Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện Các Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Nhằm Nâng Cao Năng Lực Xuất Khẩu Cho Dnnvv

Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam lại cho thấy, xuất nhập khẩu vẫn có xu hướng tăng nên tác động của tỷ giá do vậy không mấy rõ nét. Với tình hình, đặc điểm kinh tế trong bối cảnh hội nhập và lạm phát, Việt Nam không thể lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi ngay lập tức, mà cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo ổn định thị trường tài chính. Ngân hàng Nhà nước ra công văn điều chỉnh tích cực về biên độ tỷ giá, điều tiết khối lượng USD ra thị trường bằng cách bán ra hoặc có những hướng dẫn cụ thể hơn để ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có thể xoay trở. Việc mở biên độ tỷ giá từ + 2% lên + 3% cuối năm 2008, và tháng 03/ 2009 là + 5%, ngoài việc khuyến khích xuất khẩu, ngân hàng Nhà nước còn có ý hạn chế việc kinh doanh trên thị trường không chính thức, tạo linh động hơn cho ngân hàng [44].

Tiểu kết:

Những biện pháp trên cho thấy, Chính phủ ta đã kịp thời nắm bắt được tình hình và xu thế kinh tế thế giới cũng như những khó khăn, thách thức mà DNNVV trong nước phải đối mặt. Từ đó, Nhà nước đã đưa ra những chính sách nhanh, mạnh, tích cực, kịp thời, phù hợp hướng tới đối tượng này, nhằm tạo “cú hích” cho các chủ thể sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nâng cao năng lực xuất khẩu.

Với sự quyết tâm, đầu tư, Chính phủ, các bộ ngành đã và đang chỉ đạo sát sao các địa phương, tạo sự thống nhất và đồng bộ trong triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp có được điều kiện thuận lợi nhất để xuất khẩu, đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế và ngăn chặn đà suy thoái. Việc liên tục đưa ra hai gói kích cầu cùng với hàng loạt các chính sách cụ thể khác trong khoảng thời gian rất ngắn cho thấy Chính phủ đã rất nhạy bén trong việc nhận thức tình hình và có những biện pháp tiên quyết.

Tuy nhiên, cũng chính vì sự thay đổi liên tục của các chính sách, việc triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính gây ra những khó khăn, vướng mắc cho các cả các chủ thể quản lý lẫn bản thân các doanh nghiệp. Mặc dù, Chính phủ theo sát chỉ đạo việc triển khai trên khắp cả nước, song trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành, địa phương còn khá lúng túng, chưa chủ động và linh hoạt dẫn đến hiệu quả của các chính sách này chưa phát huy được tác dụng tối đa như mục tiêu đề ra. Điều này cũng dễ lý giải do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu quá lớn, trong khi năng lực quản lý của chính quyền các cấp cũng như khả năng tiếp cận các chính sách ưu đãi này của các DNNVV còn hạn chế.

Do bản thân các chính sách này được ban hành và triển khai trong một thời gian ngắn, và mới đang chỉ ở trong giai đoạn đầu, trong khi số lượng các DNNVV của Việt Nam lại chiếm tỷ lệ lớn cho nên việc đánh giá và lượng hóa những tác dụng, tính hiệu quả của các chính sách này đến các DNNVV là một vấn đề khó khăn, phức tạp và cần một khoảng thời gian lâu dài. Chính vì vậy, ở thời điểm này, việc đánh giá tác dụng của các chính sách trên chỉ có thể dừng lại ở việc xem xét tiến độ triển khai, sự chủ động của các chủ thể có liên quan, mức độ tiếp cận chính sách của các DNNVV, những tác động trước mắt tới năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có hoạt động xuất khẩu.

Chính vì vậy, thời gian tới chính là thời điểm các biện pháp này được triển khai sâu rộng và mạnh mẽ khắp cả nước, các chủ thể cũng sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và linh hoạt hơn để những chính sách này thực sự phát huy được hiệu quả cao nhất đối với các DNNVV trong mục tiêu nâng cao năng lực xuất khẩu.

CHƯƠNG 3‌

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CHO

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

3.1. Quan điểm phát triển DNNVV


Một số chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 11

Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Nhà nước luôn tạo môi trường chính sách, pháp luật, thể chế thuận lợi cho DNNVV và các nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

Mục tiêu hướng tới là phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đạt hiệu quả thiết thực, trước tiên phải đạt mục tiêu kinh tế để tạo sự ổn định và phát triển, đồng thời phải đảm bảo mục tiêu xã hội, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển DNNVV gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu kinh tế xã hội, phù hợp với điều kiện và xu thế chung của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật… làm chủ, ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh.

Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực, địa bàn theo quy định của luật pháp. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống người lao động.

Nhà nước tập trung cung cấp các hàng hóa dịch vụ công, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, các dịch vụ thông tin và giáo dục, sản xuất và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ mà các khu vực kinh tế khác không đầu tư hoặc không có khả năng đầu tư [42].‌‌‌

3.2. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2006 – 2010

3.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát phát triển DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 là “Đẩy nhanh tốc độ phát triển DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia, các DNNVV tham gia đáng kể vào việc giải quyết việc làm và góp phần tăng thu nhập”.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Số DNNVV thành lập mới trong giai đoạn 2006 – 2010 là 320.000. Tỷ lệ tăng trưởng DNNVV thành lập mới tại 5 tỉnh khó khăn nhất là 15% đến năm 2010.

- Khoảng 59.500 hecta đất sẽ được sử dụng cho các mục đích công nghiệp và thương mại đến năm 2010.

- Tỷ trọng dư nợ vay đến năm 2010 của các DNNVV chiếm 40 – 45% trong tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.

- Tỷ lệ DNNVV trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3-6 %.

- DNNVV tạo thêm 2,7 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2006 – 2010. Có thêm 165.000 lao động được đào tạo kỹ thuật được làm việc tại các DNNVV.

3.2.3. Nhiệm vụ chủ yếu

Giai đoạn 2006 – 2010 tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo tính ổn định của khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định cho DNNVV phát triển.

- Thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí khởi sự doanh nghiệp đến mức cạnh tranh nhất so với các nước trong khu vực, giảm nhẹ thủ tục đăng kí kinh doanh thông qua việc thiết lập hệ thống nối mạng đăng kí kinh doanh toàn quốc. Công khai hóa thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề, các loại giấy phép kinh doanh, các điều kiện kinh doanh không phải giấy phép tại các trang web doanh nghiệp Việt Nam.

- Công khai hóa chính sách, quy định mới và tiến hành đánh giá tác động chính sách tới các DNNVV. Điều chỉnh thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa quy định đối với DNNVV. Tổ chức và duy trì đối thoại công tư trực tuyến giữa chính quyền các cấp với DNNVV, qua đó doanh nghiệp nhận được lời khuyên, nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục hoàn thuế và khai thác thông tin một cách nhanh và rẻ nhất.

- Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích doanh nghiệp và tạo việc làm. Đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hóa, khuyến khích doanh nghiệp tự kê khai, nộp thuế, phù hợp với đặc điểm của DNNVV, nhất là vùng nông thôn, miền núi.

- Cải thiện căn bản tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp có quy mô và giá thuê đất phù hợp với khả năng của DNNVV gây ô nhiễm tại các khu dân cư di chuyển vào khu công nghiệp.

- Khuyến khích phát triển mạnh thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (cả về phía cung và phía cầu). Từng bước tách chức năng trực tiếp cung cấp dịch vụ ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước tập trung vào việc xây dựng chính sách, thực hiện vai trò xúc tiến, hỗ trợ, giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ cung cấp trên thị trường. Thực hiện các chương trình hỗ trợ nhằm trang bị cho các DNNVV những kỹ năng cạnh tranh cần thiết trên thị trường quốc tế, tạo nhiều việc làm tại những vùng có điều kiện khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhằm giảm bớt sức ép di dân về các đô thị.

- Nâng cao năng lực cho các DNNVV trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với công nghệ. Khuyến khích hợp tác, chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, phát triển hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại. Sửa đổi bổ sung và ban hành hệ thống đăng kí và chứng nhận chất lượng phù hợp, khuyến khích hình thành và phát triển mạng lưới các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ.

- Từng bước cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước, khuyến khích phát triển các ngân hàng tư nhân và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài theo định hướng thị trường để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, trong đó bao

gồm cả việc phát triển lĩnh vực cho thuê và hình thức cho vay không cần thế chấp đối với các DNNVV nhằm cải thiện tình trạng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của các DNNVV.‌

- Triển khai hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tinh thần, ý chí kinh doanh và làm giàu hợp pháp tới mọi đối tượng. Khuyến khích hỗ trợ phát triển các hiệp hội doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, thực sự đại diện cho các DNNVV, khuyến khích hiệp hội doanh nghiệp tham gia đào tạo chủ doanh nghiệp và người quản lý điều hành.

- Thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng làm cơ sở đánh giá tình trạng hoạt động của DNNVV, đồng thời để cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cải thiện tình hình điều phối thực hiện hoạt động trợ giúp DNNVV thông qua tăng cường vai trò chỉ đạo của Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV, vai trò của các Tổ công tác liên bộ, liên sở, tăng năng lực cơ quan đăng kí kinh doanh và hỗ trợ phát triển DNNVV ở cấp trung ương và địa phương, phân định rõ trách nhiệm và sự phối hợp giữa các Bộ, các cơ quan trung ương với địa phương, giữa các cơ quan địa phương trong việc phát triển DNNVV [42].

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho DNNVV

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Đảng và Nhà nước đã khẳng định chính sách nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi DNNVV là nòng cốt của nền kinh tế cũng như trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu, là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong gói kích thích kinh tế. ... Một số chính sách hỗ trợ các DNNVV đã được Chính phủ đưa ra và áp dụng kịp thời nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế... Tuy nhiên trong quá trình đưa vào thực tế, không tránh khỏi những bất cập, đôi khi chưa đạt được hiệu quả mong muốn: vẫn có sự phân biệt đối xử của một số cơ quan quản lý Nhà nước đối với các thành phần kinh tế khác nhau do còn có hạn chế về nhận thức, tư duy đối với lực lượng sản xuất thuộc khối DNNVV, chủ yếu là thuộc thành phần kinh tế tư nhân; nhiều địa phương còn

bị phân biệt đối xử trong các quan hệ giao dịch về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vay vốn, tiếp cận thông tin thị trường.

Về mặt chính sách, để hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tài chính thúc đẩy xuất khẩu cho DNNVV cần tập trung vào một số kiến nghị như: 3.3.1.1.Thuế:

Tuy không ngừng được nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, ngày càng minh bạch hơn, hướng tới khuyến khích xuất khẩu... nhưng chính sách thuế hiện nay vẫn chưa thực sự ổn định và thông thoáng, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung theo kết quả triển khai trên thực tiễn, mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, hệ thống các sắc thuế còn phức tạp là trở ngại lớn và gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như cho các DNNVV trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.

*Thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Thứ nhất, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 28% xuống còn 25%. Tuy nhiên để hỗ trợ phát triển DNNVV cần nghiên cứu áp dụng thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập doanh nghiệp thay cho một mức thuế suất như hiện nay. Áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ góp phần kích thích đầu tư, thành lập doanh nghiệp và chủ yếu là DNNVV.

- Thứ hai, giảm thuế mang tính toàn diện nhưng cần trọng tâm hơn. Nằm trong gói kích thích kinh tế, thông tư 03 của Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý IV/2008 và cả năm 2009 là hơn 10 ngàn tỷ đồng. Hiện nay có đến 95% doanh nghiệp thuộc đối tượng DNNVV. Do vậy trong số những doanh nghiệp đủ điều kiện giảm thuế theo quy định tại Thông tư 03 của Bộ Tài chính, trước mắt chúng ta nên tập trung ưu tiên cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, làm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng hoặc những mặt hàng không xuất được phải chuyển vào tiêu dùng trong nội địa. Đó là nhóm doanh nghiệp khó khăn, yếu thế cạnh tranh, cần được tiếp sức, đồng thời lại là nhóm doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, làm được nhiều hàng tiêu dùng xuất khẩu. Do vậy, chính sách giảm thuế đối với các doanh nghiệp đó sẽ tác động vào chính sách an sinh xã hội, kịp thời giải cứu cho các DNNVV. Cụ thể chính sách này

sẽ làm giảm chi phí, tăng cạnh tranh, vay được vốn ngân hàng, sử dụng được nhiều lao động. Điều này sẽ vừa giúp chống suy giảm kinh tế, vừa tăng khả năng ngăn chặn đà lạm phát có thế tái diễn.

- Thứ ba, một biện pháp quan trọng là cho phép các DNNVV khấu hao nhanh tài sản cố định. Chính sách thuế hiện nay cho phép khi tính thuế được áp dụng nhiều phương pháp khấu hao. Trong đó cho phép khấu hao nhanh để thu hồi vốn nhưng chỉ những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh mới được áp dụng, do đó hầu hết các DNNVV không được áp dụng phương pháp khấu hao này.

Khấu hao nhanh tài sản cố định là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến nguồn vốn tái đầu tư cho sản xuất. Nếu mức khấu hao nhanh có thể thu hồi vốn nhanh và ngược lại, mức khấu hao chậm thì thu hồi vốn chậm và có thể mất do hao mòn vô hình của tài sản cố định gây ra. Mặt khác, mức khấu hao cao hay thấp còn làm thay đổi số thuế thu nhập phải nộp trong từng năm.

Để hỗ trợ DNNVV, Nhà nước nên cho phép các DNNVV thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định để một mặt, các DNNVV có điều kiện tập trung, tích tụ vốn, mặt khác thu hồi vốn nhanh vốn cố định sẽ giúp các DNNVV có điều kiện đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc, trang thiết bị và công nghệ hiện đại để sản xuất xuất khẩu.

* Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

- Bộ Tài chính cần nghiên cứu, xem xét giảm tối đa các mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu, chỉ áp dụng thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng thô để khuyến khích xuất khẩu hàng đã qua chế biến, đặc biệt là chế biến sâu, hàng chứa hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao. Nhờ khai thông các quy định về kinh doanh, tháo bỏ các rào cản, tăng cường các biện pháp khuyến khích, đặc biệt là các biện pháp tài chính nên số lượng các DNNVV đăng kí xuất khẩu tăng nhanh.

- Biểu thuế xuất nhập khẩu cần chi tiết hơn để cán bộ hải quan, doanh nghiệp không lúng túng trong việc áp mã số hàng hóa, từ đó suy ra mức thuế xuất nhập khẩu chính xác, hợp lý.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí