Phương Hướng Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Vùng Tây Bắc Đến Năm 2010

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TÂY BẮC - VIỆT NAM‌‌‌


3.1 Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc đến năm 2010

3.1.1 Quan điểm phát triển


a) Phát triển kinh tế xã hội toàn diện trong mối quan hệ mật thiết hữu cơ với các vùng xung quanh và cả nước trên cơ sở phân công hợp tác cùng có lợi.

b) Phát triển theo hướng lâu bền, đa dạng sinh học, đảm bảo mái nhà xanh cho vùng và đồng bằng Bắc Bộ.

d) Thực hiện mô hình sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, vận hành theo các thành phần kinh tế dưới sự quản lý của Nhà nước.

e) Phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp, hiện đại hoá gắn với giữ gìn và phát huy tốt văn hoá dân tộc.

g) Thực hiện cơ cấu kinh tế linh hoạt, nhạy cảm với thị trường trên cơ sở khai thác hiệu quả các thế mạnh nông nghiệp, khoáng sản, du lịch, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, nguyên liệu công nghiệp... phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ theo hướng huy động được đầy đủ các dân tộc và các thành phần kinh tế tham gia.

h) Phát triển kinh tế xã hội, gắn với củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.1.2 Những mục tiêu cơ bản


a) Mục tiêu kinh tế Bảng 3.1


1996-2000

2001-2010

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế

9%/năm

11%/năm

- GDP/người quy ra USD

226$

517,8$

- Giá trị xuất khẩu/người

11$

64$

- Tỷ lệ huy động NS

9%/năm

20%/năm

- Tỷ lệ tích luỹ đầu tư:

5%/năm

11%/năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 13


b) Mục tiêu xã hội


- Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, đến năm 2010 có từ 70 - 80% dân số được dùng nước sạch, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 42% hiện nay xuống 8% vào năm 2010.

- Xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập văn hoá cấp II và một phần cấp III cho lao động dưới 35 tuổi ở thị xã, khu công nghiệp, phổ cập nghề cho người lao động để tạo nguồn nhân lực.

- Giải quyết việc làm cho thanh niên.


c) Mục tiêu môi trường


- Xây dựng cho được hệ thống rừng phòng hộ, nâng độ che phủ chung lên 58% vào năm 2010.

- Chóng xói mòn, rửa trôi tài nguyên đất.


- Bảo vệ môi trường rừng, môi trường đất, môi trường nước.

d) Mục tiêu an ninh, quốc phòng‌


- Xây dựng giải hành lang biên giới, củng cố tăng cường an ninh, quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội.

3.1.3 Những ảnh hưởng trong nước, ngoài nước đến quá trình phát triển kinh tế xã hội

a) Bối cảnh trong nước đang có nhiều thuận lợi, mối liên doanh liên kết, thị trường đang mở rộng, nhiều chính sách kinh tế cởi mở tạo thuận lợi cho sự phát triển, tình hình an ninh, chính trị, xã hội ổn định.

b) Bối cảnh quốc tế: Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung nằm trong khu vực năng động, thu hút đầu tư ngày một tăng, thị trường ngày càng mở rộng... ít, nhiều cũng ảnh hưởng đến Tây Bắc.

3.1.4. Lựa chọn cơ cấu kinh tế và các phương án phát triển


a) Lựa chọn cơ cấu kinh tế: Hướng lựa chọn là coi trọng hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

* Bảng 3.2: Cơ cấu theo ngành (theo GDP): %



1995

2000

2010

Tổng GDP

100

100

100

- Công nghiệp

32,4

<35,4

40,7

- Xây dựng

11,3

10,8

10,1

- Nông lâm nghiệp

34,6

29,9

18

- Dịch vụ

21,7

23,9

31,2

* Bảng 3.3: Cơ cấu theo lãnh thổ (theo GDP): %



1995

2000

2010

Tổng GDP

100

100

100

- Khu vực đô thị

24,9

34,2

46

- Khu vực nông thôn

75,1

65,8

54

b) Các phương án phát triển


* Giai đoạn 1996-2000: Đề xuất 4 phương án, đề nghị lựa chọn phương án II có tốc độ tăng trưởng 9 năm, GDP/người đạt 226,8 USD, gấp 1,36 lần so với năm 1995 là phù hợp với điều kiện thực tế của Tây Bắc ở giai đoạn này.

* Giai đoạn 2000-2010: Cũng tính toán 4 phương án phát triển, sau khi cân nhắc lựa chọn phương án II, có tốc độ phát triển 11%/năm, GDP/người đạt 518 USD, gấp 2,28 lần so với năm 2000 là phù hợp.

c) Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch


* Thương mại: Tập trung phát triển các trung tâm thương mại lớn ở các thị xã và các cửa khẩu biên giới. Phát triển chợ nông thôn theo cụm xã, bình quân 3-4 xã/chợ, củng cố lực lượng thương mại quốc doanh và mở rộng mạng lưới thương mại ra các thành phần kinh tế khác.

*. Phát triển mạnh dịch vụ: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm xã hội để tăng thu ngân sách, thu hút vốn đầu tư huy động tiền, vật quý hiếm còn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

* Phát triển du lịch: Trên cơ sở tận dụng tốt cơ sở vật chất hiện có và từng bước đầu tư thêm để phát huy được tiềm năng du lịch, tự nhiên và nhân văn thu hút khách đến du lịch. Phát triển mạnh các loại hình du lịch leo núi, câu cá, săn bắn, cắm trại, đua ngựa, đua thuyền với tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và vốn văn hoá các dân tộc. Mở rộng liên doanh liên kết với Hà Nội, Hà

Tây tạo thành tuyến du lịch Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La và Lai Châu. Đến năm 2010 các ngành trong khối đạt nhịp độ tăng trưởng 14%/năm.

d) Phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu


* Giao thông


- Nâng cấp quốc lộ 6, trước mắt tập trung nâng cấp đoạn từ thị xã Hoà Bình đi thị xã Điện Biên, Lai Châu và các quốc lộ 37, 4D, 279, 12.

- Nâng cấp các trục đường tỉnh, đường huyện huyết mạch quan trọng


- Phát triển giao thông nông thông, đến năm 2010 phấn đấu 100% số xã có điều kiện mở được đường ôtô vào trung tâm xã, còn những xã quá khó khăn thì mở rộng đường ngựa thồ và xe thồ để có thể đi lại được dễ dàng.

- Cải tạo đường thuỷ và nâng cấp các cảng sông chuyên dùng như Vạn Yên, Tà Hộc, Sơn La.

- Tăng thêm phương tiện vận tải bộ (xe khách, xe tải), thủy (tàu thuyền, ca nô loại 135 - 150 CV, trọng tải 100 - 200 tấn và các loại tàu, ca nô du lịch).

e) Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế


* Quy hoạch phát triển đô thị


+ Cấp thị xã: Mở rộng các thị xã trung tâm Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên


+ Cấp thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã: Tất cả các thị trấn, huyện lỵ trong vùng đều được mở rộng, nâng cấp, tạo hạt nhân phát triển. Hình thành các trung tâm cụm xã (thị tứ), bình quân 3 - 4 xã/trung tâm.

+ Các trung tâm và trục phát triển


Các trung tâm phát triển lớn gồm 3 thị xã: Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên. Các trung tâm phát triển khu vực như Xuân Mai, Lương Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Mộc Châu, Thuận Châu, Phú Yên, Tuần Giáo, Mường Lay, Phong thổ, thị xã Lai Châu.

Bảng 3.4: Dự báo GDP Dịch vụ phần kinh tế lãnh thổ (Phương án chọn)



Hạng mục


Đơn vị tính


1995

2000

2010


Tổng số

Nhịp độ

tăng (%)


Tổng số

Nhịp độ

tăng (%)

Tổng GDP xây dựng

Tỷ

đồng

833

1419

11,2

5254

14

1. Thương mại

Tỷ

đồng

93,3

178,8

13,9

735,6

15,2

Tỷ trọng

%

11,2

12,6


14


2. Du lịch

Tỷ

đồng

104,1

184,5

12,1

709,3

14,4

Tỷ trọng

%

12,5

13


13,5


3. Văn hoá, giáo dục, y tế, quản

lý NN

Tỷ

đồng

81,7

141,9

11,7

499,1

13,4

Tỷ trọng

%

9,8

10


9,5


4. Tài chính, ngân hàng, BHXH

Tỷ

đồng

222,4

394,5

12,1

1497,4

14,3

Tỷ trọng

%

26,7

27,8


28,5


5. Dịch vụ tổng hợp

Tỷ

đồng

129,1

234,1

12,6

919,4

14,7

Tỷ trọng

%

15,5

16,5


17,5


6. Các hoạt động sinh lợi khác

Tỷ

đồng

202,4

285,2

7,1

893,2

12,1

Tỷ trọng

%

24,3

20,1


17


Nguồn: Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư

Bảng 3.5: Dự báo GDP Dịch vụ phần kinh tế địa phương (Phương án chọn)



Hạng mục

Đơn vị tính


1995

2000

2010

Tổng số

Nhịp độ tăng (%)

Tổng số

Nhịp độ tăng (%)

Tổng GDP xây dựng

Tỷ đồng

443

736

10,7

2727

14

1. Thương mại

Tỷ đồng

49,6

106,7

16,6

409

14,4

Tỷ trọng

%

11,2

14,5


15


2. Du lịch

Tỷ đồng

55,4

99,4

12,4

395,4

14,8

Tỷ trọng

%

12,5

13,5


14,5


3. Văn hoá, giáo dục, y tế,

quản lý NN

Tỷ đồng

43,4

73,6

11,1

259,1

13,4

Tỷ trọng

%

9,8

10


9,5


4. Tài chính, ngân hàng,

BHXH

Tỷ đồng

118,3

211,2

12,3

804,5

14,3

Tỷ trọng

%

26,7

28,7


29,5


5. Dịch vụ tổng hợp

Tỷ đồng

68,7

132,5

14

518,1

14,6

Tỷ trọng

%

15,5

18


19


6. Các hoạt động sinh lợi

khác

Tỷ đồng

107,6

112,6

1

340

11,7

Tỷ trọng

%

24,3

15,3


12,5


Nguồn: Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch Đầu tư

3.2 Một số giải pháp thực hiện


Tây Bắc một vùng miền núi có đầy đủ tiềm năng du lịch, bao gồm cả tiềm năng du lịch di tích lịch sử văn hóa, du lịch cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá các dân tộc. Bên cạnh đó được sự quan tâm của Trung ương , của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là những điều kiện thuân lợi để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch Tây Bắc. Chính vì thế lượng khách du lịch trong những năm gần đây dã tăng nhanh, đây là động lực cho phát triển du lịch trong thời gian tới.

Vấn đề đặt ra là cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục thực trạng kém phát triển của du lịch Tây Bắc hiện nay và cần có nhiều hình thức quan tâm thu hút khách có mức chi tiêu lớn và khả năng đáp ứng các nhu cầu của du khách đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, và thắt chặt hơn nữa những mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, các vùng du lịch khác trong nước và quốc tế, nhanh chóng hội nhập du lịch cả nước và quốc tế, khai thác các tiềm năng du lịch hiện có để du lịch Tây Bắc trong một tương lai không xa, thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của các tỉnh trong vùng, tạo nhiều việc làm cho toàn xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, tăng nguồn thu ngoại tệ, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, góp phần đáng kể xoá đói giảm nghèo nhanh chóng đưa vùng Tây Bắc thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, trở thành một vùng kinh tế phát triển ở miền núi phía Bắc.

Nhưng để hiện thực hoá các định hướng và các chỉ tiêu này thì cần phải có một loạt các giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Các giải pháp này được xác định như một hệ thống có liên quan chặt chẽ với nhau và để thực hiện được có hiệu quả thì các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ.

Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ xin trình bày một số giải pháp sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023