Đặc Điểm Phong Tục Tập Quán Và Sinh Hoạt Cộng Đồng


sống vất vả khó khăn nên trước đây phần lớn đồng bào Mông sống du canh, du cư hoặc đã định cư nhưng còn du canh. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người Mông đã có những bước cải thiện đáng kể.

Lịch sử của cộng đồng người Mông ở Việt Nam là lịch sử của những cuộc thiên di, là một bản trường ca đầy bí tráng mà mỗi trang đều được viết lên bằng nước mắt và máu. Lịch sử đau thương và hào hùng cùng với điều kiện sống hết sức khắc nghiệt đã góp phần hun đúc lên một diện mạo tâm hồn Mông với bản lĩnh can trường, dũng cảm đến táo bạo, chai sạn đến chắc nịch như đá núi với một sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai hiếm có. Vượt lên trên tất cả lại là một tinh thần lạc quan, phóng túng, đôi khi hồn nhiêm đến độ thơ ngây. Tất cả những đặc điểm đó đã được khúc xạ trong một nền văn học dân gian Mông rất phong phú và đậm đà bản sắc, chi phối mạnh mẽ đến giọng điệu và cảm hứng cũng như nội dung thể hiện của thơ ca hiện đại dân tộc Mông.

1.1.2. Đặc điểm phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng

Căn cứ vào đặc điểm trang phục, ngôn ngữ và ý thức tự nhận của đồng bào, có thể chia người Mông thành 5 ngành: Mông trắng (Mông Đơư), Mông hoa (Mông lềnh), Mông đỏ (Mông si), Mông đen (mông đu) và Mông xanh (Mông sua). Tuy nhiên, một số ý kiến của các nhà nghiên cứu lại cho rằng người Mông về đại thể chỉ được chia thành 4 nhóm chính: Mông Đơ (tức Mông trắng), Mông Lềnh (còn gọi là Mông sí tức Mông hoa), Mông Đu (tức Mông đen có nơi còn gọi là Mông đỏ), Mông Sán (tức Mông Hán - có nơi gọi là Mông xanh). Cách phân nhóm này chủ yếu dựa vào sắc phục của người phụ nữ và sự khác nhau ít nhiều về âm điệu, thổ ngữ [57], [3].

Do liên tục có các cuộc di cư và đại thiên di xuyên quốc gia nên lịch sử của dân tộc mông là lịch sử du canh du cư. Khi thiên di vào Việt Nam, có thể do bản năng tồn tại và do đến muộn, người Mông phải dạt lên các miền núi


cao, hiểm trở và sống tách biệt với các dân tộc khác. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, khi khảo sát địa bàn cư trú của dân tộc Mông ở Lao Cai (năm 1989), trong tổng số 171 xã và thị trấn, có 111 xã có người Mông cư trú. Trong số đó, 34 xã người Mông chiếm 100% dân số; 22 xã người Mông chiếm 51% trở lên. Trong số 523 làng người Mông, có đến 457 số làng có 100% là người Mông, chỉ có 66 làng người Mông sống xen kẽ với các dân tộc khác [ 57; 17]. Sở dĩ có hiện tượng này là vì, theo chúng tôi, người Mông rất coi trọng tín nghĩa và tình cảm cộng đồng, dòng tộc. (Người Mông có câu cửa miệng là “người Mông ta” (pêz HMôngz) hay cách nói “ta cùng một giống lanh với nhau”). Mặt khác, do sự ám ảnh của quá khứ và một tâm lí luôn cảm thấy tự ti vì bị kém cỏi so với dân tộc khác. Cuộc sống khép kín ít giao lưu vừa là hạn chế, lại vừa là sự bảo lưu tốt nhất nền văn hoá truyền thống của dân tộc Mông.

Môi trường canh tác chủ yếu của người Mông là nương rẫy, công cụ làm rẫy truyền thống của người Mông là dao, búa, cuốc… phù hợp và thuận tiện cho việc phát nương, tra hạt. Thông thường, nương của người Mông hướng về phía có ánh mặt trời, khi đốt nương bao giờ cũng đốt từ thấp lên cao, lợi dụng sức gió và đi lại thuận tiện. Mặc dù truyền thống canh tác lúa nước đã bị hạn chế rất nhiều do cuộc sống du canh du cư theo các cuộc thiên di, người Mông vẫn thường tìm đến những thung lũng có nguồn nước để làm ruộng bậc thang cấy lúa. Ngoài ra, người Mông còn có truyền thống làm nghề thủ công khá sớm và tương đối phát triển, nhất là nghề rèn (rèn súng săn, dao búa…). Mặt khác, do sống ở núi cao nên người Mông rất thành thạo trong việc săn bắn, hái lượm.

Cũng như các dân tộc khác, người Mông rất coi trọng mối quan hệ gia đình. Đồng bào Mông gọi gia đình là “chúa dỉ” (chuôiz div). Gia đình tồn tại phổ biến dưới các hình thức hai và ba thế hệ. Trong gia đình người Mông,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


nam giới được coi trọng và đảm nhiệm các việc lớn như thờ cúng tổ tiên, tham gia các công việc của cộng đồng. Họ chỉ được coi là đã trưởng thành khi có con đầu lòng và được làm lễ đặt tên đệm mới. Phụ nữ Mông là người phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Trước đây, những người phụ nữ đi làm dâu, nếu chồng chết phải lấy em trai chồng, bằng không họ sẽ bị tước đoạt toàn bộ của cải, có khi cả con cái. Có lẽ chính vì phải chịu đựng nhiều tệ nạn như tảo hôn, cưỡng hôn, cả cuộc đời bị trói buộc cả thể xác lẫn tâm hồn, hiện tại đau khổ, ai oán, tương lai tối tăm mờ mịt… mà trong những bài ca than thân của kho tàng dân ca Mông có cả một mảng đề tài: Tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng). Đó là tiếng kêu than, là nước mắt đau thương của người phụ nữ bị đoạ đầy trong đau khổ. Và đây đó, còn là ý thức, phản kháng hoặc lòng phẫn nộ le lói trong những cảnh đời bị hắt hủi, tủi nhục:

Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại từ 1945 đến nay - 3

Năm nay em đi làm dâu Em làm chín thời mười giờ Chẳng có lúc nào nghỉ

Trâu măng cày, dây khiếu không biết ải

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm

(Dân ca Mông)

Tuy nhiên, trong gia đình người Mông, quan hệ vợ chồng luôn được đề cao. Người chồng bao giờ cũng được người vợ chăm sóc chu đáo từ sinh hoạt trong nhà đến các buổi đi nương, đi chợ. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh các phiên chợ vùng cao, trên muôn nẻo đường núi tới chợ, người chồng ngồi thong dong trên lưng ngựa trong khi người vợ cầm đuôi ngựa vượt dốc; hay hình ảnh những người vợ kiên tâm cầm ô che cho chồng ngủ ngay bên vệ đường cho vãn cơn say. Đó chính là những biểu hiện nét đẹp về đạo đức và phẩm hạnh của người phụ nữ Mông, góp phần tạo ra mối chung thuỷ đặc biệt của vợ chồng người Mông từ xưa đến nay.


Ngoài ra, gia đình người Mông còn là một môi trường để gìn giữ và phát triển văn hoá. Các em bé gái được mẹ, được chị dạy cho thêu thùa từ rất sớm. Lớn lên, biết xe lanh, dệt vải, biết in váy, thêu hoa… Các em trai làm quen với súng săn, bắn nỏ, cưỡi ngựa và cả thổi khèn, thổi sáo… nên họ sớm có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm cuộc sống gia đình từ rất sớm.

Trong các phong tục tập quán của người Mông thì cuới xin và tang ma để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Mông nhiều hơn cả. Đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông vì đồng bào kiêng những tháng có sấm chớp. Hôn nhân của người Mông cũng tuân theo các bước lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thạo các bài hát nghi lễ cưới xin, giúp nhà trai sang nhà gái làm các thủ tục dạm hỏi, hẹn ngày đón dâu. Đám cưới của người Mông bao giờ cũng phải có phù rể. Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên nhà gái trước khi đi rước dâu. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được hai người anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón dâu. Đám đón dâu đi lẻ về chẵn, theo phong tục người nhà gái không đưa dâu đến nhà trai. Quãng đường đón dâu về dù ngắn hay dài cũng nhất thiết phải nghỉ giữa chừng, ăn cơm nắm do nhà gái đã chuẩn bị sẵn. Cô dâu về tới trước cửa nhà trai còn phải một nghi lễ nhập ma nhà chồng mới được vào cửa. Trước đây, người Mông rất phổ biến phong tục “bắt vợ”. Khi chàng trai ưng một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, “bắt” cô gái về làm vợ mình. Cô gái bị “bắt” về được nhà trai “dùng gà trống đánh dấu nhập nhà” buộc phải lấy chàng trai cho dù có đồng ý hay không. Trong xã hội cũ, tục “bắt vợ” diễn ra thường là do những gia đình nhà trai có quyền thế ép buộc các cô gái về làm vợ. Khi các cuộc cưỡng hôn này tan vỡ thì thường người con gái chỉ còn biết đến cái chết. Bởi lẽ, sau khi đã bị “nhập ma” nhà trai, cô gái có tự ý bỏ về thì bố mẹ cô cũng không thừa nhận nữa. Ngày nay, ở một số


nơi vẫn còn tồn tại phong tục này nhưng đã khác hẳn về tính chất, thường là do có sự thoả thuận từ hai phía chàng trai và cô gái, để đặt gia đình hai bên vào một “sự đã rồi”. Hoặc giả, lễ cưới đã được hai bên gia đình chuẩn bị, còn việc “bắt vợ” chỉ là hình thức để tăng thêm phần thi vị cho đôi lứa mà thôi. Suy cho cùng, tục “bắt vợ” của người Mông khi gạt bỏ những hủ tục, lại khẳng định cho tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát hôn nhân tự do đã bị chế ngự và kìm hãm từ bao đời.

Tang lễ của người Mông là một hiện tượng văn hoá đặc sắc phản ánh những quan niệm về lịch sử xã hội và cộng đồng dân tộc. Tang lễ của người Mông là một lễ lớn được tổ chức rất chu đáo. Không giống với các dân tộc khác, người Mông thường tổ chức hai đám tang: đám ma tươi khi người vừa mới mất và đám ma khô không quy định chặt chẽ về thời gian tổ chức, có thể tiến hành bất cứ lúc nào khi gia chủ có điều kiện.

Tang lễ của người Mông được diễn ra như sau: Khi có người qua đời, gia đình sẽ bắn ba phát súng chỉ thiên để báo hiệu. Sau khi phát tang sẽ tiến hành các nghi lễ. Trước tiên là lễ chỉ đường để người chết tìm đến với tổ tiên gọi là lễ “khúa kê” (kruôz cê). Ông thầy cho kê một tấm phản gỗ dọc gian giữa và đặt người chết nằm ngửa trên đó, chân hướng ra ngoài cửa, đầu hướng vào trong nhà. Sau đó, gia đình chuẩn bị một con dao thường dùng, một cây nỏ thường dùng, dao được tra vào bao treo ở đầu đòn cây nỏ. Tiếp theo, gia đình chặt một cây trúc đem về cho thầy làm bút chỉ đường kèm theo một chai rượu, một cái chén để đưa linh hồn người chết trở về nơi âm phủ và lên thiên đường. Ông thầy cúng vừa dùng bút chỉ đường (cxinhx ntơưs) nhằm giao tiếp với người chết, vừa đọc bài “khúa kê” để hướng dẫn hồn người chết tìm về với tổ tiên. Ông thầy cầm lấy tay phải của người chết giả vờ kéo và gọi dậy ba lần rồi mới đi vào bài ca chính:


Mình chết thật hay mình chết giả Mình chết thật mình quay mặt lại đây

Lắng tai nghe thầy hát ba mươi sáu bài thần, ma

Chỉ đường chỉ lối cho mình biết đường về cùng tổ tiên.

Bài tang ca (kruôz kê) là bài ca duy nhất được sử dụng trong lễ tang nhằm dẫn lối chỉ đường cho linh hồn người chết đi từ cõi dương về với cõi âm. Nó được quy định hết sức nghiêm ngặt về việc truyền dạy và sử dụng: Không được hát bài “khúa kê” trong nhà khi không có người chết; không hát “khúa kê” khi đi ngang qua các làng bản và khu vực đông dân cư; khi ông thầy đọc “khúa kê” trong lễ tang thì tất cả những người có mặt ở đó không được ngủ để tránh hồn của người sống đi theo hồn của người chết sang cõi âm [15].

Người Mông quan niệm phải đến khi làm lễ ma khô, người chết mới được rửa sạch hết tội lỗi và hồn mới được siêu thoát để đi đầu thai kiếp khác.

Các sinh hoạt cộng đồng khác của người Mông bao gồm sinh hoạt, giao lưu trong những phiên chợ, những dịp tết, lễ hội. Đặc biệt là những lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tinh thần của người Mông như lễ hội “Gầu tào” (gruôv taox), được tổ chức hàng năm. Một ngày lễ lớn của người Mông là Tết Nguyên đán. Ngày tết, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, đi thăm hỏi nhau, người Mông còn tổ chức nhiều hội vui xuân như hát dân ca, đánh quay, đánh yến …

Sinh hoạt mang sắc thái miền núi nhất của người Mông là “văn hoá chợ”. Do điều kiện sống khắt khe cho nên chợ vừa là nơi giao lưu mua bán, giao lưu tình cảm, vừa là nơi để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, xây dựng cuộc sống. Người già đến chợ để gặp gỡ thăm hỏi lẫn nhau, chuyện trò rôm rả bên nồi “thắng cố”, trong men say ngây ngất của bát rượu ngô; trai gái đến chợ là làm quen, tìm hiểu, tính chuyện tương lai. Những chiếc ô xoè màu sắc rực rỡ che má hồng và đôi mắt lúng liếng của cô gái Mông. Những điệu múa khèn nghiêng ngả đất trời, thăng hoa trong men rượu của chàng trai. Và cả những


tiếng kèn lá, đàn môi vừa rụt rè e ấp, vừa sôi nổi mãnh liệt đã tạo nên một khung cảnh nên thơ trữ tình đặc trưng của miền núi. Mỗi tuần một phiên chợ như để xoá đi những lo toan, vất vả của cuộc sống thường nhật, để tâm hồn mỗi người Mông nở hoa. Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cúu văn hoá hay nhắc đến và hết sức quan tâm tới là “chợ tình”. Ở Mèo Vạc (Hà Giang) và Sa Pa (Lào Cai) đều có chợ tình. Mỗi năm chợ họp một lần vào một ngày nhất định. Chợ tình là nơi để cho những cặp, những đôi trai gái lỡ duyên tìm về với nha, tự do tình tự với nhau một đêm để rồi hôm sau mỗi người lại trở về với cuộc sống hiện tại của mình, những cuộc sống thường trực sự đau khổ và bất hạnh. Chợ tình đã tồn tại rất lâu với tính nhân văn cao cả của nó trong ký ức của những người già. Tuy nhiên, hiện nay, bản sắc văn hoá của chợ tình đã mai một rất nhiều. Đến độ, hàng năm vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, chợ tình Khau Vai (Mèo Vạc - Hà Giang) đã trở thành nơi du lịch của rất nhiều những vị khách hiếu kì, ta có, tây có, đổ xô đến để mong được tận mắt chứng kiến những cuộc tình lâm li ai oán, mà phần nhiều chỉ còn diễn ra trong tưởng tượng. Dẫu sao thì sự xuất hiện “chợ tình” cũng phần nào nói lên được đời sống tinh thần phong phú độc đáo và giàu bản sắc của dân tộc Mông. Đó là sự biểu hiện của một hình thức sinh hoạt tinh thần độc đáo và đầy tính nhân văn nhân bản.

“Hội chợ núi mùa xuân” tiếng Mông gọi là hội “Gầu tào” (gruôv taox) là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông. Với mục đích cầu mong được mùa “người yên, vật thịnh”. Hội được một gia đình tổ chức và thông tin để bà con khắp nơi biết vè dự, thường diễn ra sau tết khoảng vài ngày. Hội được tổ chức trên một khu đất tương đối rộng rãi, bằng phẳng. Hội “Gầu tào” gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Ở phần lễ trước đó chủ nhà đã trồng sẵn một cây nêu (một cây mai để cả lá trên ngọn). Trên ngọn cây treo một mảnh vải đỏ. Sau khi cúng tổ tiên ở nhà, gia chủ đặt dưới gốc nêu một mâm cúng, cầu khẩn các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho họ có con trai, làm ăn khấm khá. Tiếp


đến là bắt đầu phần hội. Nhiều trò chơi bổ ích và lý thú như đấu võ, đua ngựa, bắn súng kíp, bắn nỏ, đánh yến, chọi gà, múa khèn, thổi sáo và thi hát đối đáp. Đây là dịp để các chàng trai, cô gái thi nhau trổ tài. Những người thắng cuộc bao giờ cũng được phần thưởng (một bầu rượu, một cây sáo, một chiếc đàn môi…). Đám hát “gầu plềnh” (hát đối đáp) thu hút đông đảo nam nữ thanh niên. Qua đó cũng là dịp để những lứa đôi gặp gỡ, tâm sự và tìm thấy hạnh phúc của mình. Hết thời gian mở hội, cây nêu được gia chủ đem về làm giát gường để mong sớm có con; mảnh vải đỏ được gia chủ đem về treo trong nhà để cầu hồng phúc.

Nhìn chung, “Gầu tào” là một lễ hội lớn, một sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, hấp dẫn và hết sức lành mạnh. Có thể nói phong tục tập quán là một phần cuộc sống của mỗi cộng đồng. Nó tạo nên sự phong phú và góp phần qui định diện mạo, tích cách và tâm hồn mỗi dân tộc. Phong tục tập quán của người Mông mang đạm bản sắc riêng, được hình thành một phần do điều kiện sống ở những miền núi cao, hẻo lánh và hoang dã. Nó góp phần khắc hoạ một dấu ấn riêng không thể trộn lẫn trên gương mặt của cộng đồng người Mông. Vừa bất tử khi vượt qua cả không gian và thời gian để trường tồn trong kho tàng văn học dân gian phong phú, vừa là niềm cảm hứng sáng tạo cho những tác giả cả người Mông và các dân tộc khác trong những sáng tác thơ văn hiện đại.

1.1.3. Đặc điểm về đời sống tâm linh

Môi trường sống trên núi cao đã tạo cho người Mông một tâm hồn phóng khoáng, ưa tự do, không cam chịu bất cứ một sự trói buộc nào. Mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống với người Mông đều là đơn giản. Người Mông xem xét, đánh giá con người chỉ cột ở việc làm cụ thể chứ không cốt ở lời nói. Tư duy của người Mông thiên về lối tư duy trực giác. đặc điểm nổi bật ở người Mông là niềm tin và lòng tự trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2024