Từ tháng 3 năm 2018, mặc dù tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn ở mức khá cao, ASEAN vẫn là thị trường trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Bởi lẽ đây là một thị trường tiềm năng, với đa dạng các loại sản phẩm, kích cỡ cũng khá phù hợp với định hướng phát triển chung của công ty. Hơn thế nữa, ASEAN là một thị trường mà công ty có thể tận dụng tốt được lợi thế xoay vòng vốn nhanh do thời gian giao hàng khá nhanh, từ 5-7 ngày.
Với thị trường này, chỉ số mùa vụ theo từng tháng tại công ty TNHH MTV Trần Hân có một số khác biệt so với chỉ số mùa vụ chung toàn thị trường. Cụ thể, ở tháng 2, chỉ số mùa vụ tại thị trường ASEAN đạt 1.021 trong khi chỉ số mùa vụ toàn ngành chỉ đạt
0.538. Từ đây ta có thể thấy được, công ty đã có chính sách phát triển riêng cho thị trường này.
Biểu đồ 3.4: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân
Đơn vị tính: USD
Giá trị thực
Dự báo Giá trị dự báo
700,000
Dự báo kim ngạch xuất khẩu theo phương pháp giá trị cuối cùng
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
0
Năm 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3
Theo phương pháp dự báo theo giá trị cuối cùng, điều chỉnh theo mùa, dự báo kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN sẽ giảm tương đối vào tháng 2, sang đến tháng 3, tháng 4, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lại với tốc độ khá cao, tháng 5 đến 7, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN lại giảm khá mạnh với giá trị dự báo đạt 73,221.22 USD vào tháng 7 năm 2017 và 235,753.45 USD vào tháng 7 năm 2018. Giai đoạn cuối năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN lại có xu hướng tăng trở lại. Theo như kết quả dự báo theo phương pháp giá trị cuối cùng theo mùa vụ, kim ngach xuất khẩu sang thị trường ASEAN của công ty sẽ đạt 482, 526.22 USD (dự báo kim ngạch xuất khẩu phụ lục 8).
Biểu đồ 3.5: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân
Dự báo kim ngạch xuất khẩu
theo phương pháp trung bình
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
0
Năm 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3
Đơn vị tính: USD
Giá trị thực
Giá trị dự báo
Dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường ASEAN của công ty TNHH MTV Trần Hân theo phương pháp trung bình có yếu tố mùa vụ cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ giảm nhẹ vào tháng 2 hàng năm với mức giảm tương đối ít. Sang tháng 3, tháng 4, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại với mức tăng khá cao. Tuy nhiên, giai đoạn tháng 5 đến tháng 7, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh với kết quả dự báo đạt 100,249.86 USD vào tháng 7 năm 2017 và 128,544.80 USD vào tháng 7 năm 2018. Giai đoạn cuối năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN của công ty TNHH MTV Trần Hân có xu hướng tăng lại và phương pháp này cho kết quả dự báo đạt 330,279.10 USD vào tháng 1 năm 2019 (dự báo kim ngạch xuất khẩu phụ lục 8).
Biểu đồ 3.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình trượt theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân
Đơn vị tính: USD
600,000
Dự báo kim ngạch xuất khẩu theo phương pháp trung bình trượt
500,000
Giá trị thực
400,000
Giá trị dự báo
300,000
200,000
100,000
0
Năm 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3
Với phương pháp dự báo trung bình trượt có yếu tố mùa vụ, kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân sang thị trường ASEAN cũng có xu hướng giảm vào tháng 2 hàng năm với mức giảm tương đối ít. Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trở lại vào giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, tháng 5 đến tháng 7 lại là giai đoạn mà kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN có xu hướng giảm nhẹ và kết quả kim ngạch xuất khẩu sẽ dần tốt lên ở giai đoạn quý 4 hàng năm. Theo như kết quả dự báo của phương pháp này, kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty TNHH MTV Trần Hân sang ASEAN sẽ đạt 515,767.31 USD vào tháng 1 năm 2019 (dự báo kim ngạch xuất khẩu phụ lục 8).
Bảng 3.2: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân
Đơn vị tính: USD
MAD | 89,790.1 | |
MSE | 12,256,464,356 | |
Phương pháp dự báo trung bình | MAD | 107,535.44 |
MSE | 19,349,279,126.73 | |
Phương pháp dự báo trung bình trượt | MAD | 106,252.9 |
MSE | 21,638,540,225.4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Mức Các Mặt Hàng Chính Tại Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân
- Tình Trạng Trễ Lịch Xuất Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân Năm 2018
- Dự Báo Kim Ngạch Xuất Khẩu Dựa Trên Phương Pháp Giá Trị Cuối Cùng Theo Mùa Vụ Ngành Cá Tra, Cá Basa Tại Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân
- Kế Hoạch Thực Hiện Dựa Trên Dự Báo Thị Trường Asean Giai Đoạn 2019-2021
- Quy Trình Giám Sát Việc Tăng Cường Mối Liên Hệ Giữa Các Mắc Xích
- Ignas Masteika Và Jonas Cepinskis, 2015. Dynamic Capabilities In Supply Chain Management
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Tương tự như dự báo xu hướng của toàn thị trường tại công ty TNHH MTV Trần Hân, tại thị trường ASEAN, phương pháp giá trị cuối cùng sẽ cho kết quả dự báo chính xác hơn khi chỉ số MAD và chỉ số MSE ở phương pháp này thấp hơn so với phương pháp trung bình và phương pháp trung bình trượt.
3.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và quản trị rủi ro
a. Mục tiêu của giải pháp đề xuất
“Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa là nghệ thuật và khoa học xây dựng, triển khai và đánh giá các quyết định xuyên chức năng nhằm giúp tổ chức có thể đạt được mục tiêu” (Fred R. David, Quản trị chiến lược, Khái luận và các tình huống, 2014). Quản trị chiến lược sẽ tập trung và việc tích hợp quản trị, marketing, kế toán, R&D, sản xuất và thông tin nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tốn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công” (Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị rủi ro, 2014).
Hiện nay, thách thức lớn nhất trong hoạt động của chuỗi cung ứng tại công ty là giải quyết vấn đề tồn kho, lập các kế hoạch kinh doanh tại các thị trường và xây dựng các kế hoạch về nguyên liệu, con giống cho phù hợp. Để có thể tối ưu hóa các hoạt động này, vấn đề quan trọng là công ty phải xây dựng được kế hoạch dựa trên những dự báo về xu hướng thị trường quốc tế và các thị trường mục tiêu. Với chiến lược đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty sang thị trường ASEAN trong những năm gần đây, công ty dựa trên những dự báo về xu hướng thị trường, nhu cầu của thị trường theo từng mùa, khoảng thời gian trong năm để xây dựng kế hoạch cho các mắc xích trong chuỗi. Bên cạnh đó, công tác dự báo còn giúp công ty xây dựng được kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, bao bì,… phù hợp với kế hoạch, đảm bảo hoạt động diễn ra một cách tối ưu nhất. Có thể nói, hoàn thiện công tác dự báo xu hướng và lập kế hoạch là cách quản lý tốt hàng tồn kho, tránh phát sinh những chi phí tồn kho do không có kế hoạch, giảm chất lượng hàng hóa khi tồn kho.
Rà soát, kiểm tra các hoạt động trong hoạt động, đánh giá và có kế hoạch kiểm soát toàn diện, tránh và hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh, bởi lẽ hiện nay, kế hoạch kinh doanh tại công ty đa phần mang tính chất tự phát trong quá trình hoạt động, chưa dựa trên các dự báo nên rủi ro phát sinh là rất cao. Hoàn thiện công tác dự báo cũng là cách để công ty tối ưu hóa quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
b. Người thực hiện
Ban giám đốc công ty kết hợp với phòng kinh doanh dự báo xu hướng thị trường chung và thị trường mục tiêu. Dựa trên các dự báo cho từng tháng, quý, phòng kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh, tham mưu với ban giám đốc, điều chỉnh cho phù hợp và sẽ phân bổ kế hoạch cho từng bộ phận, phòng ban triển khai hoạt động. Các bộ phận sẽ kiểm soát hoạt động, rà soát, tránh các rủi ro phát sinh.
c. Kế hoạch thực hiện
Dựa vào kế hoạch dự báo, công ty lập kế hoạch xuất khẩu ngắn và dài hạn dựa trên kết quả dự báo.
Với kế hoạch chung cho toàn thị trường ngành cá tra, cá basa, công ty dựa vào các kết quả, lựa chọn phương pháp phù hợp cho ngành cá tra, cá basa Việt Nam và tại công ty TNHH MTV Trần Hân.
Bảng 3.3: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo toàn thị trường ngành cá tra giai đoạn 2019-2021
Kế hoạch thực hiện | Người thực hiện | |
Quý 2, năm | - Dựa trên kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa toàn thị trường tại Việt Nam và tại công ty TNHH MTV Trần Hân tiến hành công | Ban Giám đốc |
Kế hoạch thực hiện | Người thực hiện | |
2019 | tác dự báo. - Dựa trên kết quả dự báo, đánh giá và chọn phương pháp dự báo phù hợp (phương pháp dự báo giá trị cuối cùng cho ngành cá tra, cá basa Việt Nam và phương pháp trung bình trượt cho công ty TNHH MTV Trần Hân) - Dựa trên kết quả dự báo, lập kế hoạch hoạt động kinh doanh cho công ty theo từng quý, từng năm từ 2019-2021, nhìn chung toàn thị trường, trong 2 quý đầu tiên của năm, hoạt động xuất khẩu chung sẽ thấp hơn mức trung bình của cả năm, từ quý 3 trở đi, hoạt động xuất khẩu sẽ tăng nhiều, và hoạt động xuất khẩu đạt cao nhất vào tháng 12. Với kết quả dự báo từ hoạt động riêng của công ty trên thị trường chung, hoạt động xuất khẩu chưa có xu hướng rõ rệt như ngành, cần phải xây dựng kế hoạch dung hòa hai yếu tố và điều chỉnh theo xu hướng chung của toàn ngành. | Phòng kinh doanh |
Quý 3, 2019 | - Dựa trên kế hoạch kinh doanh kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, cụ thể hóa kế hoạch xuất khẩu từng tháng cho kế hoạch bán hàng, sản xuất và nguyên liệu. - Kế hoạch bán hàng tiến hành chuẩn bị kế hoạch xuất khẩu 1-3 tháng tới và cập nhật kế hoạch dài hạn của khách thông qua việc nhân viên kinh doanh triển khai việc tiếp cận khách hàng, chốt đơn hàng và chuẩn bị theo kế hoạch đã lập. | Ban Giám Đốc Phòng kinh doanh |
Kế hoạch thực hiện | Người thực hiện | |
- Kế hoạch về sản xuất thực hiện theo các đơn hàng hiện tại, điều chỉnh kế hoạch cho 1-3 tháng tới theo kế hoạch dựa vào dự báo nhu cầu của công ty và thị trường, chuẩn bị hàng tồn kho để ứng phó với nhu cầu thị trường. - Kế hoạch nguyên liệu, dựa trên tình hình hiện tại hoạt động và điều chỉnh kế hoạch cho 3-6 tháng tới để có thể khai thác nguồn nguyên liệu đúng kích cỡ theo kế hoạch. | Phòng Cung ứng và kế hoạch | |
Quý 4, 2019 | - Các bộ phận thực hiện theo kế hoạch đã lập dựa trên những dự báo. - Dựa trên kim ngach xuất khẩu thực tế, công ty tiến hành đánh giá, dự báo và xem xét việc thực hiện kế hoạch theo dự báo có tốt không, tiến hành đánh giá, rà soát hoạt động, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của kế hoạch, lý do không thể hoàn thành kế hoạch hoặc vượt kế hoạch để điều chỉnh kế hoạch tối ưu. - Giám sát công tác dự báo hàng tháng, giám sát hoạt động của các bộ phận, tránh tình trạng không thực hiện theo kế hoạch, ảnh hưởng đến toàn chuỗi. | Ban Giám đốc Phòng Kinh doanh Bộ phận giám sát |
Năm 2020, 2021 | - Đánh giá lại kế hoạch hoạt động của năm 2019, so sánh với kế hoạch đề ra và kết quả dự báo để xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của kế hoạch, những điều làm được và chưa làm được trong kế hoạch đề ra và tính sai lệch của dự báo để điều chỉnh kế hoạch cho các năm tiếp theo. | Ban Giám Đốc Phòng kinh doanh |