Số Doanh Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Du Lịch Giai Đoạn 2001 – 2005

Du lịch Lào Cai v.v… còn lại các cơ sở lưu trú khác chất lượng còn yếu kém, đầu tư thiếu đồng bộ, không theo một quy chuẩn, dẫn đến xhất lượng các công trình không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy công suất sử dụng phòng trung bình/năm đạt hiệu quả kinh tế chưa cao.

b) Cơ sở ăn uống:

Hiện có hàng trăm nhà hàng chuyên doanh và các nhà hàng nằm trong khách sạn với hàng nghìn chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu của khách. Tuy nhiên thực đơn còn đơn điệu, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa được quan tâm đúng mức.

c) Cơ sở thể thao và vui chơi giải trí.

Hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ ngắm cảnh, dạo phố, đi chợ, tham quan hiểu biết về văn hoá các dân tộc… vì vậy việc quy hoạch đầu tư các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí đã được quan tâm.

d) Các sơ sở thương mại và dịch vụ.

Mua sắm hàng hoá, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm là một nội dung hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là thổ cẩm của Lào Cai.

Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại chủ yếu tập trung ở một số khu đô thị lớn ở Tỉnh và huyện, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch. Nhưng hệ thống này chất lượng còn thấp, quy mô nhỏ chưa đảm bảo an toàn, các sản phẩm hàng hoá còn thiếu và chưa đa dạng.

2.3.5.3. Khách du lịch.

- Nhận xét, đánh giá:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, du lịch Lào Cai đã có những bước phát triển nhanh, được thể hiện trong giai đoạn 2001 - 2005. Tổng số lượng khách từ năm 2001 đến năm 2005 Lào Cai đón 1.956.000 lượt khách, mức tăng bình quân giai đoạn này là 17,5%.

Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu, cùng với chính sách phát triển du lịch chưa hợp lý, công tác quản lý còn nhiều yếu kém, thì mức tăng trưởng đã đạt được là rất cao. Điều đó cho thấy những ảnh hưởng về mặt môi trường, văn hoá - xã hội do việc tăng lượng khách này.

a) Khách du lịch nội địa Lý do tới sapa

Bảng 2.9


Khí hậu và vui chơi

96%

Phong cảnh

82%

Dân tộc

27%

Thể thao mạo hiểm

3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


Lý do: đối với khách Việt Nam thì Sapa được biết đến như một trạm khí hậu lý tưởng để tránh cái nóng trong thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Họ đến dây do khí hậu mát mẻ 96%, do phong cảnh 82%. Tìm hiểu các nhóm dân tộc không phải là mục tiêu đến của khách du lịch nội địa.

Về phương tiện và nguồn khách: Chủ yếu sử dụng tàu và xe hơi tư nhân. Nguồn khách Hà Nội chiếm 40%, còn các nơi khác, trong đó các tỉnh phía Nam (Hồ Chí Minh) chiếm tới 1/2 khách nội địa.

Độ tuổi: Thế hệ trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm 74%, còn nếu nhìn rộng hơn khách có độ tuổi dưới 50 chiếm 96%. Đa số đi theo nhóm bè bạn hoặc cùng gia đình (con số trung bình là 5 người/nhóm).

Thời gian lưu trú: Từ 2 ngày – 1 tuần. Cụ thể: 4 – 6 ngày chiếm 35%, 3 ngày chiếm 31%, nghỉ cuối tuần chiếm 27% còn lại hơn 1 tuần hoặc chỉ 1 ngày chiếm 3 – 4%.

Khả năng chi trả; qua điều tra cho thấy khách Việt Nam chi tiêu từ 20.000đ đến 200.000đ và sử dụng phương tiên giao thông 70.000đ/ngày ,như vậy daonh thu hàng năm từ khách nội địa lưu lại sapa là khoảng 500.00-700.000

USD.Mức chi tiêu cho mua sắm hàng hoá thủ công địa phương bình quân từ 30.000đ đến 40.000đ,như vậy thu nhập từ nguồn khách nội địa trong các thôn bản xung quanh sapa khoảng từ 60.000-80.000 USD/năm.

b) Khách quốc tế;

Động cơ; Hai động cơ chính của khách nuớc ngoài là phong cảnh và dân tộc,đồng thời là du lịch thể thao-mạo hiểm, tuy nhiên một số hiện trạng thởi tiết đã làm cho một số hoạt động này kếm phát triển.

Quốc tịch; Khách Châu Âu chiếm khoảng 58%(chiếm đa số),sau đó là Mỹ 16%,úc 13%,Canada 6%,Trung Quốc chiếm có 4%.

Độ tuổi: Số khách co độ tuổi duới 35 chiếm khoảng 51%,độ tuổi từ 35-50 chiếm khoảng 44%.

Mức chi tiêu; Mức chi tiêu của khách nuớc ngoài từ 20-70USD/ngày,chi phí cho viẹc đi lại khoảng 35-40USD/ngày,thời gian lưu trúng bình 3 ngày,như vậy nguồn thu hằng năm của khách nuớc ngoài từ 2,5-3 triệu USD.Và chi cho hoạt động mua bán hàng hoá địa phương vào khoảng 40-80 USD,như vậy thu nhập cảu các dân tộc thiểu số hàng năm từ khách này la 1,1-1.4 triệu USD,chiếm 40-50% tổng chi phí của khách nuớc ngoài .

c) Nhu cầu của khách khi đến Lào Cai


Đỉnh Phanxiphăng SaPa Nhu cầu vệ sinh Về điểm này tất cả du khách nuớc 1

Đỉnh Phanxiphăng-SaPa

- Nhu cầu vệ sinh;Về điểm này tất cả du khách nuớc ngoài hay du khách Việt Nam đêu mong muốn một môi trường trong lành và sạch sẽ hơn .Khách quốc tế rất phê phán về việc vệ sinh của các cơ sở mà họ đã sử dung, nhiều người cho biết họ đã bị ốm sau khi ăn thức an ở trong một số các nhà hàng.

- Bảo tôn danh thắng và bảo vệ tài nguyên môi trường ;Toàn bộ du khách nội địa hay nuớc ngoài đều phàn nàn về việc xây dựng các nhà nghỉ ,khách sạn khắp nơi mà không có sự hài hoà, đồng thời việc tăng nhanh lượng khách đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng tới các di sản xưa.Chính vì vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thúc bảo vệ thiên nhiên cần được quan tâm và thực hiên tốt.

- Nhu cầu đa dạng hoá các hoạt động; Các khu trung tâm đô thi du lịch còn nghèo nàn và chưa được tổ chức khoa hoc, vẫn còn nhiều yếu kém và hạn chê, thiếu tính hấp dẫn.Các khu dịch vụ bổ xung còn thiếu như các quán bar, vũ trường,cả khu vui chơi như công viên ,vườn hoa công cộng cũng đang là vấn đề đối với du lịch Lào Cai .

-Hàng lưu niêm; Các mặt hang lưu niêm còn han chế chưa có tính địa phương cao, các mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc mà gần như đâu đâu cũng có.Đồng thời việc đeo bám khách để bán hàng cũng là vấn nạn, nhiều du khách đã phải khó chụi,bất tiện vì hành động này.Những hành động này đang huỷ hoại sức hấp dẫn,gây thiệt hại đáng kể cho ngành thương mại ,du lịch Lào Cai .

- Các trạm thu phi; Đối với khách Việt Nam cho rằng việc thu phí là việc nên làm để góp phàn bảo tồn, bảo vệ, chăm sóc cảnh quan thiên nhiên.Nhưng với khách nuớc ngoài họ lại cho rằng viêc thu phí là hiện tượng tiêu cực, họ không biết cái mà họ nhân được khi đã trả tiền cho dịch vụ này là gì, họ cảm thấy như bị lừa gạt.Chính vì thế một số du khách đã từ trối tham gia đến những bản làng khi nghe đến phải trả tiền.

2.3.5.4 Các thành phần tham gia du lịch

a) Các nhóm dân tộc và các công ty kinh doanh du lịch

Nói đến Sapa phải kể đến lực lượng chính tham gia vào du lịch đó là các dân tộc thiểu số trong các trung tâm du lịch như; Sapa hay trong chính các thôn bản của họ.Mặc dù bị kéo theo vào ngành công nghệp du lịch nhưng lợi nhuận mà họ thu được rất nhỏ so với các công ty lư hành nhờ bán tour du lịch chính vì vậy dễ xảy ra bất mãm, kèm theo những phản ứng tiêu cực.Như vậy cần phải cân đối lại doanh thu cho hợp lý tránh tình trạng phản ứng tiêu cực như đã xảy ra ở một số nước.

Bảng 2.10: Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2001 – 2005


Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Ghi chú

Số doanh

nghiệp

24

42

54

54

67



- Nhận xét, đánh giá:

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc du lịch đã đăng ký kinh doanh tương đối nhiều và đa dạng, tuy nhiên số doanh nghiệp hoạt động chính thức và có hiệu quả thì chưa nhiều, chỉ khoảng 1/3 trong số những doanh nghiệp trên.

b) Lực lượng lao động

Bảng 2.11



Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Ghi chú

Số lượng

2.100

2.600

3.050

3.800

4.400


- Nhận xét, đánh giá:

Hiện nay lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch có khoảng 4.400 lao động trực tiếp và gián tiếp, nhưng lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch chỉ chiếm 25%; về trình độ ngoại ngữ rất ít, nhân viên phục vụ được đào tạo về ngoại ngữ, hoặc có khả năng giao tiếp thành thạo ngoại ngữ với du khách còn thiếu, thiếu nhân viên chuyên môn và đầu bếp có trình độ tay nghề cao.

Từ năm 2001 đến nay, ngành Thương mại - Du lịch Lào Cai đã phối hợp với các ngành: Lao động - Thương binh - xã hội, UBND huyện Sa Pa và các trường đào tạo do Trung ương tổ chức, các lớp đào tạo bồi dưỡng các kiến thức về du lịch như: hướng dẫn du lịch, lễ tân khách sạn, buồng, bar, bếp...cho các lao động đang trực tiếp kinh doanh và phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn; và một số các hướng dẫn viên thôn bản cho đối tượng là các em người dân tộc thiểu số, với số lượng lao động như trên đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về trình độ của lao động trong ngành du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch

Khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế mong muốn hiểu biết hơn về thiên nhiên và dân tộc,nhưng thực tế họ đã rất thất vọngdo trình đọ yếu kém về hiểu biết của hướng dẫn viên trong các lĩnh vực:Múa truyền thống,phong tục,trang phục truyền thống,kiểu cư trú…Ngoài ra do việc giao tiếp giữa các dân tộc và hướng dẫn viên là sợi dây liên kết nhưng trường hợp nay thật hiếm.Cũng vì lẽ do du khách thích đọc các cuốn sách giới thiệu vể các dân tộc khác nhau sống trong khu vực sapa hoặc có thể hỏi thông tin ở một trung tâm thông tin du lịch mà trung tâm này cần phải có khả năng cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến các nhóm dân tộc và môi trường.

.Cán bộ quản lý trong kinh doanh du lịch

Phần lớn cán bộ quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch chưa qua đào tạo về chuyên ngành du lịch (số đã qua đào tạo về chuyên ngành chỉ chiếm 2,73%),trình độ ngoại ngữ yếu,một số đã qua đào tạo các chuyên ngành kinh tế khác nhưng không thuộc lĩnh vực du lịch ,đồng thời hệ thống cán bộ quản lý

chủ yếu tập chung ở tỉnh,các huyên hầu như không có.Đây là một trở ngại lớn cho công tác điều hành,phát triển hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiên nay.

Nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú và nhà hàng

Hiện nay cơ sở kinh doanh du lịch có khoảng 1600 lao động, nhưng lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch chỉ chiếm 25%;về trình độ ngoại ngữ rất ít Nhân viên phục vụ được đào tạo về ngoại ngữ,hoặc có khả năng giao tiếp thành thạo ngoại ngư với du khách.Thiếu nhân viên chuyên môn và đầu bếp có trình độ tay nghề cao.

2.3.5.5 Hiện trạng công tác quản lý của Nhà nước và của sở thương mại-du lịch Lào Cai

a) Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản lý, bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động. Tuy nhiên so với việc lập và quy hoạch của thế giới thì công tác quy hoạch của Lào Cai vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chiến lược, việc định hướng thì đúng nhưng thiếu thực tế và cụ thể nên khó mà thực hiên được.

b) Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư

Bảng 2.12 : Đầu tư cho phát triển du lịch thời kỳ 2001 - 2005:



Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Ghi

chú

Vốn đầu tư trong nước ( các nguồn)

(đvt:tỷ đồng)


20


45,7


75,554


73,603


50,600


Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

(ĐVT: USD)


1.000.000

6.070.00

0


1.000.000




Lào Cai đã thực hiện các chính sách mở cửa và khuyến khich các nhà đầu tư trong nước và nuớc ngoài như giúp đỡ giải phóng mặt bằng, miễn tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo nhân viên, miễn giảm thuế, đảm bảo các quyền về cư trú, đi lại…Chính vì thế trong những năm gần đây các dư án đầu tư vào Lào Cai nhìn chung khá đa dạng cả về lĩnh vực và hình thức đầu tư.Tuy nhiên các dư án lớn về du lịch vẫn rất ít, vì vậy Lào Cai cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để thu hút đầu tư xây dựng Lào Cai thành thành phố du lịch bền vững, chất lượng cao.

c) Công tác tuyên truyền quảng bá

Đã được quan tâm đúng mức và tích cực,tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, thông qua các lễ hội, hội chợ, hội thảo… Mặc dù đã được quan tâm nhưng công tác tuyên truyền quảng bá mới chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa xây dựng được thương hiệu quảng bá cho riêng ngành du lịch Lào Cai nên hiêu quả kinh doanh còn thấp.

* Kết luận và nhận xét đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch vùng Tây Bắc

Nhìn chung, Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Tuy nhiên hiện tại các địa phương trong vùng vẫn chưa khai thác tôt và hiệu quả các tiềm năng đó. Trên thực tế, khách đi du lịch lên vùng Tây Bắc chủ yếu là tập trung ở ba tỉnh Hòa Bình, Điện Biên và Lào Cai. Chính những lý do đó khiến cho việc thống kê chung cho cả vùng gặp rất nhiều khó khăn. Và điều đó chứng tỏ sự phối hợp không đồng bộ giữa các địa phương với nhau. Ngoài ra, thực trạng về hạ tầng cơ sở mà đặc biệt là về vấn đề giao thông, thông tin liên lạc cũng còn nhiều bất cập. Tuy tiềm năng du lịch có nhiều song vẫn đang loay hoay chưa có hướng đi cụ thể khả thi nào để có thể đẩy mạnh hoạt động khai thác du lịch của cả vùng phát triển đúng với tiềm năng vốn có của địa phương.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí