Một số biện pháp giúp học sinh các lớp đầu cấp tiểu học sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học - 15



+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi 3 xe chở được bao nhiêu viên gạch)

GV yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc thầm nội dung bài toán. Sau đó 1 vài HS đọc to nội dung bài toán.

Bước 2: Viết lại nội dung toán học vừa đọc

GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân viết lại nội dung bài toán mà HS vừa đọc. Chẳng hạn “Có 8520 viên gạch được xếp đều vào 4 xe. Hỏi 3 xe chở được bao nhiêu viên gạch?”

GV yêu cầu một vài HS đọc to bài toán vừa viết. HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 3: Viết phác họa các bước giải quyết vấn đề và trình bày bài giải

HS thảo luận cặp đôi để tìm ra các bước cần thực hiện khi tiến hành giải bài toán. HS phải xác định được đây là bài toán liên quan đến rút về đơn vị nên khi trình bày bài giải cần thực hiện như sau:

+ Tìm số viên gạch 1 xe chở được, thực hiện phép chia.

+ Tìm số viên gạch ba xe chở được, thực hiện phép nhân.

GV yêu cầu HS trình bày bài làm vào vở và 1 HS lên bảng trình bày. Bài làm được trình bày như sau:

Bài giải

Số viên gạch 1 xe chở được là: 8520 : 4 = 2130 (viên)

Số viên gạch 3 xe chở được là: 2130 3 = 6390 (viên)

Đáp số: 6390 viên gạch.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá bài giải

GV tổ chức cho HS nhận xét bài làm trên bảng của HS về cách trình bày câu lời giải, phép tính và kết quả thực hiện phép tính, đáp số. Sau khi nhận xét bài làm của HS trên bảng, GV đặt câu hỏi: Em nào có cách làm khác không? Có thể sẽ có HS trình bày bài làm bằng một phép tính gộp như sau:

Ba xe chở được số viên gạch là: 8520 : 4 3 = 6390 (viên)

Đáp số: 6390 viên gạch.



Tuy nhiên cách làm này đúng nhưng trong chương trình không yêu cầu HS thực hiện theo cách này.

Ví dụ 2: Phát triển kĩ năng đọc -viết cho HS khi giải bài tập “Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán, rồi giải bài toán đó”(Toán 1, trang 152)

Bước 1 Đọc hiểu nội dung toán học GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và đặt 1


Bước 1: Đọc hiểu nội dung toán học

GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và đặt câu hỏi:

+ Bức tranh vẽ gì? (Bức tranh vẽ các con thỏ)

+ Trong tranh có bao nhiêu con thỏ? (trong tranh có 8 con thỏ)

+ Có mấy con thỏ đang đi? (có 3 con thỏ đang đi ra)

+ Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết lúc đầu có 8 con thỏ đang chơi, có 3 con thỏ đi ra)

+ Bài toán hỏi gì? (Bài toán hỏi còn lại bao nhiêu con thỏ).

GV yêu cầu HS nêu nội dung bài toán. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã ghi lại được nội dung bài toán HS nêu như sau:

“Trong vườn có 8 con thỏ, có 3 con chạy đi chỗ khác. Hỏi số thỏ còn bao nhiêu con?”

“Trong vườn có 8 con thỏ, 3 con bỏ đi. Hỏi còn mấy con thỏ?”

“Lúc đầu có 8 con thỏ, sau đó 3 con thỏ chạy đi. Hỏi còn lại mấy con thỏ?” “Trong sân có 8 con thỏ, 3 con chạy đi. Hỏi còn bao nhiêu con ở lại?” Bước 2: Viết lại nội dung toán học vừa đọc

Ở bước này đối với HS lớp 1 không yêu cầu HS viết lại đầy đủ nội dung toán học vừa đọc thành một bài toán hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu HS viết lại tóm tắt nội dung toán học vừa đọc. Hơn nữa HS mới làm quen với bài toán có lời văn nên GV cần hướng dẫn HS ghi tóm tắt nội dung bài toán sao cho đầy đủ và ngắn gọn.



Tóm tắt: Có : 8 con thỏ

Chạy đi : 3 con thỏ Còn lại : … con thỏ?

Bước 3: Viết phác họa các bước giải quyết vấn đề và trình bày bài giải GV đặt câu hỏi giúp HS xác định được phương hướng giải quyết vấn đề.

+ Số con thỏ lúc đầu biết chưa? (biết rồi)

+ Có mấy con thỏ? (8 con thỏ)

+ Số con thỏ chạy đi biết chưa? (Biết rồi)

+ Có mấy con thỏ đi ra? (3 con thỏ đi ra)

+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi còn lại bao nhiêu con thỏ)

+ Muốn tìm số con thỏ còn lại ta thực hiện phép tính gì? (Phép tính trừ)

+ Từ nào giúp ta xác định phép tính? (đi ra)

Từ đó HS xác định được cách giải quyết vấn đề là thực hiện phép tính trừ.

GV tổ chức cho HS trình bày bài làm vào vở, 1 HS lên bảng trình bày. Bài làm của HS có thể như sau:

Bài giải


Bước 4 Nhận xét đánh giá bài giải GV tổ chức cho HS nhận xét bài làm của 2

Bước 4: Nhận xét, đánh giá bài giải

GV tổ chức cho HS nhận xét bài làm của bạn về cách viết câu lời giải, phép tính và đáp số. Đây là những bài đầu tiên HS được học về Giải toán có lời văn nên GV cần quan tâm đến việc viết câu lời giải của HS. GV có thể đặt câu hỏi: Em nào có câu lời giải khác không?. GV gọi 1 HS trả lời, sau đó 1 HS khác nhận xét và nêu câu lời giải của mình.

Ví dụ 3: Phát triển kĩ năng đọc - viết cho HS khi giải bài tập “Nêu bài toán rồi giải bài toán theo tóm tắt sau:” (Toán 3, trang 156).

Bước 1 Đọc và hiểu nội dung toán học GV tổ chức cho HS quan sát sơ đồ đọc 3



Bước 1: Đọc và hiểu nội dung toán học

- GV tổ chức cho HS quan sát sơ đồ, đọc thầm nội dung toán học mà sơ đồ chuyển tải. Khi quan sát thì hình ảnh sơ đồ được chuyển vào trong đầu và HS phải hiểu số cân nặng của con được biểu thị bằng 1 đoạn thẳng, cân nặng của mẹ bằng ba đoạn thẳng của con nên số cân nặng của mẹ gấp 3 lần số cân nặng của con. Từ đó HS đọc được toàn bộ nội dung bài toán.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài toán.

Bước 2: Viết lại nội dung toán học vừa đọc

GV tổ chức cho HS viết lại nội dung bài toán một cách đầy đủ theo đúng cấu trúc của bài toán có lời văn. Chẳng hạn “Con cân nặng 17kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?”

HS làm việc cá nhân sau đó GV yêu cầu một vài HS đọc lại nội dung vừa viết, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần)

Bước 3: Viết phác họa các bước giải quyết vấn đề và trình bày bài giải

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ (3- 4 HS) để tìm ra cách giải bài toán. Sau khi đưa ra được kế hoạch giải bài toán thì các thành viên trong nhóm viết phác họa các bước thực hiện vào vở nháp.

+ Tính cân nặng của mẹ bằng cách thực hiện phép tính nhân.

+ Tính cân nặng của 2 mẹ con bằng cách thực hiện phép tính cộng.

Sau đó GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân đảm bảo viết câu lời giải ngắn gọn, đủ ý, hình thành và thực hiện phép tính một cách chính xác, ghi đúng đáp số, đơn vị của bài toán. HS có thể trình bày bài làm như sau:

Bài giải:

Mẹ cân nặng số ki-lô-gam là: 17 3 = 51 (kg)

Cả hai mẹ con cân nặng là: 17 + 51 = 68 (kg)

Đáp số: 68kg.



Bước 4: Nhận xét, đánh giá bài giải

Với HS lớp 3 thì GV có thể cho 2 HS ngồi cạnh nhau tự nhận xét, đánh giá bài làm cho nhau, sau đó GV yêu cầu một số cặp đôi báo cáo kết quả. Với những HS làm bài chưa đúng thì GV đặt câu hỏi giúp HS nhận ra lỗi sai và sửa lại cho đúng.

Đối với HS khá, giỏi có thể tìm ra cách giải khác cho bài toán. Nhìn hình vẽ HS có thể tìm số phần bằng nhau (1 + 3 = 4 (phần)), sau đó tính số cân nặng của cả hai mẹ con bằng cách thực hiện phép nhân (17 4 = 68 (kg)).

Ví dụ 4: Phát triển kĩ năng đọc -viết cho HS khi giải bài tập “Tính chu vi hình tam giác bên”(Toán 2, trang 180)

Bước 1: Đọc hiểu nội dung toán học

3cm

5cm

6cm

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để quan sát hình vẽ và đọc nội dung toán học thể hiện trên hình vẽ.

GV đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu nội dung toán học thể hiện qua hình vẽ của HS. Chẳng hạn các câu hỏi có thể là:

+ Độ dài các cạnh của hình tam giác biết chưa? (biết rồi)

+ Độ dài các cạnh của hình tam giác bằng bao nhiêu? (3cm, 5cm, 6cm)

Sau đó GV yêu cầu HS nhìn hình vẽ đọc to nội dung toán học thể hiện trên hình. Nội dung toán học mà hình vẽ thể hiện: Cho hình tam giác có độ dài các cạnh là 3cm, 5cm, 6cm.

GV tiếp tục cho HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành kết hợp yêu cầu của bài tập với nội dung toán học vừa đọc để tạo thành một bài toán hoàn chỉnh. Sau đó đọc to nội dung bài toán “Tính chu vi hình tam giác biết độ dài các cạnh là 3cm, 5cm, 6cm”.

Bước 2: Viết lại nội dung toán học vừa đọc

GV tổ chức cho HS viết lại nội dung toán học vừa đọc vào vở, chẳng hạn “Tính chu vi hình tam giác biết độ dài các cạnh là 3cm, 5cm, 6cm”. GV yêu cầu một vài HS đọc lại nội dung vừa viết trước lớp. GV nhận xét cách viết của HS.



Bước 3: Viết phác họa các bước giải quyết vấn đề và trình bày bài giải

GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác và vận dụng vào giải bài toán. Với HS khá giỏi thì có thể viết được ngay cách giải quyết vấn đề và trình bày bài giải nhưng với HS trung bình, yếu thì GV có thể đặt câu hỏi gợi mở như sau:

+ Độ dài ba cạnh của hình tam giác biết chưa? (biết rồi)

+ Độ dài ba cạnh có cùng đơn vị đo không? (có)

+ Muốn tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là 3cm, 5cm, 6cm ta làm thế nào? (Lấy 3cm + 5cm + 6cm)

GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.

Bài giải:

Chu vi hình tam giác là: 3 + 5 + 6 = 14 (cm)

Đáp số: 14cm.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá bài giải

GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài làm của bạn. GV có thể chấm điểm cho HS sau đó nhận xét chung về bài làm của HS trong lớp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương 2, luận án đề xuất được các mức độ sử dụng hiệu quả NNTH và xây dựng 3 nhóm biện pháp với mục đích cung cấp cho GV một công cụ giúp HS các lớp đầu cấp tiểu học sử dụng hiệu quả NNTH.

Thực hiện nhóm biện pháp 1 sẽ hình thành cho HS nền tảng kiến thức về NNTH một cách vững chắc, giúp HS hiểu và nắm vững kí hiệu và thuật ngữ toán học, ngữ nghĩa, cú pháp của NNTH. Kết quả thực hiện nhóm biện pháp 1 là HS sử dụng hiệu quả NNTH ở dạng đơn giản, nói cách khác HS sử dụng NNTH đạt mức độ 1.

Nhóm biện pháp 2 được dùng để tập luyện cho HS sử dụng NNTH trong dạy học hình thành khái niệm, dạy học quy tắc và phương pháp, dạy học giải toán (Giải toán có lời văn). Kết quả thực hiện nhóm biện pháp 2 sẽ giúp HS sử dụng chính xác kí hiệu, thuật ngữ toán học ở dạng phức và sử dụng kí hiệu toán học ghi lại đúng nội dung toán học chuyển tải qua hình ảnh, hình vẽ (mức độ 2).

Nhóm biện pháp 3 được dùng để phát triển kĩ năng giao tiếp bằng NNTH cho HS. Kết quả thực hiện nhóm biện pháp 3 giúp HS đọc và hiểu chính xác nội dung toán học trình bày bằng ngôn ngữ viết hoặc sơ đồ, hình vẽ; sử dụng NNTH để diễn đạt (nói và viết) đúng, chính xác khi giải quyết vấn đề toán học. Thực hiện tốt nhóm biện pháp 3 sẽ giúp HS sử dụng hiệu quả NNTH đạt mức độ 3.

Như vậy, chương 2 đã đề xuất được các nhóm biện pháp giải quyết được các vấn đề đặt ra ở chương 1. Tuy nhiên một vấn đề khác lại được đặt ra và cần phải giải quyết: Các biện pháp đề xuất ở chương 2 có khả thi không? Có phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường Tiểu học hay không? Để giải quyết vấn đề này thì cần phải tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.


Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận án qua thực tiễn dạy học. Xem xét tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp sư phạm đã đề xuất.

3.2. Thời gian thực nghiệm

Vòng 1: Từ 30/ 1/2012 đến 15/5/2012 Vòng 2: Từ 21/01/2013 đến 15/3/2013.

3.3. Đối tượng thực nghiệm

Luận án được tiến hành thực nghiệm tại Trường Tiểu học Chiến Thắng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có mặt bằng kiến thức tương đối đồng đều, kết quả học tập tương đương nhau. Các GV tham gia giảng dạy ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng đều có trình độ Đại học, đã đứng lớp lâu năm và nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

Các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng khi thực nghiệm sư phạm vòng 1:



Lớp

Số học sinh

Họ và tên giáo viên


Lớp thực nghiệm

1A

36

Mông Thị Hạnh

2A

36

Nguyễn Thị Nhung

3A

35

Chu Kim Tuyến


Lớp đối chứng

1B

35

Bùi Thị Thúy

2B

36

Vũ Thị Thành

3B

33

Huỳnh Thị Quỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Một số biện pháp giúp học sinh các lớp đầu cấp tiểu học sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học - 15

Lớp thực nghiệm, lớp đối chứng khi thực nghiệm sư phạm vòng 2:



Lớp

Số học sinh

Họ và tên giáo viên

Lớp thực nghiệm

2A

36

Nguyễn Thị Nhung

3B

36

Chu Kim Tuyến

Lớp đối chứng

2B

35

Vũ Thị Thành

3D

33

Huỳnh Thị Quỳ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023