Kiến Nghị Với Tỉnh Uỷ Và Ubnd Các Tỉnh Vùng Tây Bắc

chỉ là dẫn khách lên thăm qua quýt, cần nắm đầy đủ thông tin hơn nữa, có thể ngâm thơ, bình thơ, rước kiệu, tái hiện lịch sử... mới tương xứng với di tích lịch sử văn hoá này.

Rõ ràng muốn du lịch vùng Tây Bắc phát triển phải có các chương trình liên kết chặt chẽ cụ thể giữa du lịch và các ngành, với các cơ quan hữu quan khác.

Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đi tới Hoà Bình, sang Sơn La, qua Điện Biên và cuối cùng là Lai Châu. Du khách thường đi du lịch cả 4 tỉnh theo lộ trình này. Nhưng từ Lai Châu, vượt Sông Đà ở thượng nguồn có thể hành trình tiếp sang Sa Pa rồi theo quốc lộ số 2 về Phú Thọ - Hà Nội. Hiện nay du khách đi theo tuyến này ngày một tăng, bình quân hàng năm là 17%. Vì với hành trình này, sức hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, công trình thuỷ điện Hoà Bình, cao nguyên Mộc Châu, bảo tàng Sơn La, Điện Biên Phủ, Sa Pa, đền thờ các Vua Hùng... Toàn bộ hành trình này nằm trên vùng Tây Bắc của Việt Nam. Do đó được gọi là du lịch Tây Bắc. Trong mắt xích liên hoàn này, muốn phát triển du lịch vùng Tây Bắc ngày càng hiệu quả và đồng bộ hơn, cần gắn kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng với nhau. Đó, được coi như là một trong các giải pháp quan trọng cho du lịch vùng Tây Bắc.

Lộ trình khép kín, tính liên hoàn rất có lợi thế trong du lịch, nhưng tới nay chưa có sự phối hợp nào đáng kể giữa các tỉnh trong khu vực Tây Bắc để khai thác du lịch, kể cả một tờ giấy giới thiệu du lịch Tây Bắc. Do đó chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và lợi thế du lịch cuả cả vùng. Với các địa danh nêu trên, với tiềm năng to lớn, Tây Bắc xứng đáng là một vùng du lịch, tuyến du lịch cần quan tâm đầu tư, nâng cấp. Song cho tới nay, Tổng cục Du lịch cũng chưa quan tâm chỉ đạo cụ thể và các tỉnh trong khu vực cũng chưa phát huy nội lực của mình để phát triển kinh tế du lịch.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La khi công trình Thuỷ điện được xây dựng sẽ trở thành tâm điểm cùng vùng Tây Bác, một tuyến du lịch đầy triển vọng được nối

từ thị xã Sơn La qua Thủy điện Sơn La, qua Yên bái đến SaPa. Du lịch Tây Bắc sẽ có thêm lộ trình vượt Sông Đà ở điểm giữa thuỷ điện Sơn La. Tuyến du lịch này sẽ qua Ngọc Chiến (Mường La) - vùng du lịch sinh thái có suối nước nóng từ 60 - 700C rất có giá trị.

Để phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng Tây Bắc càng cần thiết phải quảng bá, tuyên truyền giới thiệu chung về du lịch Tây Bắc.

3.2.7 Đầu tư cho phát triển du lịch


Đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển du lịch. Để phát triển và phát triển bền vững thì cần phải đầu tư có trọng điểm và đồng bộ. Các giải pháp đầu tư bao gồm :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

+ Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng các tuyến đường để tiếp cận các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh bằng các nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, từ nguồn hỗ trợ của ngành du lịch và nguồn từ các dự án phát triển du lịch.

+ Đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống khách sạn, nhà hàng… phải chú trọng tính đồng bộ giữa ăn, nghỉ, vui chơi, họp hành, hội thảo.

Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 15

+ Có chính sách ưu đãi về thuế và vay vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

+ Khuyến khích người dân địa phương đầu tư vào du lịch để vừa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, thực hiện xã hội hoá du lịch, vừa góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Đồng thời có đầu tư ban đầu cho cộng đồng từ phía các tổ chức, các công ty du lịch để người dân có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vất chất của mình (nhà, phương tiện vận chuyển...) phục vụ du lịch.

+ Thời gian trước mắt, vùng Tây Bắc, thông qua các sở Thương mại Du lịch, cần phải đầu tư cho việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình

độ hiểu biết về tài nguyên, môi trường du lịch; về các phương pháp đánh giá tác động môi trường cho hoạt động phát triển du lịch nhằm có được đội ngũ quản lý, tác nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên. Đồng thời cần tăng cường đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội nhằm có được những nỗ lực chung trong việc đảm bảo môi trường cho hoạt động du lịch.

+ Đầu tư cho việc áp dụng các công nghệ “sạch” nhằm tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên, hạn chế tác động môi trường từ các hoạt động du lịch như sản xuất nông sản sạch, sử dụng nước sạch, dùng biogas, hoặc pin mặt trời…. Công nghệ “sạch” còn cho phép sử dụng tiết kiệm hơn nước sinh hoạt trong các khách sạn hoặc xử lý nước thải từ các cơ sở dịch vụ để tái sử dụng cho tưới cây thay vì phải khai thác nước ngầm, nhất là ở những khu du lịch có những bãi cỏ cảnh quan hoặc khu vực sân golf cần rất nhiều nước để duy trì cỏ …

3.2.8 Xây dựng và phát triển sản phẩm


Nhằm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch vùng Tây Bắc đối với du khách đồng thời tạo bản sắc riêng của du lịch vùng Tây Bắc, các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của vùng được đề xuất bao gồm :

+ Xây dựng các chương trình tour du lịch chuyên đề văn hoá, đặc biệt là các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc ít người như Mường, Thái, Mông, Dao… và các tour tham quan nghiên cứu các di chỉ khảo cổ nền văn hoá Hoà Bình hay các tour chuyên biệt nghiên cứu về các di tích văn hóa lịch sử. Các sản phẩm du lịch này không những sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách mà còn là những sản phẩm có tỷ trọng đóng góp của cộng đồng rất cao.

+ Nghiên cứu hoàn thiện các tour du lịch sinh thái, mạo hiểm. Hiện giờ, các tour du lịch khai thác các điểm tài nguyên này mới chỉ dừng ở các tour đi bộ xuyên rừng chưa mang đầy đủ tính chất của du lịch sinh thái cũng như du lịch mạo hiểm.

3.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


A. Kết luận

Tây Bắc là một vùng kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Điều kiện cuộc sống và sản xuất của người dân ở đây nhìn chung còn nhiều khó khăn. Hơn nữa Tây Bắc lại còn là vùng hay phải chịu những thiên tai lũ lụt nên lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, đây là vùng đất rất giàu về tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch. Đặc biệt nổi bật với tài nguyên du lịch nhân văn là bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc cùng với hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước bởi sự hùng vĩ và đa dạng của các dạng địa hình địa chất vùng cao nguyên phía bắc Việt Nam. Tuy tiềm năng du lịch có nhiều song vẫn đang loay hoay chưa có hướng đi cụ thể khả thi nào để có thể đẩy mạnh hoạt động khai thác du lịch của cả vùng phát triển đúng với tiềm năng vốn có của địa phương.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế du lịch đang ngày càng được quan tâm tới sự bền vững trong phát triển. Kinh tế Tây Bắc Việt Nam nói chung và kinh tế du lịch nói riêng đang rất cần được định hướng một hướng đi đúng đắn. Đó là hướng phát triển kinh tế gắn với bền vững mà cụ thể phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.

Như vậy, để phát triển bền vững thì đó là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về

phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, thanh niên, đồng bào các dân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.

B. Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ


Hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ của Tây Bắc kém nhất nước, đường liên tỉnh Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai không thông suốt trong mùa mưa, là đường liên tỉnh duy nhất chưa được bê tông hoá hay rải nhựa. Không thể phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng nếu không quan tâm đầu tư vào giao thông vận tải ở vùng này.

3.3.2 Kiến nghị với Tổng cục du lịch


- Tổng cục Du lịch cần chủ trì hoặc có giải pháp giúp đỡ các tỉnh Tây Bắc khảo sát, đánh giá đúng đắn, đầy đủ và chính xác tiềm năng du lịch của vùng này. Kiến nghị lên Chính phủ có các giải pháp giúp đỡ, tăng tốc độ đầu tư, có chính sách ưu đãi đầu tư vào du lịch Tây Bắc. Giới thiệu khai thác tuyến du lịch Tây Bắc xứng đáng với lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên của nhiều địa danh của núi rừng Tây Bắc. Phát triển du lịch vùng Tây Bắc còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội củng cố an ninh quốc phòng của các tỉnh Tây Bắc theo Nghị quyết 22 của Bộ chính trị và Quyết định 72 của Chính phủ về phát triển miền núi.

- Vùng Tây Bắc có nhiều tỉnh thuộc diện "đặc biệt khó khăn" trình độ kinh nghiệm tổ chức quản lý của cán bộ và tay nghề của nhân viên trong ngành du lịch còn thấp kém so với mặt bằng cả nước. Tổng cục du lịch cần có kế hoạch cụ thể giúp đỡ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên, tránh tình trạng tụt hậu xa so với cả nước.

3.3.3 Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND các tỉnh vùng Tây Bắc


Đối với Tỉnh uỷ:


Bởi vì" Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội". Cho nên muốn phát triển du lịch các địa phương vùng Tây Bắc, một lĩnh vực tuy còn non trẻ nhưng hứa hẹn hiệu quả nhiều mặt, Tỉnh uỷ cần có nghị quyết chuyên đề quán triệt trong toàn Đảng bộ và nhân dâc các dân tộc vùng Tây Bắc nhiệm vụ bảo vệ, tu bổ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch. Coi đó là một trong các giải pháp quan trọng xoá đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình trong vùng.

Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:


- Cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Như ưu tiên vốn đầu tư với lãi xuất ưu đãi và thời gian trả nợ phù hợp với đặc điểm thị trường du lịch ở tỉnh miền núi khó khăn.

- Cần có biện pháp phối hợp với UBND các tỉnh vùng Tây Bắc chỉ đạo việc tổ chức khai thác tuyến du lịch này đạt hiệu quả cao. Cần kiến nghị với Chính Phủ đưa du lịch ở các tỉnh đặc biệt khó khăn vào danh mục ưu đãi đầu tư, ứng xử với du lịch với tư cách một ngành như Luật du lịch đã quy định.

- Cần tạo điều kiện cho đơn vị tổ chức kinh doanh lữ hành hoạt động, tạo tiền đề để phát triển nhanh du lịch trong địa phương và trên phạm vi toàn vùng.

3.3.4 Kiến nghị với các Sở Thương mại - Du lịch vùng Tây Bắc


- Các Sở Thương mại - Du lịch vùng Tây Bắc cần nghiên cứu sắp xếp lại mô hình tổ chức để đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh doanh du lịch. Tuy chưa đủ điều kiện để ra đời Sở Du lịch riêng, nhưng các doanh nghiệp hoạt

động du lịch trong từng địa bàn các tỉnh vẫn cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo về thông tin thị trường, chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lao động chuyên ngành mà phòng quản lý du lịch với chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước về du lịch chưa đảm nhận được.

- Cần nghiên cứu đề nghị điều chỉnh lại một số chỉ tiêu, quy mô, thời gian, quy hoạch tổng thể.

- Sớm tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng và công nhận đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động trong ngành du lịch.

PHỤ LỤC

Một số chương trình tour

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hội Roóng pọc còn hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. Song, điều mà cả nước biết đến đó là chợ phiên của Sa Pa, một trong 18 đơn vị hành chính của Sa Pa thì chỉ duy nhất có một chợ phiên họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở nơi xa phải đi từ ngày thứ 7 và tối hôm thứ bảy là mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”. Sa Pa đánh thức tiềm năng, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Với hệ thống hơn 57 nhà nghỉ, khách sạn (trong đó có Hotel 3 – 4 sao) hàng năm Sa Pa đón hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế nghỉ cả ngày và đêm, đón hàng trăm lượt du khách tham quan trong ngày. Du lịch thực sự là đòn bẩy kinh tế - xã hội ở Sa Pa, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 70% năm 1992 xuống còn 22% năm 2000. Sa Pa đang quyết tâm xây dựng thành trung tâm du lịch bền vững nổi tiếng của toàn quốc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023