MA TRẬN SWOT
S ( Strenghth) S1: Thâm niên 20 năm S2:Lao động có kinh nghiệm S3:Trang thiết bị đầy đủ S4:Doanh nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ bánh phủ Hàn Quốc S5:Một số mặt hàng không có đối thủ S6:Ban lãnh đạo có trình độ cao S7:Kho vận chuyển nằm ba vị trí chủ yếu S8:Có hệ thống ERP xử lý số liệu nhanh và hiệu quả S9:Lao động dồi dào,giá nhân công thấp | O (Opportunity) O1:Gia nhập WTO năm 2007 O2: GDP tăng ổn định,lạm phát duy trì O3:Dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong nước O4:Thị trường nội địa lớn O5:Thu nhập của dân tăng nên mức sống ngày càng cao O6:Nhóm khách hàng trẻ có thu nhập thích dung sản phẩm nổi tiếng | |
W (Weakness) W1:Nguyên liệu chưa chủ động được W2:Một số bộ phận có trình độ chưa cao W3:Tài chính đầu tư vào Marketing chưa nhiều W4:Độ bao phủ thị trường còn thua các doanh nghiệp khác W5:Nhân viên kianh doanh ngoài thị trường chưa tự giác và chủ động chào hàng | WT - W4,W5+T1 Cải tiến chất lượng sản phẩm tung ra thị trường - W3+T6 Nghiên cứu để đề phòng rủi ro - W2,W1+T5,T6 Lựa chọn chiến lựơc xúc tiến phù hợp | SO - S1,S2+O1 Xuất khẩu sang nước ngoài - S5,S6+O6 Củng cố lòng tin của khách hàng - S1,S6+O1 Nâng cao cơ sở vật chất,tăng hiệu quả kinh doanh - S8,S6+O3,O4 Tăng xúc tiến tạo niềm tin |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Phát Triển Và Đặc Điểm Của Ngành Bánh Kẹo Việt Nam
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Phạm Nguyên Giai
- Một Số Biện Pháp Nhằm Hoàn Thiện Marketing Mix Của Công Ty Phạm Nguyên
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên - 8
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên - 9
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
- S4+O5,O6 Tạo dòng sản phẩm mới để phân khúc thị trường - S3+O4 Hướng tới khách hàng trong nước | ||
T (Threat) T1:Doanh nghiệp nhỏ tài chính yếu khó khăn trong cạnh tranh T2:Giá nguyên liệu có xu hướng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận T3:Đồng tiền Việt Nam giảm ảnh hưởng việc nhập khẩu nguyên liệu T4:Cơ sơ hạ tầng của đất nước còn yếu T5:Chênh lệch thu nhập thành thị và nông thôn T6:Sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài | ST - S2,S6,S8+T6 Đưa ra sản phẩm mới - S4,S5+T6 Điều chỉnh kênh phân phối - S7+T4 Khắc phục tình trạng vận chuyển hàng - S9+T2 Tiết kiệm chi phí đầu vào | WO - O2,O5+W5 Thay đổi phương pháp định giá - O1+W2 Nổ lực học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài |
3.2.1. Cải tiến chất lượng sản phẩm
Sản phẩm có vị trí, vai trò rất quan trọng. Chỉ khi hình thành được chiến lược sản phẩm tốt thì Phạm Nguyên mới phát huy được hết nguồn lực của mình và phát triển bền vững.
Vì những sản phẩm đang bán trên thị trường đã tồn tại thời gian quá lâu nhưng chưa có sự cải tiến mới mẻ nào do đó để không gây nên sự nhàm chán đối với người tiêu dùng nên tiến hành thay đổi bao bì, quy cách sản phẩm
Choco P&N
Đối với sản phẩm Choco P&N – đây là sản phẩm có thâm niên lâu nhất tại công ty, nhưng đối tượng khách hàng chủ yếu là trẻ em vì vậy cần thay đổi mẫu mã bao bì sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng
Vì bánh Sosof và Choco P&n đều cùng một hương vị chỉ khác bao bì cho nên để tiết kiệm chi phí nên bỏ bớt nhãn hàng Sosof
Choco P&N được sản xuất dưới quy cách là
bánh túi giúp người tiêu dùng tiện lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển vừa có giá phải chăng nên hiện nay trên thị trường rất nhiều khách hàng ưa chuộng loại quy cách bánh túi này. Tuy nhiên, tồn tại song song với bánh túi là bánh hộp Choco P&N, gây nhiều tốn kém chi phí do đó phải cắt giảm quy cách bánh hộp này.
Solo:
Đối với hàng bánh Solo cũng tương tự như Choco P&N , nên cắt giảm quy cách hộp và quy cách khay loại 384gr vì tốn kém chi phí và vừa không bán chạy trên thị trường.
Nhằm mục đích tăng doanh số ban, Phạm Nguyên không chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có trên thị trường mà cần phải đầu tư sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới
Hiện nay, bánh Phạm Nguyên trên thị trường chỉ ở mức bình dân do đó cần phải tạo ra sản phẩm mới ở phân phúc cao cấp, khác biệt với đối thủ cạnh tranh: cần đầu tư về bánh phủ chocolate để cạnh tranh với Orion, đầu tư về bánh mì để cạnh tranh với Scotty của Kinh Đô.
Sản phẩm Phạm Nguyên quá nhiều mùi và mẫu mã do đó cần chắt lọc bớt những dòng sản phẩm nào không mang lại doanh thu cho công ty. Chẳng hạn như: Phaner Pie có nhiều mùi: Vani, coffee, dâu rừng…gây cho người tiêu dùng bối rối trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Vì vậy, cần lọc bỏ bớt những dòng sản phẩm đó và thống nhất lại một dòng duy nhất để đảm bảo doanh thu được tăng cao.
Bánh Cookies và Trung thu:
Ngoài ra, Trung Thu và Tết là những mùa vụ mang lại doanh thu cao cho Phạm Nguyên do đó, tận dụng cơ hội này Phạm Nguyên nên đưa ra những dòng sản phẩm mùa vụ độc đáo, khác biệt nhằm thu hút lượng lớn khách hàng tiêu thụ. Với những thiết kế bao bì sang trọng, chất lượng sản phẩm ngon sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy họ mua sản phẩm xứng với những gì họ bỏ ra.
Cụ thể như:
Đối với Trung Thu: thay vì sản xuất ra các loại bánh Trung Thu nướng như những công ty đối thủ khác, Phạm Nguyên nên đưa ra loại bánh Trung Thu rau câu vừa độc đáo vừa giúp người tiêu dùng thay đổi khẩu vị trong mùa này
Đối với bánh tết: Bên cạnh những dòng bánh Cookies thường sản xuất Phạm Nguyên nên bổ sung thêm loại bánh Cookies cao cấp, với hương vị ngon hơn, bao bì đẹp mắt.
Kẹo
Hiện nay, kẹo phủ chocolate của Phạm Nguyên đang chiếm ưu thế trên thị trường tuy nhiên trong mùa Valentine nhu cầu mua chocolate để tặng người yêu, bạn bè tăng mạnh do đó, Phạm Nguyên nên đưa ra thêm dòng sản phẩm Chocolate với bao bì độc đáo để mang hương vị ngọt ngào đến người tiêu dùng
3.2.2. Thay đổi phương pháp định giá
Với phương pháp định giá như hiện nay, Phạm Nguyên sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc tăng doanh số và kiểm soát chi phí. Vì vậy, cần phải xác định lại phương pháp định giá để có thể kiểm soát chi phí kinh doanh một cách tốt nhất
Cần áp dụng phương pháp định giá theo người mua. Chủ yếu xem sự cảm nhận về giá trị của khách hàng chứ không phải chi phí của người bán là chìa khoá để định giá.
Kết hợp với chiến lược sản phẩm mà đưa ra phương pháp định giá cho phù
hợp:
Những sản phẩm mang tình mùa vụ như Cookie (Tết), Trung thu (Trung thu) có bao bì độc đáo, sang trọng và thu hút khách hàng thì giá đưa ra cũng phải
phù hợp với cảm nhận của Khách hàng để họ thấy rằng số tiền họ bỏ ra đề
mua sản phẩm đó là hợp lý.
Tuy nhiên, bên cạnh đó để nắm bắt được rõ thông tin của đối thủ cạnh tranh và xác định được mức giá của công ty đang ở vị trí nào trên thị trường đòi hỏi nhân viên Marketing phải thường xuyên đi tìm hiểu về giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để đưa ra những mức giá phù hợp với Công ty sau đó cung cấp cho bộ phận kế toán tính chi phí lợi nhuận từ mức giá này mang lại.
Bảng giá 4 khu vực gây nên nhiều khó khăn cho thị trường cũng như cho nhân viên công ty trong việc xác định giá trong việc tính chi phí và giá bán vì vậy cần thống nhất bảng giá theo 2 khu vực chính
Cụ thể:
Giá sẽ được tính theo 2 khu vực thương mại 1 và khu vực thương mại 2. Trong đó: Khu vực thương mại 1 bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở vào các tỉnh Miền Nam và khu vực thương mại 2 bao gồm các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Miền Bắc. Giá khu vực thương mại 2 sẽ cao hơn giá khu vực thương mại 1 khoảng 10% vì bao gồm chi phí vận chuyển. Ngoài ra , giá kênh siêu thị vẫn sẽ được tính riêng nhưng vẫn cao hơn các khu vực khác từ 20 – 25%.
Cách tính giá bao gồm giá bán lẻ và giá NPP, trong đó giá NPP sẽ được tính chiết khấu 7% dựa trên giá bán lẻ.
Vì giá nguyên vật liệu như bột mì, đường để sản xuất bánh ngày càng tăng cao do đó việc tăng giá các thành phẩm là yếu tố cần thiết để duy trì vốn và đảm bảo việc kinh doanh của công ty không bị thua lỗ.
Nên tăng giá một số sản phẩm để giúp cải thiện lãi gộp cho công ty.
Nếu như sản phẩm túi xá Choco P&N bao bì hiện nay có lãi gộp chỉ đến 18%, trong khi đó khi thực hiện các chương trình khuyến mãi cho điểm lẻ và NPP thì tỷ lệ khuyến mãi đã chiếm đến 10% vì vậy lãi gộp 18% của sản phẩm này khiến công ty gặp nhiều thua lỗ vì vậy cần tăng giá cho sản phẩm này từ 10 – 20% để cải thiện doanh thu.
Bên cạnh đó một số sản phẩm khác cũng cần tăng giá để đảm bảo lãi gộp đạt mức an toàn là: Solo, Phaner Pie, Limo…
Các sản phẩm khác như kẹo chocolate 8gr, 18gr và bánh bi 350gr vì là sản phẩm vốn có lãi gộp ổn định (>28%) và công ty không mất nhiều chi phí để thực hiện khuyến mãi nên giữ nguyên giá.
Bảng giá đề xuất cụ thể như sau:
Giá bán lẻ
Bảng 3.1. Bảng giá bán lẻ đề xuất
Đơn vị: Đồng
QUY CÁCH | NPP KÊNH KHU VỰC TM 1 | NPP KÊNH KHU VỰC TM 2 | |
có VAT | có VAT | ||
PIE | |||
Non - Choco | |||
Solo Khay 336g | 14g x 24 cái x 12 khay | 332,000 | 344,000 |
Total Khay | |||
Solo túi 168g | 14g x 12 cái x 24 túi | 331,200 | 343,200 |
Total túi | |||
Solo hộp 240g | 20g x 12 cái x 12 hộp | 259,200 | 271,200 |
20g x 6 cái x 24 hộp | 266,400 | 278,400 | |
Choco Pie | |||
Phaner Pie 336g | 28g x 12 cái x 8 hộp | 212,000 | 216,000 |
Phaner Pie 168g | 28g x 6 cái x 16 hộp | 216,000 | 224,000 |
Bon Choco 156g | 26g x 6 cái x 16 hộp | 276,480 | 286,480 |
Bon Choco 260g | 26g x 10 cái x 8 hộp | 220,160 | 230,160 |
Total hộp | |||
Choco P&N 432g | 18g x 24 cái x 12 khay | 390,000 | 401,000 |
Phaner Pie 720g | 30g x 2 cái x 12 hộp x 4 khay | 280,000 | 292,000 |
Total khay | |||
Choco P&N 216g - Mới | 18g x 12 cái x 24 túi | 371,000 | 382,000 |
Sosof 216g | 18g x 12 cái x 24 túi | 371,000 | 382,000 |
Choco P&N 216g - cũ | 18g x 12 cái x 24 túi | 371,000 | 382,000 |
Salty Cracker | |||
Limo 100g(mè đen) | 100g x 32 gói | 256,000 | 266,000 |
Limo 100g(mè dừa) | 100g x 32 gói | 256,000 | 266,000 |
Limo 160g( mè đen) | 20g x 8 cái x 16 hộp | 256,000 | 266,000 |
Limo 160g( mè dừa) | 20g x 8 cái x 16 hộp | 256,000 | 266,000 |
Limo 320g(mè đen) | 20g x 16 cái x 8 hộp | 240,000 | 250,000 |
Limo 320g(mè dừa) | 20g x 16 cái x 8 hộp | 240,000 | 250,000 |
Total Limo | |||
Bánh Oscar thường 200g | 25g x 8 gói x 16 hộp | 217,000 | 225,000 |
Bánh Oscar điều 200g | 25g x 8 gói x 16 hộp | 217,000 | 225,000 |
Bánh Oscar mè 200g | 25g x 8 gói x 16 hộp | 217,000 | 225,000 |
Bánh Oscar rau 200g | 25g x 8 gói x 16 hộp | 217,000 | 225,000 |