngắn hạn và dài hạn theo yêu cầu của CMKT.

Hệ thống TKKT doanh nghiệp này cũng đã hướng dẫn kế toán nhiều hoạt động kinh tế mới đã, đang và sẽ phát sinh tại các doanh nghiệp như: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán các khoản đầu tư chứng khoán, bất động sản đầu tư, cổ phiếu quỹ, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, hợp nhất kinh doanh, mua bán doanh nghiệp, các khoản dự phòng, … Đây là hệ thống


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

TKKT doanh nghiệp mới được soạn thảo chu đáo, kỹ càng, đầy đủ và hệ thống nhất từ trước đến nay. Có thể nói so với các hệ thống TKKT đã được ban hành theo các quy định trước đây thì hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện nay là thành quả, là sự kết tinh của công cuộc đổi mới hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua.

Dựa trên quy định trong CMKT Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho23, các tài khoản như hàng mua đang đi đường; nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; thành phẩm, hàng hoá và chi phí SXKD dở dang…, được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) và nguyên tắc thận trọng là phù hợp khi có biến động giá cả của kinh tế thị trường.

Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 12

Các hoạt động đầu tư tài chính là nội dung rất mới và phong phú, đa dạng đã được hướng dẫn hạch toán rất cụ thể. Một doanh nghiệp có khoản đầu tư tài chính vào một số doanh nghiệp khác, tùy thuộc vào giá trị vốn đầu tư và các thỏa thuận khác giữa các bên đầu tư để hạch toán vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn. Các CMKT số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết23, CMKT số 08 - Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh23, CMKT số 25 - BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con23, CMKT số 11 - Hợp nhất kinh doanh23 và các thông tư hướng dẫn kế toán để thực hiện các CMKT liên quan đến các khoản đầu tư dài hạn trong các năm từ năm 2002 đến năm 200523 là rất kịp thời để phục vụ cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, quá trình hình thành, tái cơ cấu, thoái vốn Nhà nước trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng như sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Các quy định trên, đặc biệt là các TKKT và phương pháp kế toán các khoản đầu tư tài chính là cơ sở pháp lý cho việc hạch toán đầy đủ, rõ ràng kế toán các khoản đầu tư theo từng hình thức đầu tư và chuyển đổi hoặc nhượng bán các khoản đầu tư, từng bước phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.

Hệ thống TKKT mới đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là các TKKT mới


phản ánh những hoạt động mới phát sinh như kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty chứng khoán,... đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường. Đây là các nghiệp vụ kinh tế đang và sẽ phát sinh phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Và lần đầu tiên, kế toán doanh nghiệp Việt Nam xuất hiện các TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây sẽ là chìa khóa để giải quyết căn bản trong kế toán đối với các khoản chênh lệch tạm thời do có sự khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, CĐKT Việt Nam.

Lần đầu tiên hệ thống TKKT doanh nghiệp Việt Nam được đổi mới căn bản, toàn diện và tương đối triệt để cả về quan điểm nhận thức, định hướng chiến lược xây dựng và phát triển cũng như các vấn đề nền tảng, có tính pháp lý liên quan đến công tác kế toán, nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự tham gia quản lý của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế. Cùng với sự ra đời của Luật Kế toán, của hệ thống CMKT Việt Nam thì hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành vẫn thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển nền kinh tế, phù hợp với chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành về cơ bản đã đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu và và đặc điểm nền kinh tế nước ta hiện nay, phù hợp với cơ chế tài chính, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa cơ chế tài chính với công cụ quản lý trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó, đã tạo thuận lợi cho công tác đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và triển khai trong thực tế công tác kế toán của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp.

Với hệ thống TKKT doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, trình độ kế toán ở nước ta đã được nâng lên một bước, tiếp cận dần với kế toán quốc tế, các thông lệ,


nguyên tắc kế toán phổ biến của kinh tế thị trường đã được nghiên cứu và từng bước được vận dụng.

Mặc dù hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành đã đáp ứng được nhu cầu quản lý tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.

4.1.2. Về tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại các doanh nghiệp

Kết quả khảo sát trên thực tế tại các doanh nghiệp phần nào cho thấy hệ thống TKKT doanh nghiệp do Bộ Tài chính hướng dẫn chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp ở mức độ tổng thể. Đa số các doanh nghiệp đều có nhu cầu tự theo dõi chi tiết các đối tượng kế toán tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp, vì vậy mà họ sẽ tự mở thêm TK chi tiết. Có khá nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nội dung kinh tế trên các TKKT đã quy định. Trong hạch toán một số phần hành, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một số TKKT còn lẫn lộn và chưa thống nhất giữa các doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát chuyên gia cũng cho thấy, phần lớn các chuyên gia kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính chỉ nên ban hành một hệ thống TKKT duy nhất. Bởi lẽ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn (chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, là ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng. Do đó, trong tương lai gần, việc đưa các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động của thị trường chứng khoán là một tất yếu.

Để tạo tiền đề đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành công ty cổ phần niêm yết, bên cạnh Luật Doanh nghiệp, các Nghị định của Chính phủ ban hành cho thị trường chứng khoán, cần quy định một hệ thống TKKT có thể sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô vốn và loại hình. Hệ thống TKKT này phải đáp ứng các yêu cầu mang


tính hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế, linh hoạt cho tất cả các ngành SXKD và đầy đủ cho mọi nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị.

Các doanh nghiệp cho rằng, Bộ Tài chính chỉ nên ban hành một khung tài khoản gồm một số loại và nhóm tài khoản chủ yếu, còn các TKKT cụ thể nên để cho các doanh nghiệp tự vận dụng trên cơ sở nguyên tắc hạch toán chung. Tuy nhiên, theo họ, Bộ Tài chính cần hướng dẫn doanh nghiệp SXKD cách thức vận dụng một hệ thống TKKT thống nhất, có tính mở, có thể điều chỉnh theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc mở rộng qui mô kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập của nền kinh tế.

Dựa vào thực trạng của hệ thống TKKT đang áp dụng cho các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề SXKD khác nhau đã bộc lộ những bất cập, những khuyết điểm cần phải khắc phục, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống TKKT theo hướng mở, linh hoạt, áp dụng phù hợp cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực SXKD, thuộc mọi hình thức sở hữu vốn, quy mô vốn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc vận hành hệ thống thông tin kế toán. Việc làm này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự tham gia quản lý của Nhà nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế (trong đó có sự hội nhập về thông tin kế toán), phù hợp với chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

4.1.3. Về quan điểm hoàn thiện và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh mới

Để kế toán thật sự là "ngôn ngữ" chung của mọi hoạt động kinh doanh và phát huy tốt vai trò của mình trong điều kiện hiện nay, góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam thì việc xác định đúng đắn quan điểm hoàn thiện là một vấn đề không kém phần quan trọng. Việc hoàn hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD sẽ được thực hiện theo các hướng sau đây:

- Quan điểm kế thừa:


Có thể nói, hệ thống TKKT theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 ban hành “Chế độ Kế toán doanh nghiệp” (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT - BTC ngày 31/12/2009) và Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 ban hành “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 138/2011/TT - BTC ngày 4/10/2011) của Bộ trưởng Bộ Tài chính có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn những hệ thống TKKT cũ trước đây. Trên cơ sở đó, từ năm 2006 đến nay Bộ Tài chính đã ban hành các hệ thống TKKT áp dụng cho công ty chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty sổ số, cho các công ty quản lý quỹ, cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước như Tập đoàn xăng dầu, điện lực, bưu chính viễn thông.

Hệ thống TKKT doanh nghiệp theo qui định hiện hành đã từng bước đáp ứng được những yêu cầu đổi mới kinh tế trong những năm vừa qua. Đây là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước có liên quan triển khai thực hiện trong tổ chức công tác kế toán và kiểm tra kế toán. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam cần phải kế thừa tất cả các quy định còn phù hợp trong hệ thống TKKT doanh nghiệp theo qui định hiện hành đồng thời phải bổ sung, sửa đổi những nội dung cho phù hợp với thực tế phát sinh và khắc phục các tồn tại, hạn chế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý.

- Quan điểm quy định bắt buộc áp dụng và linh hoạt vận dụng:

Trong các năm qua, việc tồn tại nhiều hệ thống TKKT áp dụng cho doanh nghiệp SXKD tất yếu sẽ gây khó khăn trong vận hành hệ thống thông tin kế toán. Việc hoàn thiện theo hướng quy định một hệ thống TKKT doanh nghiệp để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt qui mô, loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực SXKD là hết sức cần thiết trong tất cả các công việc liên quan đến kế toán như tổ chức công tác kế toán của từng doanh nghiệp, xây dựng phần mềm cung cấp dịch vụ kế toán, đào tạo và kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước. Hệ thống TKKT này phải thể hiện được tính khái quát và tương thích cao để có thể phù hợp với tất cả các doanh nghiệp SXKD. Sự thống nhất phải được thể hiện từ tên gọi, mã


hiệu, nguyên tắc, kết cấu, nội dung phản ánh và phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong các loại TK và trong từng nhóm TK. Trên cơ sở hệ thống TKKT do Bộ tài chính quy định về loại và nhóm TK để áp dụng thống nhất trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam, các doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý để linh hoạt và chủ động xác định số lượng các TK các cấp (từ cấp 1 đến cấp 2, 3,…) cho phù hợp để cung cấp thông tin tài chính doanh nghiệp một cách tốt nhất. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp cần thực hiện theo hướng: (1) Các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng thống nhất các quy định về loại TK, thứ tự nhóm TK trong từng loại TK để có đủ thông tin làm cơ sở lập và trình bày BCTC theo qui định của chuẩn mực, CĐKT; (2) Cho phép doanh nghiệp chủ động, linh hoạt để đáp ứng yêu cầu quản lý và mục tiêu thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của doanh nghiệp như tự mở các TK cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4…(hay còn gọi là các đoạn mã đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán máy).

Hơn nữa, do CMKT quốc tế và các chính sách, chế độ tài chính, thuế thường xuyên được bổ sung, sửa đổi nên các CMKT Việt Nam cũng phải cập nhật trong từng thời kỳ cho phù hợp với CMKT quốc tế. Từ đó, Nhà nước không cần quy định cứng và quá cụ thể chi tiết việc sử dụng các TK cấp 1, cấp 2, cấp 3 như hiện nay mà để doanh nghiệp chủ động nghiên cứu để tự mở các TK phản ánh từng loại doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả để có đủ thông tin làm cơ sở lập BCTC theo yêu cầu của các CMKT có liên quan đến doanh nghiệp.

- Quan điểm hội nhập và phát triển:

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia là phải nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu bằng việc đổi mới toàn diện và mở cửa nền kinh tế của mình. Trong bối cảnh toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới đòi hỏi Việt Nam dù muốn hay không cũng phải hội nhập vào xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế này.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý mới của nền kinh tế, cần phải thiết lập và đưa vào vận hành trong nền kinh tế quốc dân một hệ thống TKKT thích hợp áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp


luật về kinh tế, tài chính, thuế có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế nước ta hiện nay và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ phổ biến của quốc tế về kế toán. Từ đó, thu hẹp những khác biệt về kế toán giữa các nước, các khu vực khác nhau, góp phần tạo ra sự hài hoà và phát triển nghề nghiệp kế toán trên phạm vi toàn cầu để có được sự thừa nhận của quốc tế và các nước trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này, hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD phải ổn định thông qua việc quy định cứng về loại TK, nhóm TK để có giá trị pháp lý lâu dài, không bị lạc hậu, lỗi thời, đồng thời phải có tính mở cho phép doanh nghiệp được chủ động, linh hoạt trong việc tự xây dựng các TK chi tiết trong từng loại và nhóm TK để phản ánh được tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thực hiện quan điểm này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện kế toán trên máy vi tính, đồng thời đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đồng thời phải lập BCTC theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam và của các CMKT khác nhau do các nước mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư quy định, đặc biệt là khi có sự thay đổi trong các chính sách tài chính, thuế, các CMKT và khi phát sinh các nghiệp vụ mới phát sinh.

- Quan điểm cung cấp thông tin:

Để cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ quản lý của cán bộ chưa cao có thể tổ chức tốt công tác kế toán một cách tiết kiệm, hiệu quả, hữu ích, không làm tăng khối lượng công tác kế toán, hệ thống TKKT doanh nghiệp cần phải hết sức đơn giản, rõ ràng, gọn nhẹ, dễ vận dụng. Quan điểm này không làm giảm chức năng cung cấp thông tin của TKKT mà ngược lại, các thông tin do kế toán phải đảm bảo được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng.

Hệ thống TKKT doanh nghiệp phải đảm bảo tính pháp lý cao để góp phần thiết lập kỷ cương trong công tác quản lý tài chính kế toán tại các doanh nghiệp. Các thông tin do kế toán của các doanh nghiệp khác nhau cung cấp cần phải có tiếng nói chung giúp người sử dụng nắm bắt một cách có hiệu quả nhất và thực sự có ích khi cần so sánh thực trạng tài chính của các doanh nghiệp khác nhau.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí