Quá Trình Phát Triển Và Đặc Điểm Của Ngành Bánh Kẹo Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay ít nhiều làm ảnh hưởng đến thị trường bánh kẹo của Việt Nam nói chung và bánh kẹo Phạm Nguyên nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu cách thức xâm nhập thị trường; nghiên cứu các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp như: Các thông tin về kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, xã hội, luật pháp, công nghệ; nghiên cứu tình hình nội bộ công ty; sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho việc xây dựng nên các chiến lược Marketing Mix quan trọng cho công ty. Để có thể đưa ra được nhũng chiến lược hiệu quả nhất tình hình trước mắt ta phải nắm được thực trang Marketing Mix trong giai đoạn vừa qua của công ty cổ phần bánh kẹo Phạm Nguyên. Điều này sẽ được làm rõ và cũng chính là nội dung quan trọng của chương 2.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO PHẠM NGUYÊN

2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH BÁNH KẸO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

2.1.1. Quá trình phát triển và đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt Nam


Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên - 4

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7673 tỷ đồng1, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả chocolate) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10%.

Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:


Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.

Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.

Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất


bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ chocolate (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…

Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1- 1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng về doanh số bán hàng ngành bánh kẹo



Nguồn: BMI report


2.1.2. Môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo Việt Nam


Hiện nay, với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh Đô (bao gồm cả Kinh Đô miền Nam và Kinh Đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm


2.2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHẠM NGUYÊN


2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Tên gọi Công ty: Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên


Tên giao dịch đối ngoại: PHAM NGUYEN CONFECTIONERY CORPORATION


Địa chỉ: 613 Trần Đại Nghĩa, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân


Điện thoại: (84.8) 38771293 - 38771361


Website www phamnguyenfoods vn Logo Khởi đầu của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm 1

Website: www.phamnguyenfoods.vn


Logo :


Khởi đầu của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên là một cơ sở sản xuất nhỏ được thành lập năm 1990 và cũng từ đây sản phẩm bánh kẹo Phạm Nguyên có mặt trên thị trường cả nước.

Để đáp ứng với quy mô ngày càng phát triển, tháng 7 năm 2000 cơ sở Phạm Nguyên chuyển đổi thành Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Bánh Kẹo Phạm Nguyên có vốn điều lệ là 2.5 tỷ đồng. Năm 2003 đã tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng. Đến tháng 7 năm 2007 đã chuyển đổi từ công ty TNHH chế biến thực phẩm & bánh kẹo Phạm Nguyên thành Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên, với vốn điều lệ tăng đến 21 tỷ VNĐ và đến ngày 23/12 năm 2009 vốn điều lệ công ty đã tăng lên 75 tỷ đồng. Để quảng bá cho thương hiệu sản phẩm Công ty, Công ty đã tham gia nhiều hội chợ trong và ngoài nước, có những sản phẩm được tặng huy chương. Đặc biệt năm 2003 các sản phẩm của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên được người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức, năm 2005 được nhận “ Cúp Vàng thương hiệu Việt” do hội sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp. Ngoài ra, Công ty còn tham gia tài trợ các chương trình “ Vượt lên chính mình”, “ Ca nhạc”..

Phương châm hoạt động của công ty là “ An toàn vệ sinh – Chất lượng – Giá cả phải chăng” trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh cho nên phương hướng sắp tới của Công ty là đa dạng hoá về chủng loại và mẫu mã, nâng cao hơn về chất lượng sản phẩm. Luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng – vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và


thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng.


Về cơ sở vật chất hạ tầng:


Công ty Cổ phần Bánh kẹo Phạm Nguyên có 2 Nhà máy, trong đó Nhà máy và Văn phòng trụ sở toạ lạc tại địa chỉ 613 Trần Đại Nghĩa, P.Tân Tạo A, Q. Bình Tân với tổng diện tích 12.000m2. Nhà máy chi nhánh II Long An toạ lạc tại địa chỉ 126A ấp 2 , X. Hữu Thạnh, H. Đức Hoà, Tỉnh Long An với tổng diện tích 28.000 m2. Hiện tại Công ty có 3 khối hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: Khối kinh Doanh, Khối Sản Xuất, Khối Hỗ trợ và 17 phòng ban chi nhánh.

2.2.2. Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi


2.2.2.1. Tầm nhìn


“ Là một trong những Công ty bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. Được biết đến với sự cải tiến liên tục, phát triển bền vững và chất lượng ổn định cùng tính nhân văn trong văn hoá doanh nghiệp.”

2.2.2.2. Sứ mệnh


Cam kết luôn mang đến cho Khách Hàng, Người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Luôn cải tiến và phát triển công nghệ mới nhằm mang lại cho Người tiêu dùng những sản phẩm đạt chất lượng với mức giá phù hợp

Giữ gìn và bảo vệ môi trường làm việc cũng như môi trường sống. Lấy công nghệ xanh – sạch làm tiêu chí phát triển.

2.2.2.3 Giá trị cốt lõi của Phạm Nguyên


- Tính nhân văn trong văn hoá ứng xử


- Say mê trong nghiên cứu và sáng tạo


- Thấu hiểu và tìm giải pháp phục vụ khách hàng


- Uy tín là tiền đề vững chắc cho tất cả các giao dịch kinh doanh.


- Luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sức khoẻ con người và môi trường


2.2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng phòng ban:


2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức:


Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên


HOÄI ÑOÀNG QUAÛN TRÒ

TOÅNG GIAÙM ÑOÁC

P. TGÑ KINH

HOÄI ÑOÀNG QUANÛ TRÒ

GÑ TAØI CHÍNH

P. TGÑ S.XUAÁT

TOÅNG GIAÙM ÑOÁC

P. NSÖÏ

P . THU MUA

P. KINH DOANH

P. KTTC

P. KEÁ HOAÏCH

P.

R&D

P. HC

P. KTQT

P. QLCL

P.MARK ETING

P. THIEÁT KEÁ

P. CS


(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty)


2.2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban Công ty


2.2.3.2.1. Hội đồng quản trị


Hội đồng quản trị (HĐQT) là cấp thẩm quyền cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông (ĐHCĐ), có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ, hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 3 thành viên.

2.2.3.2.2. Ban Tổng giám đốc:


Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và những kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị và Đại Hội đồng cổ đông thông qua.

2.2.3.2.3. Phòng Kinh doanh:


Đóng vai trò chính yếu trong công ty về hiệu quả trong kinh doanh, về chiếnlược thương hiệu dài hạn, về phong cách phục vụ khách hàng tốt nhất.

Đề xuất và tham mưu cho Ban TGĐ những chiến lược dài hạn về thương hiệu, sản phẩm cùng những chiến thuật để hoàn thành các chỉ tiêu ngắn hạn và trung hạn.

2.2.3.2.4. Phòng Marketing – Chiến lược thị trường


Nghiên cứu báo cáo nhu cầu thị trường, nghiên cứu và đề xuất các phân khúc của thị trường.

Điều tra tổng hợp, dự báo nhu cầu thị trường trên từng đối tượng khách hàng, khu vực; phân tích các đặc điểm nhu cầu và thị hiếu theo chủng loại sản phẩm; các yếu tố tác động đến thị hiếu sử dụng sản phẩm trên từng đại lý, khu vực.

2.2.3.2.5. Phòng Thiết kế


Phối hợp với Phòng Marketing lên layout về mẫu mã, bao bì của sản phẩm và thiết kế hình ảnh của nhãn hàng

Phối hợp với Agency và phòng Marketing trong việc xây dựng nhận diện thương thương hiệu của công ty

Thiết kế Poster, băng rôn cho các chương trình cũng như trong việc quảng bá một số hình ảnh của công ty tại các sự kiện lớn.


2.2.3.2.6. Phòng Hành chính – Nhân sự


Tổ chức Nhân sự:


Nghiên cứu, tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy nhân sự và tuyển chọn, điều chuyển, bố trí nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.

Tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động liên quan chính sách và thủ tục về lao động, tiền lương cũng như các chế độ, chính sách đối với người lao động và người sử dụng lao động trong toàn Công ty.

Hành chánh văn phòng:


Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động hành chánh của Công ty; tham gia hướng dẫn soạn thảo các văn bản hành chánh, văn phòng và các dịch vụ văn phòng chung của Công ty.

Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường của Công ty. Sắp xếp, bố trí và lên lịch làm việc cho Tổng Giám đốc.

Bảo đảm hiệu lệnh giờ giấc và theo dõi đôn đốc toàn Công ty thực hiện đúng thời gian lao động đã qui định.

Công tác quản trị:


Thực hiện công tác phục vụ liên quan đến hoạt động nội bộ Công ty, hoạt động hàng ngày của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các phòng nghiệp vụ.

Quản lý việc sử dụng và thực hiện việc bảo trì, sửa chữa nhỏ các cơ sở nhà xưởng, các phương tiện xe, máy, trang thiết bị điện, nước, điện thoại.

2.2.3.2.7. Phòng Tài chính Kế toán


Hạch toán kế toán:


Tổ chức công tác kế toán và hệ thống kế toán với các phần hành kế toán phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty. Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các kế toán viên của Công ty.

Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soát các đơn vị hạch toán báo sổ chấp hành các quy định về tài chính kế toán của Công ty.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024