Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 của quận Nam Từ Liêm - 12

* Văn hóa, thể thao:

Đến năm 2020: Tỷ lệ số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 90%. 85% tổ dân phố đạt tiêu chuẩn tổ dân phố văn hóa. 85% làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa. 85% các đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa. Trên 95% số thôn, tổ dân phố có nơi sinh hoạt, nhà văn hóa. Tỷ lệ người dân tham gia thể dục thể thao thường xuyên năm 2020 đạt 45%

Đến năm 2030: Tỷ lệ số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 95%. 95% tổ dân phố đạt tiêu chuẩn tổ dân phố văn hóa. 90% các đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa. 100% số thôn, tổ dân phố có nơi sinh hoạt nhà văn hóa.

Để thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa quận về xây dựng thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao, căn cứ vào thực trạng mạng lưới thiết chế văn hóa, trong thời kỳ quy hoạch, cần xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa quận theo các nội dung sau đây:

Quốc phòng, an ninh

Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, phát huy vai trò làm chủ xã (phường) của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, phát huy vai trò lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng;

Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến mới, rõ rệt vê trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn xã hội, các loại tội phạm.

c. Về kết cấu hạ tầng

* Giao thông:

Phát triển mạnh mạng lưới với sự kết hợp hài hòa các phương thức vận tải thành hệ thống giao thông vận tải liên hoàn, thống nhất trên địa bàn và liên kết chặt chẽ với mạng lưới giao thông của Thành phố; Phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trong đó chú ý tính hợp lý và hiệu quả của phân bố mạng lưới bến bãi; Mục tiêu mạng lưới đường đô thị trên địa bàn đạt khoảng 17-20% diện tích đất đô thị đến năm 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xây dựng các tuyến đường trong khu vực: Xây mới tuyến đường từ Viện Khoa học Lâm nghiệp rừng đi METRO; Đường nối từ đường Phạm Văn Đồng đi KCN Nam Thăng Long ra đường vành đai 4; Đường Lê Đức Thọ ra đường Phạm Hùng; Cải tạo mở rộng đường từ Cầu Thăng Long đi Liên Mạc; Cải tạo, mở rộng đường Cổ Nhuế

- Tây Tựu - Thượng Cát; Mở rộng cải tạo đường cầu Diễn - Cầu Nội; Cải tạo, mở rộng đường Xuân La, Xuân Đỉnh; Mở rộng cải tạ đường Phương Canh; Các tuyến đường Phú Diễn - Liên Mạc, Tây Tựu - Cổ Nhuế, Thượng Cát - Liên Mạc - Thụy Phương, Đê quai Xuân La - Xuân Đỉnh quy hoạch là đường cấp IV đồng bằng theo TC 4054 TCVN – 85; Các tuyến đường Noi - Cầu Diễn, đê quai Đông Ngạc - Thụy Phương, Mễ Trì - Đài Phát thanh, Cầu Diễn - ngã tư Canh theo tiêu chuẩn đường cấp V; Cải tạo các tuyến đường do xã quản lý theo tiêu chuẩn đường nông thôn.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 của quận Nam Từ Liêm - 12

Quy hoạch các bãi đỗ xe

Đến năm 2020 diện tích đất giành cho bãi đỗ xe đảm bảo chiếm gần 3 % diện tích đất của Từ Liêm. Quy hoạch các bãi đỗ xe như sau: Bãi đỗ xe tải liên tỉnh tại Minh Khai; Bến xe tải Thượng Cát; Xây dựng Trung tâm vận tải liên hợp sắt bộ phía Tây tại Phú Diễn.

Bãi đỗ xe tại các xã gồm: Cổ Nhuế; Minh Khai; Thụy Phương; Đại Mỗ; Xuân Phương; Thượng Cát; Mễ Trì; Đông Ngạc; Xuân Đỉnh; Tây Mỗ; Phú Diễn; Liên Mạc

* Hệ thống cấp nước:

Duy trì, cải tạo trạm cấp nước sạch hiện có tại một số xã.

Phát triển cấp nước sạch tập trung: Khu vực Từ Liêm sử dụng nguồn nước được xử lý từ nước mặt Sông Đà. Giai đoạn 2015 - 2020 và 2030 vùng cấp nước của Từ Liêm sẽ được bổ sung từ nhà máy nước mặt Sông Hồng công suất 20.000 m3/ngày đêm và 600.000 m3/ngày đêm.

Xây trạm tăng áp nước tại Tây Mỗ.

Hệ thống thoát nước thải và thủy lợi

Xây dựng mới hệ thống thoát nước. Hệ thống nước thải đô thị được thiết kế tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt được thu gom vào hệ thống riêng đưa về các trạm xử lý trước khi hòa vào mạng thoát nước chung.

Xây dựng nhà máy nước thải Phú Đô có công suất xử lý 71.000 m3 nước thải/ ngày đêm tại xã Phú Đô.

Xây dựng hệ thống thoát nước xương cá bám theo các trục thoát nước chính sẽ được khảo sát và thiết kế chi tiết trong quy hoạch thoát nước của Thành phố và khu vực Từ Liêm.

Cải tạo hệ thống thoát nước hiện có trên các trục đường của một số khu vực đã xuống cấp như khu thị trấn Cầu Diễn và dọc theo các đường phân khu vực và đường nhánh theo quy hoạch giao thông.

Tập trung nạo vét sông Nhuệ đoạn Liên Mạc - Hà Đông

Xây dựng mới hệ thống thoát nước tại khu đô thị Mỹ Đình, Nam Thăng Long.

* Mạng lưới điện:

- Phát triển hệ thống điện đáp ứng nhu cầu kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trong quận.

- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện theo quy định (điện áp đầu nguồn, điện áp tới hộ tiêu thụ điện, tôn thất điện năng...), giảm tối thiểu thời gian cắt điện, giảm khu vực cắt điện để sửa chữa, nâng cao tính linh hoạt của hệ thống, đảm bảo an toàn cho lưới điện và cho con người, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật của hệ thông điện của Thủ đô văn minh, hiện đại, phù hợp với tiến bộ kỹ thuật của các nước trong khu vực.

- Tới năm 2020, cấp điện cho khu vực Từ Liêm từ các trạm 110 KV như sau: Thượng Định, Chèm, Nghĩa Đô, Thanh Xuân, Nhật Tân, Nam Thăng Long, Cầu Diễn và Tây Hồ Tây.

* Bưu chính viễn thông:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, dung lượng và tốc độ lớn, độ tin cậy cao.

- Mật độ thuê bao Internet đạt khoảng 40% vào năm 2020.

- Đến năm 2020 xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả và tin cậy có mật độ bao phủ rộng khắp.

- Đẩy mạnh phát triển mạnh mạng truy nhập băng thông rộng để đảm bảo phát triển các ứng dụng mạng như: Chính quyền điện tử, thương mại điện tử, đào tạo, khám chữa bệnh từ xa và các ứng dụng khác.

- Phát triển mạng mạng truyền dẫn đón đầu sự phát triển các khu dịch vụ kỹ thuật, các khu đô thị mới, các điểm du lịch.

d. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm

2030


Đến năm 2020, Từ Liêm sẽ phát triển theo các trục không gian đô thị sau:

Trục Đông Tây: Bao gồm Trục Hồ Tây-Ba Vì, trục Tây Thăng Long, trục

đường quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long.

Trục Hồ Tây Ba Vì là trục kết nối phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, trục không gian cảnh quan mới phía Tây Thành phố, để liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình - Hồ Tây - Tây Hồ Tây - Trung tâm văn hóa du lịch Ba Vì.‌‌

Các trục khác:

Trục Quốc lộ 32 là trục thương mại tài chính và văn phòng. Tập trung phát triển mật độ cao tại khu vực giữa đường vành đai 3 - 4 thuộc của khu vực Từ Liêm.

Đại lộ Thăng Long - trục kết nối Hà Nội với đô thị Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 21B.

Phát triển kinh tế theo hướng thương mại- dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, huyện sẽ được hình thành 2 phân vùng kinh tế lấy trục đường 32 làm căn cứ để phân bố không gian lãnh thổ:

Vùng I nằm ở phía Bắc của đường 32 gồm các địa bàn Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn và một phần của thị trấn Cầu Diễn.

Vùng II nằm ở phía Nam đường 32 gồm các địa bàn Xuân Phương, Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ và 1 phần của thị trấn Cầu Diễn.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, tính khả thi trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn tới của quận Nam Từ Liêm

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong viê êc thực hiê ên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Quận, mô êt số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Giải pháp đối với việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm

- Xác định rõ và chính xác nhu cầu sử dụng đất trên cơ sở thu thập đầy đủ thông tin và khảo sát thực tế. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực quy hoạch để nắm bắt xu thế phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực từ đó đưa ra các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được chính xác hơn.

- Thực hiện tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực

tiếp và công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận.

- Bố trí quỹ đất một cách hợp lý theo quan điểm tiết kiệm đất, đảm bảo hiệu quả trên 3 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường.

- Rà soát QHSDĐ với các quy hoạch chuyên ngành khác, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch công nghiệp. Nếu phát hiện thấy sự chồng chéo, bất hợp lý cần chú ý để khắc phục trong kỳ quy hoạch tới.

- Dự tính đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện các công trình quy hoạch đúng thời gian kế hoạch đặt ra.

- Rà soát, đánh giá từng dự án, công trình chưa thực hiện hoặc đang thực hiện nhưng bỏ dở giữa chừng từ đó đưa ra các biện pháp xử lý như sau: Những công trình, dự án có khả năng thực hiện sớm thì yêu cầu tập trung thực hiện ngay, không để tình trạng chủ đầu tư kéo dài không thực hiện; Những công trình, dự án chưa có khả năng thực hiện ngay thì điều chỉnh lại thời gian thực hiện hoặc nếu công trình có quy mô quá lớn dẫn đến việc thực hiện khó khăn thì điều chỉnh quy mô một cách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, tận dụng triệt để tiềm năng đất đai gắn với nhu cầu sử dụng đất; Những công trình không có tính khả thi cao, những dự án treo liên quan đến thu hồi diện tích đất nông nghiệp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác cần hủy bỏ và thông báo rộng rãi việc hủy bỏ quy hoạch để người dân yên tâm tiếp tục sản xuất.

- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước về điều chỉnh hoặc quyết định hủy bỏ quy hoạch đối với những khu vực được quy hoạch nhưng không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đối với những dự án đầu tư đã quá thời hạn nhưng không triển khai thực hiện để dành lại quỹ đất cho những dự án phát triển khác có khả năng thực hiện hơn.

3.2.1.2. Giải pháp về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có sơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai, cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận phục vụ cho công tác quản lý đất đai nói chung và phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng; ứng dụng công nghệ (GIS) để theo dõi cập nhật, quản lý tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tổ chức, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cho các tổ chức, cá nhân được biết. Quy định về chế độ thông tin đảm bảo được tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch để mọi thành phần kinh tế các tổ chức cá nhân có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch.‌

- Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ thể, kiên quyết đối với các trường hợp cố tình chậm tiến độ triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

- Các cấp, các ngành trong việc quản lý và sử dụng đất phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.

- Khi có biến động lớn về sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,...

- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn quận, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho quận Nam Từ Liêm

3.2.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất đến các cấp, các ngành và nhân dân trong quận biết để thực hiện. Tổ chức các cuộc họp tiếp xúc cử tri trước và sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dự kiến. Muốn thực hiện có hiệu quả thì việc triển khai phổ biến đến từng hộ gia đình phải được giám sát và làm chặt chẽ để tất cả người dân trên địa bàn đều được biết đến.

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy kế hoạch làm căn cứ cho việc việc sử dụng đất của các cấp, các ngành… Các nhu cầu sử dụng đất được giải quyết theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai bằng cách thành lập Hội đồng giám sát các dự án trên địa bàn theo quy hoạch,

Hội đồng có trách nhiệm giám sát, đôn đốc, kiểm tra và cập nhật thường xuyên tình hình thực hiện dự án của các chủ đầu tư đến các cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý những nhu cầu hoặc sai phạm của phía đơn vị thầu.

- Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng đất phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.

- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất…

- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm hiệu quả.

- Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai; xác định hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong kế hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của từng cấp trong quản lý, sử dụng đất, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai; nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát kế hoạch sử dụng đất.

- Chủ động thu hồi đất theo kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Ưu tiên cho người bị thu hồi đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

- Quản lý sử dụng đất theo đúng kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo kế hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất, trường hợp đã được giao đất, đã cho thuê đất nhưng không sử dụng.

- Đặc biệt trong công tác bồi thường hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, UBND quận cần linh hoạt, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thành phố và các sở ban ngành nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB. Thường xuyên và liên tục nắm bắt tiến độ thu hồi đất của các dự án, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh...

3.2.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư‌

- Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất lớn. Để đáp ứng, cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, vốn đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn, vốn tín dụng của các ngân hàng, trong đó có tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, phải đặc biệt chú trọng các nguồn vốn của khu vực tư nhân, dân cư, vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Cần tạo mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư để đầu tư phát triển kinh tế, tuy nhiên không nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư.

- Nên tổ chức định kì hàng quý trong năm để thẩm định về khả năng thực hiện và đề xuất các giải pháp điều chỉnh, điều hòa vốn, điều chuyển kế hoạch vốn từ những dự án không có khả năng giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, từ các chủ đầu tư giải ngân chậm sang các chủ đầu tư có nhu cầu vốn bổ sung để thúc đẩy các dự án được hoàn thiện theo đúng kế hoạch đề ra.

- Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.

- Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư của nước ngoài và nguồn vốn tự có của nhân dân.

- Thực hiện có hiệu quả công tác phát triển quỹ đất, chọn những vị trí có khả năng tạo giá trị kinh tế cao, hấp dẫn đầu tư để tiến hành bồi thường tạo quỹ đất sạch và tổ chức đấu giá nhằm điều tiết giá trị gia tăng từ đất, lấy vốn để đầu tư lại các công trình hạ tầng.

- Rà soát, đánh giá đúng các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các đối tượng thuê đất. Tiếp tục rà soát tăng cường quản lý về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để tránh thất thu. Khuyến khích đầu tư theo hình thức xã hội hóa nhằm giảm áp lực cho nguồn ngân sách Nhà nước.

- Thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất, tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu đô thị; thông qua quy hoạch, tạo quỹ đất để có thêm nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu vực này.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế trên địa bàn quận đầu tư phát triển sản xuất. Huy động mọi nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí