dân tộc thiểu số. Đặc biệt là việc bước đầu đánh giá mối quan hệ giữa thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại của các dân tộc ít người qua khảo sát hệ thống biểu tượng, cùng với việc giới thiệu một số chân dung tác giả tiêu biểu đại diện cho thơ ca hiện đại các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do khuôn khổ và nội dung của đề tài, thơ ca hiện đại dân tộc Mông (cũng như một số dân tộc thiểu số khác) chưa được các tác giả xem xét và đánh giá một cách đúng mức.
Có thể khẳng định một điều: Tất cả những công trình, bài viết về thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại, cho đến nay mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ lẻ, tản mạn (cả dưới góc độ tác phẩm và tác giả), mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá và chỉ ra những đặc điểm cụ thể về nội dung và nghệ thuật. Vì thế, cũng có thể khẳng định, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về thơ ca hiện đại dân tộc Mông. Điều đó dẫn tới sự cần thiết về việc phải nghiên cứu văn học Mông nói chung và thơ ca hiện đại Mông nói riêng một cách thấu đáo và nghiêm túc, để thấy được diện mạo thơ ca hiện đại của một dân tộc vốn có truyền thống văn hoá lâu đời, có những bản sắc riêng độc đáo. Mặt khác, đó cũng chính là những động thái hết sức tích cực trong việc góp phần bảo tồn và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hội nhập quốc tế một cách toàn diện hiện nay.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay)”- luận văn nhằm chỉ rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ ca hiện đại dân tộc Mông. Đồng thời khẳng định những đóng góp tích cực của thơ ca dân tộc Mông đối với sự phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã đọc, tham khảo và nghiên cứu các loại tài liệu sau:
- Các tác phẩm thơ của các tác giả dân tộc Mông từ 1945 đến nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại từ 1945 đến nay - 1
- Đặc Điểm Phong Tục Tập Quán Và Sinh Hoạt Cộng Đồng
- Đặc Điểm Về Ngôn Ngữ, Chữ Viết
- Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại từ 1945 đến nay - 5
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
- Một số tác phẩm thơ dân tộc Mông trước 1945, đặc biệt là thơ ca dân gian Mông (để so sánh đối chiếu).
- Một số tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác nhằm so sánh, đối chiếu, làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của thơ ca hiện đại dân tộc Mông.
- Các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Mông nói riêng và thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung.
- Một số tài liệu về lí luận, lí thuyết có liên quan đến đề tài.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn cố gắng làm sáng tỏ và đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại ở hai phương diện cơ bản:
- Phản ánh những nét đặc sắc về đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc Mông (thiên nhiên, con người, những phong tục tập quán, sinh hoạt cộng đồng, đời sống tâm linh…) thông qua những sáng tác của các nhà thơ hiện đại dân tộc Mông (trong sự đối chiếu, so sánh với thơ ca hiện đại của các dân tộc anh em khác).
- Nghiên cứu một số hình thức nghệ thuật được sử dụng một cách đặc sắc và hiệu quả (ngôn ngữ, hình ảnh thơ, hình thức kết cấu, lối tư duy, diễn đạt…) của các nhà thơ dân tộc Mông. Qua đó, chỉ ra sự kế thừa một cách sáng tạo, độc đáo những giá trị nghệ thuật của thơ ca dân gian, cũng như sự phát triển, sự cách tân của các nhà thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại.
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thơ ca dân tộc Mông từ sau 1945 đến nay, luận văn đi đến khẳng định những thành tựu và
hạn chế cũng như những đóng góp của thơ ca hiện đại dân tộc Mông đối với thơ các dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và một số phương pháp tổng hợp khác.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Một số đặc điểm về đời sống văn hoá xã hội của dân tộc Mông.
Chương 2: Thơ Mông thời kỳ hiện đại- bức tranh sinh động về thiên nhiên, cuộc sống, con người của một dân tộc đầy bản sắc.
Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC MÔNG
1.1. Một số đặc điểm về cộng đồng dân tộc Mông ở Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên
Dân tộc Mông có tên gọi (bao gồm cả tên tự nhận) là Mông, Na Mẻo, Mèo, Mẹo, Miếu ha, Mán trắng [18], là một dân tộc ít người ở Việt Nam với dân số hiện nay khoảng 80 vạn người, cư trú trên 16 tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và Cao Bằng.
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số lượng cư dân đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc Việt Nam.
Nhìn chung, ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam về lịch sử hình thành dân tộc Mông là tương đối thống nhất khi cho rằng người Mông di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước.
Từ những thế kỷ trước khi di cư đến Việt Nam, Người Hán gọi người Mông là “Mèo”. Tộc danh Mèo theo âm Hán Việt là “Miêu”. Đây là tên gọi một tộc người sớm biết nghề trồng lúa nước ở vùng hồ Bành Lãi và hồ Động Đình (Trung Quốc), lâu dần trở thành tên gọi chính thức [17]. Theo truyền thuyết, tổ tiên của người Mông đã ở vùng hồ Bành Lãi (thuộc Giang Tây) và hồ Động Đình (thuộc Hồ Nam) ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước công nguyên. Trong suốt hàng chục thế kỷ, người Mông di cư theo hướng Tây - Tây Nam, tập trung đông ở Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và trung tâm là Quí Châu (Trung Quốc) trước khi đến Việt Nam.
Cũng theo truyền thuyết thì xưa kia, dân tộc Mông cũng có một quốc gia riêng với biểu tượng hình đôi sừng trâu và màu cờ đỏ. Ngày nay, một số vùng người Mông ở Hà Giang, Lào Cai vẫn ít nhiều còn để lại những dấu ấn ấy qua các phong tục, biểu hiện cụ thể ở tấm vải đỏ treo trước cửa nhà; người chết không phân biệt già trẻ đều có tấm vải đỏ che miệng; hình bộ sừng trâu dùng làm chốt cửa trên hai cánh cửa chính của mỗi nhà. Hay như cách đội khăn quấn đầu hình hai sừng trâu của người Mông ở một số vùng hiện nay của Trung Quốc [17;14].
Người Mông đến nước ta có thể gồm nhiều đợt qui mô lớn nhỏ khác nhau: Từ Vân Nam sang, từ Quí Châu qua Vân Nam hoặc Quảng Tây sang cư trú ở các vùng biên giới phía Bắc. Theo các nhà nghiên cứu dựa trên kết quả điền dã dân tộc học ở tại một số vùng người Mông ở Việt Bắc và Tây Bắc, cũng như việc nghiên cứu tình hình biến động của tộc Miêu ở Trung Quốc trong lịch sử, có thể người Mông thiên di đến Việt Nam với ba đợt quy mô lớn [18]. Thời kỳ đầu tiên cách đây trên 300 năm, người Mông từ Quí Châu sang Đồng Văn. Dân ca Mông còn ghi lại:
Người HMông ta ở Quí Châu đến Vì người HMông ta không biết chữ Thua kiện người Hán ta mới đi …
Tuy nhiên, “thua kiện người Hán” chỉ là một lí do theo cách nói bóng bẩy, nhẹ nhàng của văn học, còn trong thực tế nguyên nhân của đợt thiên di thứ nhất này là do chính sách “cải thổ qui lưu” (tức bỏ chế độ thổ quan, phái các quan lại từ nơi khác đến cai trị trực tiếp) của nhà Minh dẫn đến các phong trào đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt của người Mông. Nhà Minh đã dùng bạo lực để bắt qui phục. Dân ca Mông cũng đã có lúc nói thẳng nguyên nhân của đợt thiên di này:
Vì đất nước đại triều nhà Hán chín xèo không chín ké Mẹ cha ta gặp bước loạn li phải đi lưu lạc …
Đại triều nhà Hán lòng không tốt.
Đợt thiên di thứ hai của người Mông vào Việt Nam cách nay khoảng 200 năm, sau thất bại của phong trào khởi nghĩa của người Mông ở Quí Châu (1776 - 1820). Đợt thiên di đông nhất của người Mông vào nước ta cách đây khoảng từ 120 đến 160 năm; khởi nghĩa Hàm Đồng (năm 1853) dưới sự lãnh đạo của Trương Tú Mi xuất phát từ Đông Nam Quí Châu, sau lan rộng sang Hồ Nam và Vân Nam, kéo dài 18 năm ròng rã. Vương triều Thanh đã tàn sát huỷ diệt những người tham gia khởi nghĩa. Hàng vạn người Mông đã từ Quí Châu (Trung Quốc) di cư sang Hà Giang, Lao Cai, Yên Bái và một số tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, có thể người Mông di cư sang Việt Nam sớm hơn, cách đây khoảng 400 năm, đời nhà Minh, hoặc xa hơn, những gia đình người Mông đầu tiên đã đến vùng Lao Cai cách đây khoảng trên 600 năm [15].
Đồng bào Mông ở Đồng Văn, Hà Giang còn lưu truyền một bài ca buồn thảm rằng: “Quí Châu là quê hương yêu dấu của người Mèo ta ở. Vì người Mèo ta phải đói rách, vì dân Mèo ta không có chữ nên phải dời quê”. Dấu ấn của các cuộc thiên di còn để lại trong các câu chuyện cổ của người Mông với tất cả sự đắng cay nghiệt ngã đến thê thảm của số phận con người: Chỉ ba hạt ngô làm giống hoặc ba chiếc bánh kê có thể đổi được một cô vợ người Mông.
Người Mông vốn có gốc gác là những cư dân trồng lúa nước. Tên gọi “Miêu”( ) theo Hán tự trên có bộ thảo ( ) là cây cỏ, dưới có chữ điền ( ) là ruộng đồng. Điều này phần nào khẳng định người Mông có tổ tiên nguồn cội cư trú ở lưu vực các con sông với nghề trồng lúa. Mặt khác, qua một số truyện cổ và đặc biệt là kho tàng ca dao, dân ca phong phú của người Mông,
ta cũng có thể tin rằng người Mông xưa kia vốn cũng sinh sống ở những vùng đất đai có sông ngòi và làm nhiều ruộng. Văn học dân gian truyền thống của người Mông luôn nhắc tới “sông nước”, “thuyền bè”, tới các “đường dài - đường rộng”, “bãi bằng - bãi phẳng”, tới ruộng, tới trâu… như một ước mơ, như một sự phản ánh hiện thực xa xưa với một niềm luyến tiếc, hàm chứa một sự so sánh trong nhận thức với thực tại [77; 6]
Đến Việt Nam, với một vùng đất mới, không có chiến tranh sắc tộc, chấm dứt một giai đoạn đằng đẵng của lịch sử gắn liền với những cuộc thiên di đầy nước mắt và máu, người Mông đã tìm thấy một quê hương mới và cuộc sống hứa hẹn những ấm no và hạnh phúc. Những câu chuyện dân gian của người Mông vẫn còn ghi lại: “Việt Nam là nơi đất đai màu mỡ để làm ăn, nơi có quả bí to như cái vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào đó đẻ; nó vừa là ổ, vừa là thức ăn cho lợn. Nơi trồng cây lương thực gốc có củ, thân có bắp, ngọn trổ lúa…” [17; 15]. Vì thế mà cùng với quá trình lao động sáng tạo, người Mông đã coi những địa danh như Mèo Vạc, Hà Giang là quê hương thứ hai của mình:
Cá bơi ở dưới nước Chim bay ở trên trời
Chúng ta sống ở vùng cao Và con chim có tổ
Người Mèo ta cũng có quê Quê ta là Mèo Vạc [50]
Sau cách mạng tháng Tám, thể theo nguyện vọng của đồng bào, từ “Mèo” được thay thế bằng từ “Mông” (HMông). Đây là một âm tiết phát âm từ âm mũi. Bởi vì trong hệ thống phụ âm tiếng Việt không có âm tố nào ghi âm chính xác được âm tiết trên nên các nhà ngôn ngữ học đã mượn phụ âm “Hm” trong hệ thống phụ âm tiếng Mông để ghi âm từ “HMông”. Do sự phát
âm khó khăn, từ năm 1992 đến nay, Nhà nước ta đã thống nhất phiên âm tên gọi của đồng bào là “Mông” và dùng cách viết “Mông” thay cho H‟Mông. Đây là cách gọi tên và cách ghi danh được người Mông tán thành thay cho cách phát âm là “Hơ-Mông” trước đây làm nhiều người Mông không đồng ý [14].
Ngoài Việt Nam ra, người Mông còn cư trú ở một địa bàn khá rộng lớn thuộc phía Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Sau 1975, cộng đồng người Mông còn di cư sang sinh sống ở các nước như Mỹ, Pháp, Úc … con số lên tới hàng trăm nghìn người (chủ yếu di cư từ Lào). Hiện nay, Trung Quốc có số lượng người Mông đông đảo hơn cả với hơn 7 triệu người (số liệu thống kê năm 1990) phân bố ở các tỉnh Quí Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Bắc. Trong 56 dân tộc ở Trung Quốc, dân tộc Mông (Miêu) chỉ đứng sau các dân tộc Hán, Choang, Mãn, Hồi. Trên thực tế cho thấy các cư dân Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với cư dân đồng tộc các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào [18].
Ở Việt Nam, dân tộc Mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500 mét so với mực nước biển, dọc theo biên giới Trung - Việt và Việt - Lào [57]. Những xóm làng của người Mông, tiếng Mông gọi là “Giao” (Jaol), nơi tập trung đông cũng chỉ dăm chục nóc nhà, còn phần nhiều lẻ tẻ, thường ở trên các triền núi hoặc cao nguyên. Khí hậu mát mẻ về mùa hè nhưng cũng hết sức giá lạnh, khắc nghiệt về mùa đông. Điều kiện đi lại giao lưu rất đỗi khó khăn. Nước phục vụ cho sinh hoạt thiếu thốn, thậm chí khan hiếm. Cho nên, người Mông giỏi canh tác nương rẫy hơn làm ruộng nước. Ở những nới chỉ toàn núi đá như Mèo Vạc (Hà Giang), người dân đưa đất từ nơi khác tới, đổ vào những hốc đá để tra ngô. Sống biền biệt trên các vùng cao quanh năm sương phủ, sự hẻo lánh làm cho đời sống xã hội Mông chậm phát triển. Kinh tế hoàn toàn mang tính chất tự cấp tự túc, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì hoàn cảnh