Đánh Giá Thực Trạng Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh


Cụ thể:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm từ 1,835 lần đầu năm 2020 xuống 1,745 lần cuối năm 2020 và ở giai đoạn trước cũng ghi nhận sự giảm khá tương đồng. Hệ số này luôn lớn hơn 1 cho thấy công ty luôn duy trì VLC > 0, chứng tỏ công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, tình hình tài chính an toàn, ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm tương đối từ 0,471 lần ở đầu năm 2020 xuống còn 0,189 lần ở cuối năm 2020, tốc độ giảm là 59,82%, ở giai đoạn 2018-2019, hệ số này cũng có sự giảm 22,81%, nguyên nhân giảm là do lượng tiền và tương đương tiền của công ty giảm mạnh qua 3 năm. Hệ số này thường nhỏ hơn 1 vì không phải khoản Nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay, và quá nhiều lượng tiền mặt sẽ làm cho công ty bị ứ đọng vốn. Tuy nhiên, hệ số này ở thời điểm cuối năm 2020 giảm sâu như vậy có thể mang lại rủi ro cho công ty, khả năng tạo tiền của công ty bị giảm, công ty cần có các giải pháp để tăng lượng tiền mặt dự trữ cho những khoản nợ cần phải thanh toán ngay trong năm.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm từ 5,695 đầu năm 2020 xuống còn 5,619 cuối năm 2020. Xu hướng này xảy ra theo chiều tương tự ở giai đoạn 2018-2019, khi giảm tới 45,33% trong năm 2019. Điều này lý giải do mức giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2019 so với năm 2018, giảm 13,71 tỷ đồng, tương ứng 0,59%, trong khi đó lãi vay phải trả lại tăng từ 224,93 tỷ đồng đầu năm 2018 lên 409,02 tỷ đồng cuối năm 2019. Điều này cho thấy công ty đang tăng cường đi vay làm chi phí lãi vay tăng mạnh.

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền của công ty năm 2020 tăng nhẹ so với năm 2019, cụ thể, tăng từ 1,694 lên 1,755, tăng 0,06 lần tương ứng với 3,61%. Điều này lý giải do luân chuyển thuần đã có mức tăng là 532,7 tỷ đồng, tương đương với 9,94%, trong khi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn bình quân lại thấp hơn tốc độ tăng của luân chuyển thuần (6,12%) do đó hệ số khả năng chi trả bằng tiền có xu hướng tăng lên. Hệ số khả năng chi trả bằng tiền của công ty luôn ở mức cao cho thấy khả năng thanh toán thực của công ty là rất tốt, an toàn cho chủ nợ.


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong năm 2020 tình hình tài chính của Công ty được cải thiện một cách khá rõ nét và được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Về trung bình ngành: Chỉ số trung bình ngành là những chỉ số tài chính, định giá bình quân của một ngành, lĩnh vực và được sử dụng để làm cơ sở so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau. Đặc biệt, chỉ số trung bình ngành là yếu tố khồng thể thiếu trong việc định giá cổ phiếu.

+ Chỉ số trung bình ngành của Ree:

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh - 12

Cổ phiếu Ree được kiến nghị mua với mức giá 41.117 đồng/cp vào năm 2018. Dựa trên những yếu tố, ví dụ như: Hoạt động kinh doanh chính giữ ổn định, danh mục đầu tư ngành điện, nước than mang lại hiệu quả tích cực

Mảng M&E là mảng đem lại doanh thu và lợi nhuận chính cho Ree. Uy tín cao của Ree thể hiện qua việc thực hiện thành công các dự án lớn, trọng điểm Quốc gia như: Nhà Quốc hội – Hà Nội, Nhà ga Quốc tế T2 – Cảng hàng không Tân Sân Nhất, Nhà ga hành khách Quốc tế - Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng.

Đối thủ cạnh tranh chính của Ree trong mảng này là CTCP Kỹ nghệ lạnh SRF và CTCP Hawee cơ điện. 2 công ty này có thế mạnh tốt ở lĩnh vực thi công khách sạn và khu đô thị. Tuy nhiên với các công trình lớn trọng điểm thì Ree vẫn là lựa chọn số 1 của nhà thầu.

Mảng văn phòng cho thuê tăng trưởng cao vào năm 2018, mảng Bất động sản tiếp tục tăng mạnh vào năm 2017, và ngành điện cũng có tiềm năng tăng trưởng.

- Về tình hình huy động vốn, tài trợ vốn: Quy mô nguồn vốn cuối năm của công ty tăng so với đầu năm. Quy mô vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2020 tăng so với cuối năm 2019 do tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Việc huy động vốn của Công ty tại các thời điểm cuối năm là hợp lý vì tại các thời điểm cuối các năm 2020, 2019 và 2018 công ty đã tăng cường sử dụng vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Cách thức tài trợ đó xét về lâu dài sẽ mang lại ổn định an toàn về tài chính cho công ty.


- Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn: Quy mô nguồn vốn tăng qua các năm dẫn đến tổng tài sản cũng tăng qua các năm. Vốn lưu chuyển luôn dương và có xu hướng tăng qua các năm (tức NWC >0) và hệ số tài trợ thường xuyên luôn lớn hơn 1 cho thấy mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Về tình hình kết quả kinh doanh: Hiệu quả hoạt động kinh doanh chính của công ty năm 2020 có sự giảm với năm 2019 và năm 2018, thể hiện thông qua tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu của công ty giảm dần, tuy nhiên công ty đã sử dụng tiết kiệm chi phí giá vốn và chi phí bán hàng thể hiện thông qua tỷ suất chi phí giá vốn và tỷ suất chi phí bán hàng của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019.

- Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán

+ Quy mô nợ phải thu tăng lên, phù hợp với sự gia tăng của doanh thu thuần, mặc dù vậy năm 2020 tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và tốc độ luân chuyển các khoản phải trả đều tăng nhẹ so với năm 2019 điều này cho thấy mặc dù quy mô nợ phải thu và phải trả có tăng lên nhưng tình hình thu hồi nợ và trả nợ của công ty vẫn đang tốt.

+ Tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm công ty có khả năng thanh toán được toàn bộ số nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn, xu hướng này tăng dần về cuối năm, đồng thời khả năng thanh toán lãi vay của Công ty năm 2020 đã tăng lên so với năm 2019 và 2018, hệ số khả năng thanh toán vẫn lớn hơn 1, điều này cho thấy năng lực thanh toán của Công ty vẫn được đảm bảo.

- Về hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn phân tích luôn đạt ở mức cao; Tốc độ luân chuyển vốn lưu động; tốc độ luân chuyển hàng tồn kho; Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Công ty đều ở mức an toàn trong năm 2018 - 2020.

- Về tình hình lưu chuyển tiền: Dòng tiền của công ty mặc dù vẫn âm, và có xu hướng tăng lên, nhưng với tình hình kinh doanh hiện tại cho thấy doanh nghiệp đã có kế hoạch quản trị dòng tiền tốt hơn. Đặc biệt dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh trong 3 năm 2018 - 2020 là một dấu hiệu vô cùng tích cực. Lưu chuyển


tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm, thể hiện năng lực sản xuất và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển.

- Về khả năng sinh lời từ vốn: Khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh và khả năng sinh lời ròng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2020 đều ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty còn có những hạn chế như sau:

- Mặt hạn chế của công ty con, công ty liên kết:

Trong cơ cấu tài sản của Ree, công ty còn sở hữu 16 công ty con, 19 công ty liên kết và chưa kể các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, các khoản đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. Chính sự bấp bênh trong khoản đầu tư vào công ty con, liên kết và hoạt động kinh doanh của những công ty này đã làm sụt giảm lợi nhuận của Ree thời gian qua. Lợi nhuận sau thuế của Ree giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do cùng kỳ năm trước, Công ty ghi nhận phát sinh thu nhập từ khoản thanh toán hoàn thành việc chuyển nhượng khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng. Trong khi đó, các công ty REE đầu tư vào mảng điện trong quý I/2020 đã bị ảnh hưởng do tình hình thủy văn không thuận lợi và một phần do đại dịch Covid-19.

Với số lượng công ty con khá lớn, cùng với sự tham gia đầu tư cả các khoản chứng khoán kinh doanh, REE tỏ ra nổi bật với khối tài sản lớn nằm ở các khoản đầu tư tài chính cả dài hạn và ngắn hạn. Tại thời điểm ngày 31/12/2020, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của REE lên tới 9.267 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.371 tỷ đồng, tổng cộng là 10.638 tỷ đồng, lớn gấp hơn 3 lần vốn điều lệ của Công ty và xấp xỉ vốn chủ sở hữu.

Số dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn của REE là 6,6 tỷ đồng, trong khi dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tại ngày 31/3/2020 là 24,8 tỷ đồng. Xét về quy mô đầu tư tài chính khá lớn của doanh nghiệp này, tỷ lệ các khoản đầu tư gặp rủi ro phải trích lập dự phòng chưa ở mức đáng báo động, chỉ 0,48% với đầu tư tài chính ngắn hạn và 0,27% với đầu tư tài chính dài hạn.


Tuy nhiên, tín hiệu đáng cảnh báo trong các số liệu đầu tư tài chính của REE là tốc độ tăng của các khoản dự phòng đầu tư tài chính đang lan ra khá nhanh chỉ trong quý I/2020, tăng từ 4,5 tỷ đồng lên 24,8 tỷ đồng, tức tăng tới 5,5 lần.

Dự phòng tăng lên đến từ các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Trong đó, số trích lập cho khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã phát sinh thêm hơn 20 tỷ đồng dự phòng trong quý I/2020, trong khi thời điểm đầu năm, REE chưa phải thực hiện trích lập cho khoản đầu tư này. Đây có thể sẽ là một ẩn số trong tương lai, bởi tổng vốn đầu tư của REE tại Nhiệt điện Quảng Ninh lên tới 463,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, REE cũng có một số khoản đầu tư dài hạn dưới dạng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, nhưng không có thông tin rõ ràng, với tổng giá trị đầu tư gần 272,3 tỷ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính chỉ ghi chung chung khoản này là “các khoản đầu tư dài hạn khác”, mà không được diễn giải cụ thể, trong khi mức trích lập dự phòng đầu tư cho khoản này có tăng nhẹ trong quý I/2020.

- Về tình hình huy động vốn: Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, đó là giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên trong doanh nghiệp dẫn tới việc khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần cơ điện lạnh trong năm 2020 giảm so với năm 2019 và 2018, điều này được thể hiện thông qua tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019. Cho thấy công ty đang chưa sử dụng tốt các đòn bẩy tài chính. Công ty nên lưu ý đến việc sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính giúp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn; quản trị chặt chẽ các khoản phải thu của từng khách hàng, cũng như của từng nhà cung cấp nhằm tránh tình trạng thất thoát tiền, không thu hồi được nợ.

- Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tài sản ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên khiến đơn vị bị ứ đọng vốn. Do vậy đơn vị cần đưa ra chiến lược thu hồi nợ một cách hợp lý để tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tiến hành đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình để tránh ứ đọng và lãng phí vốn. Thêm vào đó, công ty cần quan tâm đến việc nếu tăng dự trữ HTK sẽ khiến cho công ty giảm hiệu suất khai thác, sử dụng vốn tồn kho nói riêng, và giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu


động cũng như vốn kinh doanh nói chung. Từ đó ảnh hưởng đến sức sinh lời một đồng vốn của đơn vị.

- Về tình hình kết quả kinh doanh: kết quả kinh doanh có sự giảm trong 3 năm giai đoạn 2018-2020 cho thấy dấu hiệu kinh doanh đang bị “chững” lại, nguyên nhân một phần không nhỏ đến từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 năm 2020 làm LNST cuối năm 2020 cũng bị giảm.

- Về hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh có xu hướng giảm trong năm 2020. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm khả năng sử dụng hợp lý vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động.

2.3.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan:

- Do công ty chưa đa dạng hóa các kênh huy động vốn. Các nhà quản trị doanh nghiệp thụ động trong việc tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn mới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp chưa nắm bắt được cơ hội để mở rộng và đa dạng hóa đầu tư, chưa sử dụng công cụ mới để huy động vốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Công ty chưa áp dụng các phương pháp cụ thể để xác định nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền và vốn tồn kho cần thiết mà chỉ dựa trên kinh nghiệm của Phòng Tài chính

- Kế toán, đồng thời chưa lập kế hoạch thu chi dòng tiền, chưa có các kế hoạch điều chỉnh việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn trong trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa.

- Công tác lập kế hoạch tài chính chưa tốt dẫn đến việc hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm trong năm. Khả năng lập kế hoạch tài chính để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh còn yếu dẫn đến thực trạng là chưa chủ động và thiếu hợp lý trong điều kiện nền kinh tế biến động mạnh thời gian vừa qua.

- Công ty chưa có biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Các DN ngành xây dựng thường gặp rủi ro về nợ xấu, nợ quá hạn khó đòi. Bởi lẽ sản phẩm của công ty đa phần là những “sản phẩm” đặc thù, có thời gian tiêu thụ kéo dài, giá thành lớn và chịu tác động rất lớn đến từ giá cả nguyên vật liệu đầu vào. Chỉ cần biến động thị trường gây ảnh hưởng đến giá cả vật tư, vật liệu thi công thì doanh nghiệp sẽ chịu những tổn thất không nhỏ. Hơn nữa, tâm lý “trây ỳ” thường xuyên xảy ra ở


các chủ đầu tư, do đó những khoản nợ khó đòi hay nợ xấu hoàn toàn có thể khiến tình hình tài chính của công ty lao đao. Chính vì vậy, công ty cần thực hiện việc trích lập dự phòng với các khoản liên quan đến nợ xấu, nợ khó đòi, tránh được những rủi ro tài chính phát sinh tốt hơn nữa.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước.

Chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp. Một số chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như:

- Chính sách lãi suất: Do nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, do đó, lãi suất huy động cũng có biến động tăng lên, kéo theo lãi suất tín dụng cũng tăng theo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chi phí tăng.

Khi công ty sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả và có cơ cấu vốn hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất là đối với phần vốn vay sẽ bị giảm sút.

- Chính sách thuế: Thuế cũng là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy, mức thuế cao hay thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thứ hai, các vấn đề kinh tế vĩ mô

Nếu lạm phát phi mã và siêu lạm phát xảy ra thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Khi xảy ra lạm phát này thì sản xuất bị thu hẹp vì lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm thấp do giá cả nguyên vật liệu tăng lên liên tục. Nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho vốn doanh nghiệp bị mất dần theo mức độ trượt giá của thị trường. Tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Giai đoạn 2017 - 2019 là 3 năm mà mức lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, duy trì ở mức dưới 4%. Năm 2019 được đánh giá là thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, điều này cho thấy dấu hiệu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc kiềm chế làm phát do thắt chặt chính sách tiền


tệ cũng gây nên nhiều hệ lụy. Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, nguồn vốn của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc quá lớn vào vốn vay của các ngân hàng thương mại; việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ gây khó khăn thiếu vốn cho doanh nghiệp. Không chỉ có mối tương quan mật thiết với sự tăng trưởng tín dụng dành cho khối các doanh nghiệp sản xuất, xây lắp.

Thứ ba, những rủi ro trong kinh doanh và tài chính.

Rủi ro được hiểu là các yếu tố không may xảy ra mà con người không thể lường trước được.

Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh, trong kinh doanh có nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro tài chính (rủi ro sử dụng nợ vay), rủi ro trong quá trình sử dụng tài sản, vận chuyển hàng hóa (mất mát, thiếu hụt, hỏng hóc,…) điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất vốn, mất uy tín, mất bạn hàng… Từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thứ tư, yếu tố xã hội

Năm 2020, thế giới ghi nhận sự kiện “thiên nga đen” là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng trước tình hình chung của Thế giới là đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng trước những đợt giãn cách xã hội kéo dài, REE cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề trong khoảng thời gian đó, điều này làm cho các dự án không được thực hiện đúng như kế hoạch, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cả năm.

Trên đây là một số kết quả, tồn tại và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty cổ phần Cơ điện lạnh. Từ việc phân tích trên, có thể đề ra các giải pháp mang tính khả thi để khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, cũng như khai thác các cơ hội và yếu tố tích cực.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí