Bài Học Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới.

Nước Khng kh

Đt

Rng

MÔI TRƯỜNG

v.v..

Khu

SINH THÁI

Bin

Khu

ư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Cc h

Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 4

Hnh 4: Mi trường sinh thi, thành phn môi trường sinh thi và cc hot đng nh hưởng lên môi trường sinh thi‌


1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.


1.3.1 Trung Quốc

Quá trình tăng trưởng ở Trung Quốc đã nhanh chóng nâng cao mức sống nhưng đồng thời cũng huỷ hoại môi trường. Song sự tăng trưởng trong tương lai không nên bị đánh đổi với chi phí của sự ô nhiễm ngày càng tăng. Bằng các chính sách thúc đẩy thị trường, khuyến khích các giải pháp thay thế và tìm ra một khuôn khổ điều tiết phù hợp, Trung Quốc có thể đạt được cả hai mục tiêu: tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Không khí và nguồn nước ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các đô thị, thuộc loại bị ô nhiễm nhất thế giới. Sự tập trung bao trùm khắp nơi của hầu hết các chất gây ô nhiễm vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn quốc tế đã khiến Trung Quốc phải trả giá cao

cả về nhân lực lẫn kinh tế. Có thể có tới 298.000 người được cứu sống trong một năm nếu như chỉ cần giảm mức ô nhiếm không khí xuống bằng tiêu chuẩn mà Trung Quốc đặt ra. Xét về tổng thể, chí phí kinh tế do ô nhiễm nước và không khí ở Trung Quốc ước tính chiếm tới 3,8% GDP/năm [4].

Có hai nhân tố chính gây nên tình trạng xuống cấp môi trường ở Trung Quốc và vẫn sẽ tồn tại trong thế kỷ tới. Thứ nhất là sự phụ thuộc quá mức của Trung Quốc vào than. Hiện nay, than đáp ứng gần 80% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới. Trữ lượng than khổng lồ, cộng với sự do dự của Trung Quốc trong việc dựa vào nhập khẩu dầu và khí tự nhiên sạch hơn cho thấy rằng than vẫn là nguồn nhiên liệu chính trong những năm tới. Nhân tố thứ hai là sự bùng nổ của các đô thị ở Trung Quốc. Từ năm 1978 đến 1995, dân số thành thị đã tăng thêm 180 triệu người không kể 50 triệu người di dân tự do từ vùng nông thôn. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng không chỉ đi kèm với lượng ôtô sử dụng tăng, lượng chất thải đô thị chưa được xử lý tăng mà còn làm tăng cả tỷ lệ dân số phải chịu tình trạng ô nhiễm trầm trọng hơn ở các đô thị.

Nhà nước đã nhận thức được những thách thức về môi trường đặt ra cho Trung Quốc trong thập kỷ trước và đã đưa ra một khuôn khổ luật pháp toàn diện để bảo vệ môi trường. Những nỗ lực này đã đưa đến một số thành công: ví dụ, nồng độ ô nhiễm lượng chất thải trên một đơn vị sản phẩm đã giảm trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Theo lời của Thủ tướng Lý Bằng:"Chúng ta hiểu rằng thực trạng môi trường ở nước ra rất trầm trọng. Nạn ô nhiễm môi trường ở các thành phố đang trở nên nghiêm trọng và lan dần sang các vùng nông thôn, quy mô của nạn huỷ hoại môi sinh đang ngày càng tăng".

Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và cơ khí hoá trong hai thập kỷ qua đã huỷ hoại nghiêm trọng chất lượng nước và không khí ở Trung Quốc. Hơn nữa, các tập quán thâm canh trong nông nghiệp cũng làm phát sinh những đe doạ mới về môi trường. Việc tháo nước khỏi các thửa ruộng có bón phân đã làm cho ô nhiễm nguồn nước và hệ thống thuỷ lợi cồng kềnh, kém hiệu quả làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước và làm phèn hoá những vùng đất rộng lớn. Những nỗ

lực canh tác các dải đất thừa theo dầu bờ làm xấu thêm tình trạng xói mòn, sa mạc hóa đất và đe dọa đến các miền đồng cỏ, đất ngập nước ở Trung Quốc. Trước quá nhiều thách thức và đe doạ như vậy, thật khó đề ra những ưu tiên vì một tương lai sạch đẹp hơn. Song, trong bất kỳ trường hợp nào, thì lợi ích có được nhờ giảm ô nhiễm, đặc biệt đối với nguồn nước và không khí, cũng lớn hơn chi phí phải bỏ ra để làm sạch môi trường.

Ô nhiễm không khí


Mặc dù hàm lượng khí thải ra hầu như không thay đổi kể từ những năm 1980, song lượng khí sunphua điôxit lại tăng mạnh. Hàm lượng các loại khí và khí sunphua điôxit thải ra ở Trung Quốc hiện lớn nhất thế giới.

Mưa axít là một sản phẩm phụ nguy hại nữa của ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Mưa axít phá huỷ mùa màng, tàn phá những cánh rừng, phá hỏng những cấu trúc các toà nhà và gây thiệt hại cho sức khoẻ con người. Một nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Trùng Khánh cho thấy trong năm 1993 có gần một phần tư vụ thu hoạch rau ở khu vực Trùng Khánh bị mưa axit tàn phá.

Ô nhiễm nước


Chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, nước thải ra từ các cánh đồng bón phân hóa học, phân hữu cơ là nguồn chính gây ô nhiễm nước ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa đến 20% lượng chất thải chưa được qua xử lý.

Ô nhiễm nước làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở các thành phố, khu đô thị, trong khi đó việc cung cấp và tiêu dùng nước gia tăng sẽ kéo theo mức độ ô nhiễm nước gia tăng nếu không có biện pháp xử lý. Năm 1993 khoảng 8% đất nông nghiệp phải dùng nước ô nhiễm, gây thất thu khoảng một triệu tấn ngũ cốc.

Trung Quốc là một trong những nước ô nhiễm nhất thế giới. Nếu tình hình không được cải thiện thì tương lai môi trường ở Trung Quốc sẽ rất đáng ngại. Các chính sách khuyến khích nâng cao hiệu suất và bảo tồn nguồn sử dụng năng lượng kết hợp với giải pháp thay thế cho than, việc áp dụng rộng rãi những công nghệ xử lý ô nhiễm nước và không khí, việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng

thay vì ô tô riêng có thể đem lại cho Trung Quốc những triển vọng môi trường tốt hơn.

Chương trình hành động cho 25 năm tới của Trung Quốc dựa trên ba trụ cột chính sau: Thúc đẩy các lực lượng thị trường, khuyến khích đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch và phát triển các điều tiết hiệu quả.

Thúc đẩy các thị trường


Các lực lượng thị trường đã tạo nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc trong suốt 18 năm qua. Nếu được thúc đẩy một cách đúng đắn, chúng có thể trở thành những đòn bẩy quan trọng cho một tương lai sạch đẹp hơn. Phụ thuộc hơn nữa vào các lực lượng thị trường đồng nghĩa với giá cả được sửa đổi để phản ánh chi phí xã hội sẽ trở thành những công cụ mạnh mẽ để thay đổi hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng theo cách có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, bất chấp những cuộc cải cách gần đây trong việc định giá và đánh thuế đối với các tài nguyên thiên nhiên, các công cụ này vẫn chưa được sử dụng triệt để. Hầu hết giá cả hiện nay đã phản ánh được chi phí sản xuất nhưng chưa phản ánh được chi phí xã hội.

Mặc dù khuyến khích dựa trên giá cả có thể rất hiệu quả song chúng lại không mang tính lựa chọn: chúng không thấy rằng chi phí cho việc bảo tồn và giảm ô nhiễm giữa các công ty rất khác nhau. Số liệu ở cấp công ty cho thấy rằng chi phí cận biên cho việc giảm bớt khí thải ở các công ty nhỏ lớn gấp 20 lần so với ở các công ty lớn do chi phí cố định cao cho công nghệ giảm ô nhiễm. Giữa các doanh nghiệp quốc doanh và các xí nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự khác biệt lớn với chi phí giảm ô nhiễm ở các xí nghiệp quốc doanh cao gấp 5 lần so với ở các xí nghiệp ngoài quốc doanh.

Những mâu thuẫn này càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của các biện pháp có chủ đích như đánh thuế đối với chất thải. Bên cạnh việc đưa ra những khuyến khích có sức thuyết phục, thuế được ấn định sao cho có thể phản ánh sự khác biệt trong chi phí giữa các ngành, các công ty, các vùng và điều quan trọng là trong tốc độ giảm ô nhiễm. Khuyến cáo gần đây của Cục Bảo vệ môi trường Quốc gia về việc sẽ tăng thuế gây ô nhiễm không khí lên 10 lần rất được hoan nghênh

bởi vì ở một số tỉnh, mức thuế gây ô nhiễm nước và không khí đã giảm theo nghĩa thực từ năm 1987. Việc duy trì thường xuyên loại thuế này, đặc biệt đối với khu vực phi nhà nước (nơi chi phí giảm ô nhiễm thấp hơn nhiều do mức độ giảm ô nhiễm của các công ty này thấp) sẽ làm giảm đáng kể lượng chất thải với chi phí tương đối thấp. Giữ vững nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả giá" có thể đưa lại những lợi ích rất lớn.

Đầu tư vào những giải pháp thay thế


Đầu tư vào những nguồn năng lượng thay thế cũng là một yếu bổ sung quan trọng cho hệ thống ấn định giá cả trong việc phản ánh chi phí xã hội do ô nhiễm. Điều tất yếu là tự các chính sách dựa trên giá cả sẽ tạo ra những khuyến khích mạnh thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đem lại những lợi ích to lớn cho cả xã hội lẫn cá nhân.

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng công cộng cũng đưa lại những lợi ích to lớn về môi trường. Có thể nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng khí ga cho sinh hoạt, đẩy mạnh giao thông vận tải công cộng và thúc đẩy các cơ sở xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Nâng cấp giao thông vận tải công cộng cũng sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị. Hơn thế, đầu tư cho giao thông vận tải cần tập trung vào việc thiết lập những dịch vụ công cộng theo tuyến cố định trên các hành lang có mật độ giao thông cao để đảm bảo tính hiệu quả cho chi phí bỏ ra, và đầu tư vào hệ thống xe buýt nối mạng đủ sức hấp dẫn để thay thế cho ôtô riêng.

Đầu tư vào việc cung cấp và xử lý nước cũng sẽ đưa lại nhiều lợi ích to lớn. Kinh nghiệm của Đại Liên là một ví dụ minh hoạ. Ngành công nghiệp tiêu thụ gần một nửa số lượng nước cung cấp ở Đại Liên và một vài nhà máy lớn trước đây thường phải đóng cửa tới 2 tháng trong mùa khô. Năm 1992, cơ sở xử lý nước thải mới đã cho phép thành phố cung cấp nước thải công nghiệp đã qua xử lý với giá thành chỉ bằng 1/3 giá nước máy. Điều này còn giúp giảm bớt lượng nước thải và các nhà máy không phải nghỉ việc do thiếu nước.

Quy hoạch và điều tiết có hiệu quả

Điều tiết hiệu quả và quy hoạch lâu dài cũng có thể đem lại một tương lai sạch đẹp hơn cho Trung Quốc. Nhiệm vụ điều tiết đầu tiên là giảm hàm lượng chì trong dầu. Ngoài ra, tiêu chuẩn về khí thải từ xe hơi cũng vẫn thấp hơn so với ở các nước công nghiệp, bởi vậy cần nâng lên. Ô tô ở Trung Quốc thải ra lượng khí cácbon mônôxit lớn gấp 30-40 lần và lượng hyđrôcácbon lớn gấp 40, 60 lần so với ôtô ở Mỹ.

Thứ hai, quy hoạch đô thị dài hạn cũng có thể đóng góp nhiều để làm sạch, làm đẹp các thành phố ở Trung Quốc. Tăng mật độ đô thị và giảm lượng ôtô riêng là cơ hội duy nhất để phát triển các thành phố đồng thời vẫn bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này các nhà quy hoạch đô thị sẽ phải vận dụng đến mọi công cụ, từ thuế đỗ xe trong ngày đến hạn chế bớt các khu đỗ xe. Những nỗ lực này có thể được bổ sung bằng một chính sách dịch chuyển các ngành công nghiệp đóng tại đô thị sang các khu công nghiệp đóng ở ngoại thành, giảm sức ép đối với các khu trung tâm đô thị.

Ưu tiên thứ ba là mở rộng khuôn khổ điều tiết và quản lý. Hiện nay, Cục Bảo vệ môi trường Quốc gia chỉ quản lý vấn đề chất thải của 70.000 công ty, nghĩa là chỉ một phần rất nhỏ trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động ở Trung Quốc. Các cấp chính quyền thấy khó có thể quản lý hiệu quả hàng triệu xí nghiệp, đặc biệt ở trong một số ngành cụ thể như luyện than cốc, luyện kim, khai thác than, các doanh nghiệp này là những nguồn chính gây ô nhiễm.

Ưu tiên cuối cùng là xem xét lại hệ thống kế hoạch hoá đầu tư, gần đây hệ thống này đã vô ý gây ra một số tác hại cho môi trường. Hiện tại, các tỉnh tự ấn định quy mô cho dự án đầu tư mà không cần sự phê duyệt của chính quyền trung ương, bởi vậy các tỉnh có xu hướng đầu tư vào các nhà máy năng lượng nhỏ kém hiệu quả. Khoảng 80% nhà máy năng lượng ở Trung Quốc có công suất dưới 100 MW mà hiệu suất sử dụng nhiên liệu của các nhà máy nhỏ luôn thấp hơn còn chi phí giảm ô nhiễm lại cao hơn so với ở các nhà máy lớn.

Sự tham gia của cộng đồng cũng giúp cải thiện quá trình điều tiết và giảm bớt ô nhiễm. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy áp dụng cộng đồng có thể có tác động

mạnh tới vấn đề giảm ô nhiễm, kể cả khi thiếu sự điều tiết môi trường chính thức. Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng cũng có hai điểm yếu. Sức ép cộng đồng có xu hướng tăng theo chiều tăng của thu nhập, điều này có thể thúc đẩy các ngành gây nhiều ô nhiễm chuyển dịch đến các vùng nghèo và ít có sự phản đối. Và sức ép của cộng đồng có xu hướng tập trung vào các trường hợp gây ô nhiễm rõ nét, dễ thấy và có thể bỏ qua các trường hợp gây ô nhiễm ít thấy hơn nhưng có tác hại không kém.

Các chính sách được hoạch định tốt nhằm thúc đẩy các lực lượng thị trường, khuyến khích đầu tư vào những giải pháp thay thế và tận dụng năng lực hành chính, điều tiết mạnh của Trung Quốc sẽ mang lại một tương lai sạch đẹp hơn cho các thế hệ sau. Những nỗ lực này sẽ kéo theo chi phí điều chỉnh của cả nhà nước lẫn tư nhân, song những chi phí này sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí phải bỏ ra do sự thiếu quan tâm lẫn so với những cải thiện trong chất lượng cuộc sống nhờ một môi trường sạch hơn.

1.3.2 Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á, gần Việt Nam và cũng có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam. Thái Lan có diện tích 514.000km2 với 3.219km bờ biển, dân số khoảng 60 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 25%, số dân trong diện nghèo đói là 13% và có tới 81% dân số được hưởng nước sạch. Trong tổng sản phẩm quốc dân, công nghiệp đóng góp khoảng

40%, nông nghiệp 10,7% và dịch vụ đóng góp xấp xỉ 50%. Hiện nay do phát triển kinh tế nhanh, Thái Lan đang gặp phải rất nhiều vấn đề môi trường mà đặc biệt nghiêm trọng là nạn hạn hán và cạn kiệt nước ngầm. Ngoài ra còn có các nguy cơ khác như ô nhiễm không khí do giao thông, ô nhiễm nước, nạn phá rừng và săn bắt trái phép. Hàng năm chính phủ Thái Lan dành khoảng 0,8% GDP để chi cho các hoạt động nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường, Thái Lan đã tham gia và cam kết thực hiện hai nội dung chính của Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững, đặc biệt là Chương trình hành động Johannesburg:

Thành lập Uỷ ban quốc gia về Phát triển bền vững do Thủ tướng đứng đầu.

Xây dựng Chiến lược quốc gia về Phát triển bền vững.


Sau đó Uỷ ban quốc gia quyết định thành lập Uỷ ban về Chương trình nghị sự 21 và phát triển bền vững của Liên hợp quốc để xây dựng các giải pháp cũng như kế hoạch triển khai. Vấn đề Phát triển bền vững được đưa vào trong rất nhiều chiến lược, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh:

Phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Phát triển bền vững kinh tế

Phát triển bền vững xã hội


Sự tham gia của cộng đồng vào Phát triển bền vững.


Chính sách và chủ trương Phát triển bền vững không chỉ được đưa vào trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà còn trong nhiều các chính sách, kế hoạch, giải pháp nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chẳng hạn như Luật Phát triển và Bảo vệ môi trường. Thái Lan cũng đang xây dựng “Chương trình nghị sự quốc gia” với những vấn đề trọng tâm cần đạt được là giảm đói nghèo, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển vốn xã hội và phát triển bền vững. Ngoài ra, Thái Lan còn đưa ra các quy định cụ thể trong Chương trình khung Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên về việc sử dụng các loại tài nguyên như rừng, than, đất đai, nước…

Thái Lan có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường rất chặt chẽ và có sự phân cấp rõ ràng, các cơ quan chức năng đầy đủ và có sự phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình hoạt động. Ngoài cơ chế tài chính thông thường, Thái Lan còn thành lập Quỹ môi trường hoạt động độc lập, cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Hơn thế nữa hàng loạt các biên pháp hỗ trợ công tác Quản lý môi trường đã được áp dụng ở Thái Lan mang lại những hiệu quả khá tốt như: Ký quỹ môi truờng, nhãn sinh thái, cô ta ô nhiễm (giấy phép thải).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023