3.4. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nên chúng tôi không lựa chọn nội dung dạy học cụ thể một mạch kiến thức nào mà đã tiến hành theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian thực nghiệm.
Bộ công cụ thực nghiệm bao gồm: giáo án thực nghiệm, biên bản ghi lại giờ dạy thực nghiệm, phiếu học tập, … Giáo án thực nghiệm được trình bày trong Phụ lục 3, biên bản giờ dạy ở Phụ lục 4.
Sau đây luận án minh họa một giáo án thực nghiệm.
Tiết 82. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
(Toán 1 - trang 117)
I. MỤC TIÊU Qua bài học HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- HS bước đầu làm quen và hình thành các bước giải bài toán có lời văn.
- Rèn luyện cho HS khả năng sử dụng NNTH trong dạy học giải bài toán có lời văn.
- Hình thành cho HS các viết câu lời giải đúng, ngắn gọn, đủ ý.
- Tập luyện cho HS hình thành phép tính và thực hiện phép tính đúng.
2. Kĩ năng
- HS bước đầu tự giải và giải đúng bài toán có lời văn.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài giải cho HS.
3. Thái độ
HS có thái độ yêu thích môn học, tích cực tham gia xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Tranh minh họa kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và trò chơi.
- Bảng phụ có ghi phần tóm tắt và bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động của học sinh | |
HĐ 1. Tổ chức cho HS lĩnh hội cách giải bài toán có lời văn và cách trình bày bài giải. HĐTP 1. Giới thiệu cách giải bài toán - GV treo bức tranh có ghi đề bài toán. GV nêu bài toán. - Gọi HS đọc lại đề bài toán. GV đặt câu hỏi: - Bài toán cho biết gì? - Lúc đầu nhà An có mấy con gà? GV gạch chân cụm từ “có 5 con gà” Mẹ mua thêm mấy con gà? GV gạch chân cụm từ “thêm 4 con gà” - Bài toán hỏi gì? GV gạch chân từ “tất cả”, “con gà” - GV hướng dẫn HS nhìn vào các từ gạch chân và ghi tóm tắt bài toán. GV yêu cầu HS nhìn vào tóm tắt và đọc đề bài toán. - Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào? - Dựa vào từ ngữ nào để biết là phải thực hiện phép tính cộng? - Vậy nhà An có tất cả mấy con gà? HĐTP2: Hướng dẫn HS trình bày bài giải. - Viết câu lời giải. GV hình thành cách viết câu lời giải. GV đưa ra ví dụ về câu lời giải. Yêu cầu HS đưa ra câu lời giải. GV viết các câu lời giải của HS lên bảng, GV | + Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. + Có 5 con gà + Mẹ mua thêm 4 con gà. + Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Thực hiện phép tính cộng: 5 + 4 Từ “thêm”, từ “tất cả” 9 con gà + Nhà An có tất cả số con gà là: + Số gà nhà An có tất cả là: + Nhà An có tất cả là: + Có tất cả số gà là: |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Biện Pháp 3: Phát Triển Kĩ Năng Giao Tiếp Bằng Nnth
- Một số biện pháp giúp học sinh các lớp đầu cấp tiểu học sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học - 14
- Một số biện pháp giúp học sinh các lớp đầu cấp tiểu học sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học - 15
- Tỷ Lệ Phần Trăm Kết Quả Thi Học Kỳ Ii Của Lớp 2A Và Lớp 2B
- Kết Quả Xử Lý Số Liệu Thống Kê Lớp 2A Và Lớp 2B
- Julie Ryan, Julian Williams (2007), Children’S Mathematics 4 - 15, Open
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Hoạt động của học sinh | |
nhận xét và hướng dẫn HS chọn câu lời giải ngắn gọn, đủ ý. - Viết phép tính Để biết nhà An có tất cả mấy con gà ta thực hiện phép tính gì? Nêu phép tính GV hướng dẫn HS viết phép tính bên dưới câu lời giải và thụt vào so với câu lời giải. GV hướng dẫn HS cách ghi đơn vị của bài toán. - Viết đáp số. GV hướng dẫn ghi đáp số của bài toán. Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà. - GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài giải. - GV chỉ vào từng phần của bài giải và đặt câu hỏi. + Trình bày bài giải bài toán có lời văn gồm mấy bước? + Bước 1 là gì? + Bước 2 là gì? + Bước 3 là gì? GV yêu cầu HS nhận xét. - GV treo bảng phụ có ghi các bước và yêu cầu HS đọc. HĐ 2. Thực hành luyện tập Bài 1. GV yêu cầu HS gạch chân câu trả lời của các câu hỏi sau: + An có mấy quả bóng? + Bình có mấy quả bóng? | + Phép tính cộng. 5 + 4 = 9 + 3 bước + Bước 1: Viết câu lời giải. + Bước 2: Viết phép tính. + Bước 3: Viết đáp số. An có 4 quả bóng Bình có 3 quả bóng Cả hai bạn có mấy quả bóng? |
Hoạt động của học sinh | |
+ Bài toán hỏi gì? GV yêu cầu HS nhìn vào từ gạch chân hoàn thiện tóm tắt và hình thành phép tính. GV gọi HS đọc tóm tắt và bài giải. Bài 2. GV yêu cầu HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để gạch chân các từ mang chức năng toán học. Các nhóm trình bày kết quả. GV tổ chức cho HS hoàn thành tóm tắt và bài trình bày bài giải. HĐ 3. Củng cố Trình bày bài giải của bài toán có lời văn gồm mấy bước? là những bước nào? HĐ 4. Dặn dò | Bài giải Cả hai bạn có: 4 + 3 = 7 (quả bóng) Đáp số: 7 quả bóng. Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tấtcả mấy bạn? Gồm 3 bước. + Bước 1: Viết câu lời giải. + Bước 2: Viết phép tính. + Bước 3: Viết đáp số. |
Dụng ý sư phạm của giáo án “Giải toán có lời văn”
Bài “Giải toán có lời văn” hình thành cho HS cách giải bài toán, cách trình bày một bài giải và góp phần phát triển ngôn ngữ nói chung, NNTH nói riêng.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy chúng tôi đã vận dụng các biện pháp đề xuất ở chương 2 để thực hiện trong giảng dạy. Sử dụng nhóm biện pháp 1 để hình thành cho HS thuật ngữ “bài toán”, “tóm tắt”, “bài giải”, “phép tính”, “đáp số”. Sử dụng biện pháp 3 của nhóm 2 để giúp HS sử dụng hiệu quả NNTH trong học tập mạch nội dung Giải toán có lời văn. Vận dụng linh hoạt nhóm biện pháp 3 để bước đầu phát triển kĩ năng giao tiếp bằng NNTH cho HS.
3.5. Cách tiến hành thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành trao đổi với GV về những lý luận cơ bản của NNTH và những biện pháp đề xuất. Sau đó chúng tôi tiến hành biên soạn mỗi lớp một bộ tài liệu thực nghiệm bao gồm giáo án và phiếu học tập. Trên cơ sở tài liệu này, GV tự thiết kế các giáo án thực nghiệm, phiếu học tập phục vụ cho mỗi tiết dạy khác nhau đảm bảo
được ý đồ thực nghiệm và tuân thủ Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán ở các lớp. Trong quá trình thực nghiệm, GV thường xuyên trao đổi với chúng tôi về nội dung và dụng ý sư phạm của các giáo án. Chúng tôi tiến hành dự giờ, ghi lại biên bản dự giờ và sau đó trao đổi, rút kinh nghiệm và trao đổi kế hoạch ở các tiết dạy tiếp theo.
Việc đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành như sau:
- Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thường xuyên theo dõi phiếu học tập, vở bài tập, điểm hàng ngày của HS thông qua sổ theo dõi và qua dự giờ, đánh giá của GV.
- NNTH có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HS. Do đó kết thúc thực nghiệm sư phạm vòng 1 chúng tôi chọn kết quả kiểm tra cuối học kì của HS để đánh giá sự tiến bộ của HS sau thực nghiệm. Kết quả kiểm tra học kì là một kênh thông tin phản ánh được phần nào kết quả thực nghiệm.
- Kết thúc thực nghiệm sư phạm vòng 2, HS thực hiện phiếu học tập do chúng tôi tiến hành biên soạn với mục đích đánh giá mức độ sử dụng NNTH của HS.
Quá trình đánh giá này sẽ cho chúng tôi thông tin về mức độ sử dụng NNTH của HS trong học tập sau khi tiến hành thực nghiệm. NNTH có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, do đó điểm số sau thực nghiệm sẽ là một kênh thông tin phản ánh mức độ sử dụng NNTH của HS.
3.6. Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
- Quan sát trong lớp học: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của HS về mức độ sử dụng NNTH trong học tập khi có quá trình thực nghiệm tác động.
- Phỏng vấn, trao đổi với GV giảng dạy thực nghiệm để tìm hiểu ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng NNTH của HS và ý kiến đánh về quá trình tác động của thực nghiệm.
- Nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu học tập, vở bài tập của HS trong quá trình thực nghiệm góp phần đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
- Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu sự thay đổi của một vài cá nhân HS trong quá trình thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê dùng để xử lí số liệu.
Sau khi có kết quả thực nghiệm chúng tôi tính điểm trung bình bằng công thức:
n
xi . fi
n
ci. fi
x i1 (1)
N
hoặc
x i1 (2)
N
Trong đó N là số học sinh, xi là điểm (thang điểm 10), fi là tần số các điểm mà HS đạt được, ci là phần tử đại diện của lớp thứ i.
- Phương sai được tính theo công thức
n
(xix )2. fi
s2 i1
s2
N 1
- Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:
s .
- Sử dụng phép thử t- student để xem xét tính hiệu quả của thực nghiệm sư
phạm, ta có kết quả 𝑡 = 𝑥
𝑆𝑇𝑁
, tra bảng phân phối t - student, nếu 𝑡 > 𝑡𝛼 chứng tỏ
thực nghiệm có hiệu quả.
- Kiểm định phương sai và giả thiết H0.
Kiểm định phương sai bằng giả thiết E0: “Sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là không có ý nghĩa” với đại lượng
𝑆2
𝐹 =
𝑇𝑁 .
𝑆2
Đ𝐶
+ Nếu 𝐹 < 𝐹𝛼 , khẳng định phương sai như nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết
H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phương sai như nhau” bằng công thức
t xTN xDC
(NTN 1)S 2 (N 1).S 2
TN
DC
DC
NTN NDC 2
với s = .
s.
1
NTN NDC
1
+ Nếu 𝐹 > 𝐹𝛼 , khẳng định phương sai khác nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với
S2
2
TN DC
nTN nDC
S
phương sai như nhau” theo công thức t
xTN
xDC .
3.7. Kết quả thực nghiệm
3.7.1. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1
3.7.1.1. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Để phân tích về mặt định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi tiến hành xem xét, đánh giá kết quả thi học kỳ II theo từng khối.
*) Phân tích kết quả thi học kỳ lớp 1A và 1B
Kết quả thi kết thúc học kỳ II của lớp 1A và 1B thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả thi học kỳ của lớp 1A và lớp 1B
Tổng số HS | Điểm 6 | Điểm 7 | Điểm 8 | Điểm 9 | Điểm 10 | Điểm TB | |
fi (TN) | 36 | 0 | 5 | 7 | 10 | 14 | 8,92 |
fi (ĐC) | 35 | 3 | 6 | 8 | 9 | 9 | 8,43 |
Kết quả thi học kỳ của hai lớp theo tỷ lệ phần trăm được thể hiện trong biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phần trăm kết quả thi học kỳ II của lớp 1A và lớp 1B
Điểm 6
Điểm 0,0%
10
38,9%
Lớp 1A Điểm
7
13,9% Điểm
8
19,4%
Điểm 9
27,8%
Điểm 10
25,7%
Lớp 1B Điểm
6
8,6%
Điểm 7
17,1%
Điểm 9
25,7%
Điểm 8
22,9%
Từ kết quả trên cho thấy điểm thi học kỳ II của lớp 1A cao hơn lớp 1B. Tỷ lệ HS đạt điểm 6 (điểm trung bình) của lớp 1B là 8,6%, trong khi đó lớp 1A không có HS đạt điểm 6. Điều này bước đầu cho chúng ta kết luận về kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Để góp phần khẳng định chất lượng của đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê. Kết quả xử lý số liệu thống kê thu được trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả xử lý số liệu thống kê lớp 1A và lớp 1B
Lớp 1A (Lớp thực nghiệm) | Lớp 1B (Lớp đối chứng) | |||
Tần số xuất hiện | Tổng điểm | Tần số xuất hiện | Tổng điểm | |
6 | 0 | 0 | 3 | 18 |
7 | 5 | 35 | 6 | 42 |
8 | 7 | 56 | 8 | 64 |
9 | 10 | 90 | 9 | 81 |
10 | 14 | 140 | 9 | 90 |
Tổng số | 36 | 321 | 35 | 295 |
Trung bình mẫu | 𝑥 = 8,92 | 𝑥 = 8,43 | ||
Phương sai mẫu | S2 = 1,13 | S2 = 1,61 | ||
Độ lệch chuẩn | S = 1,06 | S = 1,27 |
Sử dụng phép thử t - student để xem xét, kiểm tra tính hiệu quả của việc thực nghiệm sư phạm cho kết quả
𝑡 = 𝑥 𝑇𝑁
𝑆𝑇𝑁
= 8,92 2,9
1,06
Tra bảng phân phối t - student với bậc tự do F = 36 và với mức ý nghĩa
= 0,05 ta được 𝑡𝛼 = 1,68. Khi đó ta thấy 2,9 > 1,68 hay t > 𝑡𝛼 . Như vậy thực nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt.
Tiến hành kiểm định phương sai của nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng với giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa các phương sai của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa”.
Đại lượng kiểm định 𝐹 =
2
𝑆2
𝑆
𝑇𝑁=
Đ𝐶
1,13
1,61
0,70
Giá trị tới hạn 𝐹𝛼 tra trong bảng phân phối F ứng với mức = 0,05 và với các bậc tự do fTN = 36, fĐC = 35 là 1,73 ta thấy 0,70 < 1,73 hay F < 𝐹𝛼 : Chấp nhận E0 tức là sự khác nhau giữa phương sai ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là không có ý nghĩa.