Tình Hình Ngành Cá Tra Việt Nam Theo Thị Trường Giai Đoạn 2014-2018


cánh cửa vào thị trường Mỹ ngày càng trở nên hẹp hơn với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Với kinh nghiệm ứng phó các lần áp thuế của DOC trước đây, các công ty xuất khẩu các sản phẩm cá tra sáng Mỹ đã có sự chuyển hướng thị trường kinh doanh, chuyển từ hướng xuất khẩu sang Mỹ là chủ yếu sang tìm kiếm các thị trường mới thay thế như Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Nam Á và một số nước khác. Đây là cách để các công ty thủy sản có thể giảm thiểu những tác động có thể bất lợi từ phán quyết thuế chống bán phá giá của DOC.

Bên cạnh đó, một cách mà nhiều công ty chế biến và xuất khẩu cá tra đang dần đẩy mạnh sử dụng là phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao như cá tra cuộn hoa hồng, cá tẩm bột, cá viên, fillet cá tra cắt portion,… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của người tiêu dùng tại các thị trường nước ngoài.

Gần đây nhất, Việt Nam vừa vượt qua các cuộc kiểm tra thực địa của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đánh giá tương đương ban đầu, được tiến hành thực hiện bởi Cơ quan Kiểm định và An toàn Thực phẩm Mỹ (trực thuộc USDA). Đây được xem là một điểm nhấn quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ.

Ngoài ra, trong lần đánh giá thứ 14 (POR 14) của DOC, sau các bước đánh giá, DOC đưa ra mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với cá tra thấp hơn đáng kể so với POR

13. Tín hiệu này là một tín hiệu đáng mừng, sẽ là yếu tố tiên quyết để khối lượng xuất khẩu cá tra và các sản phẩm từ cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh trong năm 2019.

Với mục tiêu đẩy mạnh sang thị trường EU thì Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến được phê duyệt và có hiệu lực vào đầu năm 2019 sẽ là một cơ hội lớn. Khi EVFTA được kí kết và có hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với cá fillet đông lạnh sẽ được giảm từ mức hiện tại 5.5% xuống 0% trong 3 năm và trong 7 năm sẽ giảm từ 7% xuống 0% đối với cá fillet đã chế biến.


Hiện tại, EU là một thị trường truyền thống với mặt hàng chủ yếu là fillet cá tra đông lạnh, nhưng thị trường này còn rất nhiều tiềm năng phát triển, mở rộng khi nhu cầu về cá tra fillet và các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra ngày càng cao. EVFTA được phê duyệt và thực thi là một nhân tố để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Và Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019. Đây là một cơ hội để Việt Nam có thể đẩy mạnh sang việc mở rộng các thị trường mới, tận dụng các lợi thế về thuế của thị trường cũ để phát triển. CPTPP là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Peru, Mexico…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, các thông tư, nghị định, nghị quyết của Chính phủ cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá tra. Trong đó, ngày 01/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng tới năm 2021 với quyết tâm đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam lọt vào nhóm 4 quốc gia phát triển nhất khối ASEAN. Đây được xem là một yếu tố không chỉ giúp môi trường kinh doanh nói chung phát triển, mà còn là một điểm nhấn cho các doanh nghiệp trong ngành nuôi trồng, chế biến cá tra có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô cũng như có điều kiện cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.

1.2.2. Thực trạng ngành thủy sản và cá tra xuất khẩu tại Việt Nam

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 7


1.2.2.1. Tình hình chung


Ngành cá tra, cá basa và các sản phẩm từ cá tra, cá basa của Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều vùng, quốc gia trên thế giới. Và bản đồ nơi mà cá tra, cá basa đặt chân


tới ngày càng được mở rộng, có xu hướng phủ khắp thế giới và chiếm vị trí quan trọng trong ngành thủy – hải sản xuất khẩu trên toàn thế giới.

Nếu trước đây, cá tra, cá basa được chủ yếu nuôi trồng trên các nhà bè, khắp các con sông, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thì ngày nay, khi nhu cầu cá tra, cá basa ngày càng tăng, sản lượng cá nuôi bè dường như không thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Chính vì thế, các doanh nghiệp và nông dân chuyển sang hướng đầu tư cho việc đào ao, hầm để nuôi cá. Ao, hầm nuôi cá tra, cá basa thường được bố trí gần các kênh rạch hay sông lớn để tiện cho việc tận dụng nguồn nước cho ao nuôi cũng như thuận lợi cho việc vận chuyển về các nhà máy sản xuất.

Theo các số liệu thống kê từ Cục Nuôi trồng Thủy sản thuộc Bộ Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam, diện tích nuôi cá tra, cá basa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục trong những năm gần đây. Đặc biệt là năm 2018 và năm 2019, hoạt động đào ao, nuôi cá mở rộng, tăng đột biến bởi nhu cầu thị trường và giá cá tra, cá basa thành phẩm tăng liên tục. Diện tích mặt ao nuôi cá tra, cá basa tăng đột biến, tự phát tạo nên một trào lưu phát triển mạnh mẽ, nhưng đây cũng có thể là nguy cơ phá vỡ sự phát triển bền vững của ngành.

Ngành thủy sản Việt Nam nên có kế hoạch điều chỉnh, đề nghị doanh nghiệp, nông dân tuân thủ theo đúng lịch thời vụ, cải tạo ao, phát triển ngành sản xuất con giống trong những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp, để đảm bảo việc phát triển bền vững của ngành. Đặc biệt, để ngành cá tra, cá basa phát triển bền vững, phải tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, nhà chế biến và nhà tiêu thụ và các thành phần hỗ trợ với những thỏa thuận về vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, phụ phẩm, cũng như việc tuân thủ các qui định kiều kiện sản xuất, bảo quản nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và các chỉ tiêu hóa – sinh tại các thị trường nhập khẩu.

Bất chấp những hàng rào kỹ thuật và thương mại, những khó khăn về thị trường và các sản phẩm thay thế, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt mức 1.45 tỷ USD vào


năm 2008. Đây là một bước ngoặc phát triển quan trọng của ngành cá tra, cá basa Việt Nam, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ, tiềm năng, xu hướng chiếm lĩnh thị trường thế giới của sản phẩm này.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), bức tranh xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam trong 20 năm 1998-2018 có nhiều biến chuyển rất rõ rệt. Đặc biệt có thể kể tới là sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu, cũng như giá cá tra trên thị trường xuất khẩu, sự đa dạng sản phẩm xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu.

Có thể nói năm 1997 - 1998 là giai đoạn cá tra Việt Nam bắt đầu chập chững tìm đường xuất khẩu. Năm 1997, cả nước mới chỉ xuất khẩu 425 tấn cá tra với tổng giá trị trên 1.65 triệu USD. Giai đoạn này xuất khẩu cá tra mới chiếm tỷ lệ 0.2% tổng xuất khẩu thủy sản và bằng 0.6% tổng xuất khẩu sản phẩm tôm tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù đây là giai đoạn phát triển sơ khai của ngành, giá cá tra xuất khẩu lại ở giai đoạn "hoàng kim nhất" dao động ở mức 3.9 – 4.1 USD/kg và các tiêu chuẩn về chất lượng trong giai đoạn này gần như không quá cao so với mức giá thời điểm đó.

Là một sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng và mức giá phải chăng, cá tra, cá basa được lòng rất nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới. Và các doanh nghiệp thường tập trung xuất khẩu nhiều nhất đi các thị trường lân cận trong khu vực như Trung Quốc - Hồng Kông, Singapore và Đài Loan để giảm bớt các chi phí về vận chuyển, tận dụng thời gian giao hàng nhanh để có được nguồn vốn lưu động tốt, phục vụ sản xuất. Đặc biệt, gần 50% lượng cá tra được xuất khẩu sang thị trường láng giềng Trung Quốc - Hồng Kông.

Theo báo cáo tổng hợp từ một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2000 trở đi nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu có những bước nhảy ngoạn mục với việc hình thành nên các vùng nuôi tập trung lớn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... với tổng diện tích lên đến hơn 5 nghìn ha. Nếu năm 2001 sản lượng cả vùng mới đạt khoảng hơn 100


nghìn tấn thì năm 2009 đã lên tới trên 1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu tới 1.4 tỷ USD.

Theo VASEP ngành cá tra, cá basa từ những bước đi tự phát của một số hộ nuôi nhỏ lẻ và những cơ sở sản xuất thô sơ, cá tra Việt Nam bắt đầu lớn lên thành ngành sản xuất quy mô công nghiệp.

Vào ngày 28/06/2002, Hiệp Hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đã đệ đơn kiện một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy Ban Thương Mại Quốc tế Mỹ (ITC) là các sản phẩm cá tra và basa fillet đông lạnh được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại về vật chất cho sản xuất nội địa. Phía nguyên đơn trong vụ kiện là 500 trại nuôi cá catfish thuộc Hiệp hội Nuôi cá Catfish (CFA) và 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Mỹ. Bên bị đơn là 53 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh của Việt Nam.

Bất chấp những rào cản kỹ thuật và thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, xuất khẩu cá tra Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Năm 2008, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt mức tỷ USD. Trong năm này, Việt Nam xuất khẩu 640.8 nghìn tấn tương đương 1.45 tỷ USD với giá xuất khẩu trung bình đạt 2.27 USD/kg.

Cũng trong giai đoạn này, cá tra Việt Nam gặp liên tiếp các rào cản về thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá da trơn (tại Mỹ) và bị bôi nhọ hình ảnh bởi truyền thông, mạng xã hội tại EU ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuấ khẩu. Giá cá tra trung bình giảm từ 2.75 USD xuống còn 2.15 – 2.25 USD/kg. Ba năm tiếp theo vào năm 2011, giá trị xuất khẩu cá tra đạt mốc 1.8 tỷ USD.

1.2.2.2. Tình hình ngành cá tra Việt Nam theo thị trường giai đoạn 2014-2018


Ngành cá tra, cá basa Việt Nam có chặng đường phát triển mạnh mẽ từ khi đặt những nền móng phát triển ban đầu. Thị trường xuất khẩu của sản phẩm cá tra, cá basa ngày càng được mở rộng trên khắp thế giới và phần nào có được thương hiệu sản phẩm này.


Dù trải qua giai đoạn chững lại về giá cũng như nhu cầu trên thị trường nhưng nhìn chung, ngành cá tra, cá basa Việt Nam có được những thành tựu nổi bật trong việc truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng, khẳng định thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Biểu đồ 1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn 2014-2018


Đơn vị tính: USD


TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 2014-2018

2,500,000,000.00


2,000,000,000.00


1,500,000,000.00


1,000,000,000.00


500,000,000.00


-

2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2019.


Những bước phát triển của ngành cá tra, cá basa Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018 được thể hiện rõ qua biểu đồ 1.1. Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam có giảm nhẹ so với năm 2014, giảm khoảng 201 triệu USD, tương ứng với mức giảm 11.38% so với năm 2014.

Năm 2015, kết quả ngành cá tra Việt Nam chưa thật sự phát triển thuận lợi bởi những yếu tố về nhu cầu thị trường thay đổi, nông dân đầu tư mở rộng ao, hầm nuôi cá một cách rầm rộ, dẫn đến cung vượt cầu. Chính vì điều này, giá cá tra thành phẩm xuất khẩu giảm đáng kể, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình phát triển chung của ngành. Bên


cạnh đó, từ xu hướng này, giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh trên thị trường trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài cho người nông dân.

Sang giai đoạn 2015-2018, tình hình ngành cá tra, cá basa Việt Nam có bước phát triển ổn định hơn, dần dần lấy được đà phát triển bởi đã xây dựng được kế hoạch đầu tư, phối hợp các hoạt động trong chuỗi cung ứng ngành. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam đạt xấp xỉ 1.8 tỉ USD, tăng 221 triệu USD so với năm 2015, tương ứng tăng 14.1%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự khởi sắc của ngành này.

Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1.86 tỉ USD. Dù chỉ đạt mức tăng nhẹ 3.7%, tương đương tăng gần 67 triệu USD về kim ngạch so với năm 2016, nhưng đây là tín hiệu cho thấy ngành cá tra đã có hướng điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu thị trường cũng như phù hợp với sự phát triển bền vững của ngành.

Năm 2018 được xem như là một năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc, là năm gặt hái được nhiều thành công từ những điều chỉnh trong suốt giai đoạn trước đây. Với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2.47 tỉ USD, ngành cá tra, cá basa Việt Nam có thể phần nào khẳng định vị trí đứng của sản phẩm trên thị trường quốc tế. So với năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 hơn 615 triệu USD, tương đương với mức tăng hơn 33.18%.

Bên cạnh tình hình phát triển chung của ngành, tình hình kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam cũng có những sự chuyển dịch lớn. Trong đó có thể kể tới thị trường Trung Đông (ARAP).


Biểu đồ 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: USD


TRUNG ĐÔNG

200000000


150000000


100000000


50000000


0

2014

2015

2016

TỔNG CỘNG

2017

2018

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP),2019.


Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2014-2017 giảm khá mạnh, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 giảm gần 42.6 triệu USD tổng kim ngạch năm 2014, tương ứng mức giảm 21.86% của năm 2017 so với năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa vào nhóm thị trường này giảm do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể tới là chính sách thay đổi tại các thị trường này.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng giá trong giai đoạn này, nhu cầu của thị trường biến đổi chậm hơn so với tốc độ tăng giá. Chính vì nguyên nhân này, nhu cầu về cá tra, cá basa ở thị trường Trung Đông giảm so với những giai đoạn trước. Bên cạnh đó, đặc trưng trong sản phẩm của thị trường Trung Đông là các sản phẩm cá fillet với kích cỡ cá tương đối lớn, trung bình ở mức 300g-up. Giai đoạn này, nguồn nguyên liệu cho kích cỡ cá này chưa thật sự nhiều hay nói khác hơn, giai đoạn chuyển giao nhu cầu này,

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí