Phân Tích Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động

56


Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: với giả định hệ số đầu tư không thay đỏi thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác động cùng chiều đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Năm 2020 so với năm 2019, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,087 vòng tương ứng 9,8% làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0,026 tỷ đồng, mặc dù trước đó năm 2019 so với năm 2018, khi tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm 0,038 vòng làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm 0,013 tỷ đồng. So sánh cho thấy trong 2 năm 2019-2020 tốc độ tăng của vốn lưu động chậm hơn tốc độ tăng của luân chuyển thuần, trong VLĐ chủ yếu đến từ khoản phải thu ngắn hạn, mà tốc độ tăng của Doanh thu vẫn cao hơn tốc độ tăng của VLĐ cho thấy công ty không gặp vấn đề cấp thiết phải thu hồi nợ hay ứ đọng hàng tồn kho, mà quy mô tiêu thụ vẫn tăng.

Như vậy nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm chủ yếu do hệ số đầu tư ngắn hạn của công ty giảm, nhưng tỷ lệ đang có xu hướng giảm dần, có thể nói chính sách đầu tư vào TSDH của công ty đang từng bước có kết quả, kỳ vọng mang lại doanh thu và lợi nhuận sẽ còn gia tăng hơn nữa.

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Khái quát: Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2020 là 0,981 lần, tăng 0,087 lần so với năm 2019. (tương ứng tăng 9,8%). Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2019 giảm 0,038 lần so với năm 2018 tương ứng với 4,1%. Điều này cho thấy công ty đã kiểm soát tốt hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này làm cho số ngày luân chuyển vốn lưu động cũng có sự tăng giảm qua 3 năm, cụ thể, năm 2020, số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 35,78 ngày so với năm 2019 (giảm 8,9%%). Do số vòng luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2018 - 2019 giảm nên dẫn đến số ngày luân chuyến vốn lưu động trong giai đoạn này cũng tăng 16,62 ngày, tương ứng với 4,3%.

57


Bảng 2.7: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2020

2019

2018

2020/2019

2019/2018

ST

TL (%)

ST

TL (%)

1. SV

0.981

0.894

0.932

0.087

9.8%

-0.038

-4.1%

- LCT

5,890.34

5,357.64

5,426.12

532.70

9.9%

-68.48

-1.3%

- S

6,003.84

5,993.37

5,819.52

10.47

0.2%

173.85

3.0%

2. Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K)

366.94

402.72

386.10

-35.78

-8.9%

16.62

4.3%

3. MĐAH của Sđến SV

∆ SV(S) = LCT0/Slđ1 - SVlđ0

- 0.002

- 0.027

4. MĐAH của Sđến K

∆K(S) = ((360*Slđ1)/LCT0)-Klđ0

0.70

11.53

5. MĐAH của LCT đến SV

∆SV(LCT) = SVlđ1 - LCT0/Slđ1

0.089

- 0.011

6. MĐAH của LCT đến K

∆K(LCT) = Klđ1-((360*Slđ1)/LCT0)

- 36.48

5.08

ST (+,-)

∆Kx d1 = ∆KX LCT1/360

-585.43

247.29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh - 9

(Nguồn: BCTC 2018 - 2020 và tính toán của tác giả)


Cụ thể:

Số vòng luân chuyển vốn lưu động chịu ảnh hưởng từ 2 nhân tố là số dư bình quân vốn lưu động và luân chuyển tiền thuần:

+ Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số dư bình quân vốn lưu động giai đoạn 2019 - 2020 tăng từ 5.993,37 tỷ đồng lên 6.003,84 tỷ đồng sẽ làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 0,002 lần, trong khi đó giai đoạn 2018-2019 giảm 0,027 lần.

+ Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, luân chuyển tiền thuần giai đoạn 2019 - 2020 tăng từ 5.357,64 tỷ đồng lên 5.890,34 tỷ đồng sẽ làm tăng số vòng quay vốn lưu động 0,089 lần. Mức độ ảnh hưởng tốt hơn so với giai đoạn 2018 - 2019, số vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 0,011 lần cho thấy luân chuyển thuần của công ty đã có sự tăng lên trong 2 năm gần đây

Kỳ luân chuyển vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng từ 2 nhân tố là số dư bình quân vốn lưu động và luân chuyển thuần:

+ Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số dư bình quân vốn lưu động giai đoạn 2019 - 2020 tăng từ 5.993,37 tỷ đồng lên 6.003,84 tỷ đồng sẽ làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,7 ngày và tăng 11,53 ngày ở giai đoạn 2018 - 2019.

+ Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, luân chuyển tiền thuần giai đoạn 2019 - 2020 tăng từ 5.357,64 tỷ đồng lên 5.890,34 tỷ đồng sẽ làm kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm đi 36,48 ngày, trong khi ở giai đoạn 2019 so với 2018 thì tăng 5,08 ngày. Cho thấy mức độ tăng của luân chuyển thuần ảnh hưởng đến kỳ luân chuyển thuần năm 2019 - 2020 đang tốt hơn kỳ 2018 - 2019.

Giai đoạn 2018 - 2019 thì số vốn lưu động lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn lưu động thay đổi là 247,29 tỷ đồng.

Giai đoạn 2019 - 2020 thì số vốn lưu động tiết kiệm do tốc độ luân chuyển vốn lưu động thay đổi là 585,43 tỷ đồng.

Tuy giai đoạn 2018 - 2019 có lãng phí do số vòng quay vốn lưu động tăng lại nhưng sang đến giai đoạn 2019 - 2020 cho thấy doanh nghiệp đã kiểm soát tốt vòng quay vốn lưu động, có thể thấy là doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch sử dụng vốn lưu động tránh lãng phí gia tăng.


Liên hệ với nhân tố trên ta thấy luân chuyển thuần tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, cụ thể trong giai đoạn 2019- 2020 cả vốn lưu động và luân chuyển thuần đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của luân chuyển thuần lại cao hơn (9,9%) tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (0,2%) chứng tỏ công ty đã tăng cường công tác quản trị vốn lưu động, có kế hoạch để gia tăng doanh thu nhiều hơn, từ đó tăng luân chuyển thuần. Cái thiện số vòng quay vốn lưu động, ngăn chặn xu hướng giảm của vòng quay vốn lưu đông.

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

60


Bảng 2.8: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2020

2019

2018

2020/2019

2019/2018

ST

TL (%)

ST

TL (%)

1. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho

(SVtk)

4.495

3.725

3.068


0.770


20.68%


0.657


21.43%

- Giá vốn hàng bán (GV)

4,033.89

3,643.62

3,872.58

390.27

10.71%

- 228.96

-5.91%

- Trị giá bình quân hàng tồn kho (Stk)

897.36

978.14

1,262.35

- 80.78

-8.26%

- 284.21

-22.51%

2. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Ktk)

80.08

96.64

117.35

- 16.56

-17.13%

- 20.71

-17.65%

3. MĐAH của Stk đến SVtk

∆SVtk(Stk)=GV0/Stk1 - SVtk0

0.3353

0.8914

4. MĐAH của Stk đến Ktk

∆Ktk(Stk) = ((360xStk1/GV0)-Ktk0

(7.9816)

(26.4208)

5. MĐAH của GV đến SVtk

∆SVtk(GV) = SVtk1-GV0/Stk1

0.4349

(0.2341)

6. MĐAH của GV đến Ktk

∆Ktk(GV)=Ktk1 - ((360*Stk1)/GV0)

(8.5778)

5.7139

ST (+,-)

GV1/360 x ∆Ktk

(96.1158)

57.8315

(Nguồn: BCTC 2018- 2020 và tính toán của tác giả)


Khái quát: Năm 2020 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 4,495 vòng, kỳ luân chuyển HTK là 80,08 ngày cho biết trong năm 2020, HTK quay được 4,495 vòng, mỗi vòng quay mất 80,08 ngày. Năm 2019, HTK quay được 3,725 vòng, mỗi vòng quay mất 96,64 ngày. Năm 2018 HTK quay được 3,068 vòng, mỗi vòng quay mất 117,35 ngày. Tốc độ luân chuyển HTK năm 2020 so với năm 2019 tăng 0,77 vòng tương ứng 20,68%, kỳ luân chuyển HTK giảm 16,56 ngày tương ứng 17,13%, năm 2019 so với năm 2018 số vòng luân chuyển HTK tăng 0,657 lần tương ứng 21,43% làm cho kỳ luân chuyển HTK giảm 20,71 ngày tương ứng 17,65%. Do tổng giá vốn năm 2020 có sự tăng lên so với năm 2019, nhưng giá vốn năm 2019 lại giảm so với năm 2018 làm do mặc dù số vòng luân chuyển HTK tăng đều qua 3 năm, nhưng nếu ở giai đoạn năm 2018-2019 công ty bị thâm hụt 57,8315 tỷ đồng HTK thì đến giai đoạn 2019-2020 công ty đã tiết kiệm lại được 96,1158 tỷ HTK..

Cụ thể:

Về HTK: Với giả định các nhân tố khác không đổi Số vòng luân chuyển HTK tăng lên là do ảnh hưởng của hai nhân tố là HTK bình quân và giá vốn hàng bán, HTK bình quân thay đổi tác động ngược chiều đến tốc độ luân chuyển HTK. Cụ thể năm 2020 so với năm 2019, trị giá HTK bình quân giảm 80,78 tỷ đồng, tương ứng 8,26% làm cho số vòng luân chuyển HTK tăng 0,3353 vòng và kỳ luân chuyển HTK giảm 7,9816 ngày, làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên. Nguyên nhân do trong cơ cấu HTK của công ty chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các Công trình, dự án chưa được nghiệm thu ở thời điểm cuối năm đã giảm đi, cho thấy tiến độ dự án đang tốt, nguyên vât liệu tồn kho phù hợp với tình hình hiện tại của các dự án.

Xem xét đồng thời cả 2 nhân tố, ta thấy trong giai đoạn 2018-2020, tốc độ tăng của vốn nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn, điều này cho thấy công ty đã dự trữ, kiểm soát HTK một cách hợp lý và hiệu quả.

Về Giá vốn hàng bán: Với giả định các nhân tố khác không đổi, giá vốn thay đổi tác động cùng chiều đến tốc độ luân chuyển HTK. Cụ thể, năm 2020 so với năm 2019, giá vốn tăng 390,27 tỷ đồng làm số vòng luân chuyển HTK tăng 0,4349 vòng và kỳ luân chuyển HTK giảm 8,5778 ngày, trong khi đó năm 2019 so với năm 2018,


giá vốn giảm 228,96 tỷ đồng làm cho số vòng luân chuyển HTK giảm 0,2341 vòng, và kỳ luân chuyển HTK tăng lên 5,7139 ngày. Nguyên nhân tổng giá vốn thay đổi do quy mô tiêu thụ, nguyên nhân khách quan có thể do giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên làm cho giá vốn tăng, hay nguyên nhân chủ quan có thể do hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm làm cho giá vốn tăng lên.

Việc giá vốn tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của HTK bình quân, kết hợp với nguyên nhân tổng giá vốn tăng là do quy mô tiêu thụ tăng, điều này đánh giá là hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty.

Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

63


Bảng 2.9: Phân tích tốc độ các khoản phải thu

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2020

2019

2018

2020/2019

2019/2018

ST

TL (%)

(ST)

TL (%)

1. Số vòng thu nợ (SVpt)

2.16

2.38

3.29

- 0.22

-9.33%

- 0.91

-27.66%

- Doanh thu thuần (DTT)

5,639.75

4,889.83

5,100.65

749.92

15.34%

- 210.82

-4.13%

- Các khoản phải thu NH bình

quân (Spt)

2,610.13

2,051.84

1,548.19

558.29

27.21%

503.65

32.53%

2. Kỳ thu hồi nợ (Kpt)

166.61

151.06

109.27

15.55

10.29%

41.79

38.25%

3. MĐAH của Spt đến SVpt

∆SVpt(Spt) = DTT0/Spt1-SVpt0

- 0.51

-0.81

4. MĐAH của Spt đến Kpt

∆Kpt(Spt) = ((360*Spt1)/DTT0)-Kpt0

41.10

35.5

5. MĐAH của DTT đến SVpt

∆SVpt(DTT) = SVpt1 -DTT0/Spt1

0.287

-0.103

6. MĐAH của DTT đến Kpt

∆Kpt (DTT) = Kpt1-((360*Spt1)/DTT0)

- 25.55

6.2

ST (+,-)

D1 x ∆Kpt = DTT1/360 x ∆Kpt

243.61

567.64

(Nguồn: BCTC năm 2018 - 2020 và tính toán của tác giả)

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí