Kế hoạch thực hiện | Người thực hiện | |
- Đánh giá lại công tác giám sát thực hiện, sửa sai trong từng mắc xích và mối liên hệ giữa các mắc xích trong chuỗi khi thực hiện kế hoạch. - Điều chỉnh kế hoạch hoạt kinh doanh và kế hoạch sản xuất cho phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. | Phòng Cung ứng và kế hoạch Bộ phận giám sát |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Trạng Trễ Lịch Xuất Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân Năm 2018
- Dự Báo Kim Ngạch Xuất Khẩu Dựa Trên Phương Pháp Giá Trị Cuối Cùng Theo Mùa Vụ Ngành Cá Tra, Cá Basa Tại Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân
- Dự Báo Kim Ngạch Xuất Khẩu Dựa Trên Phương Pháp Giá Trị Cuối Cùng Theo Mùa Vụ Thị Trường Asean Tại Công Ty Tnhh Mtv Trần Hân
- Quy Trình Giám Sát Việc Tăng Cường Mối Liên Hệ Giữa Các Mắc Xích
- Ignas Masteika Và Jonas Cepinskis, 2015. Dynamic Capabilities In Supply Chain Management
- Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân - 19
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, công ty cũng cần lập ra kế hoạch riêng cho từng thị trường để phân bổ nguồn lực cho phù hợp nhất, tránh tình trạng tập trung quá nhiều nguồn lực vào một thị trường mục tiêu khi nhu cầu thị trường này đang ở giai đoạn khá thấp. Với thị trường mục tiêu ASEAN, công ty sẽ lên kế hoạch thực hiện như sau:
Bảng 3.4: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo thị trường ASEAN giai đoạn 2019-2021
Kế hoạch thực hiện | Người thực hiện | |
Quý 2, năm 2019 | - Dựa trên kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa thị trường ASEAN của ngành cá tra Việt Nam và của công ty TNHH MTV Trần Hân tiến hành công tác dự báo. - Dựa trên kết quả dự báo, đánh giá và chọn phương pháp dự báo phù hợp (phương pháp dự báo trung bình trượt cho thị trường ASEAN của ngành và phương pháp giá trị cuối cùng cho công ty) - Nhìn chung kết quả dự báo cho thị trường ASEAN của ngành, hoạt động xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu ở mức dưới | Ban Giám đốc Phòng kinh doanh |
Kế hoạch thực hiện | Người thực hiện | |
trung bình do một phần đây là thị trường khá nhỏ, thị trường ngách, không phải là xu hướng phát triển chung của ngành, đặc biệt là các ông lớn. Trong khi đó, thị trường ASEAN lại được công ty TNHH MTV Trần Hân chú ý bởi nhiều yếu tố thuận lợi tại thị trường này, 7/12 tháng hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường này ở mức cao hơn trung bình và tập trung vào các tháng cuối năm và tháng 2. Chính vì vậy, kế hoạch hoạt động ngắn và dài hạn, công ty phải lập cho phù hợp để khai thác tối đa thị trường ngách này. | ||
Quý 3, 2019 | - Dựa trên kế hoạch kinh doanh kinh doanh từng quý, từng năm, phòng kinh doanh cụ thể hóa kế hoạch xuất khẩu từng tháng cho kế hoạch bán hàng, dự trù cho kế hoạch sản xuất và nguyên liệu. - Kế hoạch bán hàng tiếp cận khách hàng theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra, chốt đơn hàng và cập nhật kế hoạch cho các bộ phận liên quan - Kế hoạch về sản xuất dựa trên kế hoạch chung và kế hoạch sản xuất thực tế để sản xuất, điều chỉnh tồn kho. - Kế hoạch nguyên liệu, do thị trường ASEAN khá đa dạng về kích cỡ thành phẩm nên vấn đề về kích cỡ nguyên liệu cũng không quá khó khăn. | Ban Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng Cung ứng và kế hoạch |
Quý 4, 2019 | - Các bộ phận thực hiện theo kế hoạch đã lập dựa trên những dự báo và dựa trên kim ngach xuất khẩu thực tế, công ty tiến hành | Ban Giám đốc |
Kế hoạch thực hiện | Người thực hiện | |
đánh giá, dự báo và xem xét việc thực hiện kế hoạch theo dự báo có tốt không, tiến hành đánh giá, rà soát hoạt động để điều chỉnh kế hoạch tối ưu. - Rà soát công tác dự báo hàng tháng, giám sát hoạt động của các bộ phận. | Phòng Kinh doanh Bộ phận giám sát | |
Năm 2020, 2021 | - Đánh giá lại kế hoạch hoạt động của năm 2019, so sánh với kế hoạch đề ra và kết quả dự báo để xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của kế hoạch cho thị trường ASEAN, những điều làm được và chưa làm được trong kế hoạch đề ra và tính sai lệch của dự báo để điều chỉnh kế hoạch cho các năm tiếp theo. - Đánh giá lại công tác giám sát thực hiện, sửa sai trong từng mắc xích và mối liên hệ giữa các mắc xích trong chuỗi khi thực hiện kế hoạch. - Điều chỉnh kế hoạch hoạt kinh doanh và kế hoạch sản xuất cho phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. | Ban Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng Cung ứng và kế hoạch Bộ phận giám sát |
d. Khó khăn khi thực hiện
Khi một bộ phận cung cấp thông tin sai lệch sẽ làm lệch cả một kế hoạch chiến lược trên toàn hệ thống.
Việc dự báo nếu chỉ dựa vào hoạt động xuất khẩu tại công ty mà đánh giá, xây dựng kế hoạch sẽ phiến diện. Kế hoạch chỉ có thể hoàn thiện khi dựa trên những đánh giá chung của toàn ngành về thị trường và hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty.
e. Lợi ích mang lại
Dự báo xu hướng phát triển chung của toàn ngành cá tra, cá basa Việt Nam và dự báo xu hướng riêng trên hoạt động sản xuất riêng của công ty TNHH MTV Trần Hân là một trong những phương pháp tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là phương pháp có thể đánh giá khá tốt về thị trường, về xu hướng tiêu dùng theo từng tháng, từng quý, từ đó kế hoạch kinh doanh sẽ được cụ thể hóa và đạt được hiệu quả cao.
Việc thông tin giữa các bộ phận về kết quả dự báo và kế hoạch kinh doanh giúp các bộ phận trong mắc xích có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển riêng của từng bộ phận, liên kết các bộ phận tốt hơn.
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những lỗ hỏng trong mối liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi
3.2.2.1. Lựa chọn và áp dụng một phần mềm quản lý chung
a. Mục tiêu của giải pháp đề xuất
Chuỗi cung ứng, vận hành và quản lý chuỗi cung ứng là một vấn đề phức tạp. Để có thể vận hành chuỗi cung ứng với hiệu quả tối ưu thì công tác quản lý thông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng là vấn đề cấp thiết. Có thể nói chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty còn nhiều bất cập, trong đó có thể nói đến là vấn đề quản lý hàng tồn kho. Hiện tại vấn đề quản lý hàng tồn kho tại công ty chưa được ứng dụng công nghệ trong quản lý. Chuỗi cung ứng là một ngành khá phức tạp với rất nhiều thông tin, cần phân tích các thông tin từ các bộ phận, tổng hợp và gửi đến ban giám đốc công ty về tình hình thực hiện kế hoạch, phân tích hoạt động và có kế hoạch điều chỉnh, đưa ra các quyết định kịp thời tới các bộ phận.
Hiện nay, tại công ty, các bộ phận trong chuỗi thông tin với nhau chủ yếu qua các công cụ file excel hoặc báo cáo giấy. Những công cụ này còn rất nhiều bất cập khi không thể
lưu trữ một khối lượng lớn thông tin cũng như gây khó khăn trong việc tương tác với các bộ phận trong chuỗi và phân tích những vấn đề trong các bộ phận.
Với hoạt động của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân thì ERP là một phần mềm khá tối ưu khi được áp dụng. Với phần mềm này, các đơn hàng của khách hàng sẽ được cập nhật nhanh chóng hơn lên hệ thống, các bộ phận liên quan, đặc biệt là khối nhà máy chế biến sẽ cập nhật thông tin đơn hàng nhanh, chủ động trong việc lập kế hoạch và tránh được nhiều sai sót hơn. Bên cạnh đó, phần mềm này còn là công cụ tối ưu để khắc phục tình trạng xuất hàng trễ kế hoạch khi các bộ phận từ vùng nuôi đến sản xuất có thể nắm bắt và lập kế hoạch từ đầu.
b. Người thực hiện
Ban giám đốc và bộ phận IT có thể cùng phối hợp để tìm phần mềm, nơi cung cấp phần mềm, triển khai thực hiện tại các bộ phận trong chuỗi. Các bộ phận dùng thử phần mềm dưới sự giám sát của Ban giám đốc, từ đó, Ban giám đốc có thể đánh giá phần nào hiệu quả của phần mềm này và cho sử dụng phần mềm lâu dài trong chuỗi cung ứng của công ty.
c. Kế hoạch thực hiện
Muốn xây dựng và áp dụng hiệu quả hệ thống thông tin chung cho cả chuỗi cung ứng, mà cụ thể là phần mềm ERP thì trước hết, các bộ phận phải được tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng mà đặc biệt là vấn đề hướng dẫn tại các vùng nuôi, nơi khá kém về mặt sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin.
Các trưởng bộ phận theo dõi, rà soát lại các thông tin, cách thức truyền thông tin và sử dụng thông tin từ các bộ phận và báo cáo với ban giám đốc, đưa ra những đề xuất về phần mềm có thể áp dụng, những đặc tính cần có trong quá trình truyền thông tin giữa các bộ phận.
Ban giám đốc dựa trên những đề xuất của các bộ phận, làm việc với bộ phận IT tại công ty để chọn một phần mềm có sẵn để áp dụng hoặc thuê ngoài viết một phần mềm phù hợp với chuỗi cung ứng tại công ty hơn.
Việc triển khai thực hiện, sử dụng phần mềm ERP cho chuỗi cung ứng, công ty có bảng dự trù kinh phí khi sử dụng phần mềm ERP theo thời gian.
Bảng 3.5: Kế hoạch triển khai phần mềm ERP theo thời gian và chi phí
Thực hiện | Chi phí | |
Tháng 1 đến tháng 6/2019 | - Tìm hiểu về phần mềm, chi phí, công tác tập huấn và thực hiện. - Mua phần mềm ERP cho hoạt động thông tin chung của công ty | - Chi phí bản quyền Microsoft Dynamics: 24,000 USD - Bảo trì bản quyền Microsoft Dynamics: 3,840 USD - Bộ báo cáo theo chuẩn kế toán Việt Nam: 6,153.60 USD |
Tháng 07 đến tháng 12/2019 | - Tập huấn, triển khai thực hiện thí điểm ở 1-2 nhân viên ở từng bộ phận. - Tập huấn và triển khai thực hiện rộng rãi trên toàn chuỗi cung ứng | Chi phí triển khai (Quản lý dự án và tập huấn triển khai): 68,380 USD |
Từ năm thứ hai trở đi (2020- 2021) | - Duy trì, bảo trì phần mềm hằng năm. - Đánh giá tính hiệu quả trên chi phí đầu tư để điều chỉnh việc tiếp tục sử dụng phần mềm hay sử dụng một phần mềm khác. | - Phí bảo trì hằng năm: 3,840 USD - Gói bảo trì hằng năm của Lạc Việt: 5,000 USD |
d. Khó khăn khi thực hiện
- Nếu các bộ phận, đặc biệt là trưởng bộ phận bảo thủ thì việc áp dụng phần mềm mới sẽ khá khó khăn do phần mềm mới đòi hỏi người sử dụng phải học hỏi cái mới, thay đổi thói quen trong sử dụng công cụ thực hiện, chuyển đổi từ file excel sang các phần mềm chuyên dụng.
- Để có thể đầu tư đúng, đủ cho một phần mềm quản lý chung, công ty cần phải đầu tư rất nhiều tiền, cũng như phải xây dựng hệ thống nền tảng sử dụng. Đây là một vấn đề lớn, cản trở công ty áp dụng ngay giải pháp này.
e. Lợi ích mang lại
Sử dụng phần mềm chuyên dụng trong quản lý giúp công ty có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động trong chuỗi cung ứng, nhanh chóng phát hiện các vấn đề và đưa ra các quyết định kịp thời, tránh tổn thất và đặc biệt hiệu quả về quản lý chi phí trong chuỗi.
3.2.2.2. Tăng cường mối liên kết với nhà cung cấp dịch vụ
a. Mục tiêu của giải pháp đề xuất
Hiện tại, công ty TNHH MTV Trần Hân đang sử dụng dịch vụ từ các đối tác như kho lạnh, các nhà xe kéo container, các nhà cung cấp ghe vận chuyển cá nguyên liệu, các nhà cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thức ăn cũng như nhà cung cấp con giống cho vùng nuôi và nhà cung cấp bao bì. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều lỗ hỏng trong mối quan hệ giữa các mắc xích này với chuỗi cung ứng chung của công ty. Trong đó có thể kể đến việc sắp xếp kế hoạch của các nhà cung cấp dịch vụ, cung cấp cho công ty chưa thực sự “đúng thời điểm” và hiệu quả.
Việc tìm một nhà cung cấp chất lượng phù hợp với giá cả hợp lý, đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động của công ty là việc được ưu tiên thực hiện. Bước đầu, công ty xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp hiện tại, mở rộng mối quan hệ với nhà cung cấp mới. Với nhà cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là nhà cung cấp ghe vận chuyển cá
nguyên liệu từ vùng nuôi đến nhà máy, công ty nên có những quy định rõ ràng về trách nhiệm mỗi bên, tránh tình trạng đỗ lỗi cho nhau khi phát sinh các tình huống ngoài quy ước ban đầu.
Với các nhà xe kéo container, công ty phải đặt mục tiêu nhanh chóng, hạn chế các chi phí phát sinh, các nhà xe phải có máy phát điện, đảm bảo chất lượng hàng hóa khi vận chuyển container đến cảng.
Với nhà cung cấp bao bì, vấn đề chất lượng bao bì, thời gian giao hàng là một yếu tố luôn được quan tâm và phải đạt được tối ưu, đảm bảo hoạt động tại nhà máy được liên tục, tránh tình trạng nhà máy phải chờ bao bì mới có thể sản xuất được.
b. Người thực hiện
Bộ phận thu mua và kế hoạch chịu trách nhiệm liên hệ với nhà cung cấp, trao đổi các thông tin và kí kết hợp đồng, triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đã định.
c. Kế hoạch thực hiện
Tìm các nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với những tiêu chí đề ra ban đầu với nguồn cung cấp ổn định, giá cả hợp lý và kí kết các hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung cấp (thường là 1-3 năm).
Với từng đơn hàng, trường hợp cụ thể, bộ phận thu mua và kế hoạch trao đổi với nhà cung cấp, thống nhất thời gian, số lượng, chất lượng,… Bên cạnh đó, bộ phận thu mua và kế hoạch cần kết hợp với nhà máy thức ăn, vùng nuôi, nhà máy chế biến để kiểm soát chất lượng, số lượng, và thời gian để có kế hoạch làm việc và điều chỉnh cho phù hợp.
Sau mỗi đơn hàng, bộ phận thu mua đánh giá lại các nhà cung cấp với các tiêu chí đặt ra ban đầu, có hướng trao đổi lại với nhà cung cấp hoặc tìm nhà cung cấp mới phù hợp hơn.