Tác Động Của Một Số Hoạt Động Phát Triển Kinh Tế Tới Môi Trường

Về trữ lượng, theo đánh giá của các nhà địa chất thì tiềm năng nước bề mặt và nước ngầm của nước ta khá phong phú. Tuy nhiên, nước ngầm đang bị cạn kiệt dần về lượng, ô nhiễm và suy giảm về chất và đang có chiều hướng suy giảm mạnh. Việc khai thác nước bề mặt và nước ngầm một cách bừa bãi, sử dụng không tiết kiệm cũng như tàn phá rừng đầu nguồn làm cho trữ lượng nước giảm mạnh vào mùa khô, làm ảnh hưởng đến các nhà máy thuỷ điện, và lại gây ra lũ lụt lớn vào mùa mưa. Mấy năm gần đây đã xảy ra hiện tượng suy giảm mực nước ngầm vào mùa hè ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nước thải sinh hoạt ở các đô thị, khu công nghiệp không qua xử lý được xả trực tiếp vào kênh, mương, sông, hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt Trì, Biên Hoà. Chất lượng nước một số khu vực các sông Sài Gòn, Cửu Long, Thị Vải, Đồng Nai, sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép [16].

Nước biển ven bờ đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật ở một số nơi vượt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Hàm lượng dầu ở một số vùng biển vượt quá tiêu chuẩn và đang có xu hướng tăng dần.

Môi trường đô thị và công nghiệp tiếp tục bị ô nhiễm

Hiện nay nước ta có 623 thành phố, thị xã, thị trấn trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Tỷ lệ dân đô thị trên tổng dân số năm 1986 là 19%, năm 1990 là 20%, năm 1999 là 23%, dự báo đến

năm 2010 là 33% và năm 2020 là 45% [16].

Môi trường ở nhiều đô thị nước ta bị ô nhiễm do chất thải rắn và nước thải chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, khí thải, tiếng ồn, bụi, v.v… từ các phương tiện giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động. Hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi và các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt tại một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần.

Môi trường công nghiệp, đặc biệt ở các khu công nghiệp cũ, các ngành hoá chất, luyện kim, xi măng, chế biến đang bị ô nhiễm do các chất thải rắn, nước

thải, khí thải và các chất thải nguy hại chưa được xử lý đúng quy định. Các cơ sở công nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu (chỉ có khoảng 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ). Khoảng 90% cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lý nước thải.

Hiện nay đã hình thành gần 70 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số đó đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và rất ít khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chất lượng môi trường nông thôn có xu hướng xuống cấp nhanh

Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hoá chất nông nghiệp cũng đã và đang làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm và suy thoái.

Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 6

Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và cơ sở chế biến ở một số vùng do công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong dân và hầu như không có thiết bị thu gom, xử lý chất thải, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nước sinh hoạt và vệ sinh là vấn đề cấp bách, điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiện đáng kể, tỷ lệ số hộ có nhà vệ sinh hợp vệ sinh chỉ đạt 28 – 30% và số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30

– 40%.

Môi trường lao động ngày càng bị nhiễm độc

Nhiều khu vực sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và sức khoẻ. Tình trạng ô nhiễm về bụi, hoá chất độc hại, tiếng ồn, nhiệt độ đã làm gia tăng tỷ lệ công nhân mắc các bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là trong các ngành như hoá chất, luyện kim, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, dệt may, .v.v…

Sự cố môi trường gia tăng mạnh

Tai biến thiên nhiên gần đây có xu hướng gia tăng, hiện tượng lũ quét, bão, lốc, mưa đá, mưa axít, hạn hán kéo dài, nứt đất, xói lở bờ sông, ven biển trong thập niên vừa qua đã gây thiệt hại to lớn về người, nhà cửa, tài sản, mùa màng ở nhiều nô.

Trong những năm gần đây sự cố cháy rừng có chiều hướng gia tăng do ảnh hưởng của khí hậu và hoạt động thiếu ý thức của con người.

Hậu quả của chất độc hoá học do chiến tranh để lại còn nặng nề, hàng vạn trẻ em bị dị tật bẩm sinh, hàng triệu héc ta rừng bị sói mòn và suy thoái.

Ngộ độc thực phẩm cũng đang có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho rất nhiều người.

Môi trường xã hội

Vấn đề môi trường xã hội ở các đô thị lớn, khu dân cư ngày càng trở nên bức xúc, các hiện tượng tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng.


2.1.2.2 Tác động của một số hoạt động phát triển kinh tế tới môi trường

1) Kinh doanh xuất nhập khẩu và tác động của kinh doanh xuất nhập khẩu tới môi trường

Không phải lúc nào hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng cũng tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc, quy định của luật pháp, của Nhà nước mà thường xảy ra các hiện tượng, hành vi xấu vừa vi phạm pháp luật Nhà nước, vừa ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách và tàn phá môi trường sinh thái.

Từ năm 1991 đến nay, lưu thông thuốc trừ sâu trở nên hỗn loạn, thị trường không được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều loại được nhập về vô tổ chức, không được kiểm soát, một số loại thuốc đã bị cấm lưu hành vẫn được nhập lậu từ Trung Quốc và đưa vào sử dụng. Nhiều lô hàng bán trên thị trường không có xuất xứ nước sản xuất, đơn vị nhập (không có lý lịch). Nhiều loại thuốc không có trong danh mục sử dụng hoặc có nhưng không đảm bảo chất lượng vẫn được lưu thông trên thị trường. Tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực lưu thông thuốc trừ sâu đã đến mức báo động, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực, một số trường hợp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là gây tử vong cho người. Bộ Y tế đã phải đình chỉ hàng chục loại thuốc nhập không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Tình trạng nhập khẩu tràn lan xe máy, ô tô bãi rác, quần áo cũ, thuốc lá và nhiều đồ gia dụng cũ khác vào nước ta qua cả đường chính ngạch, tiểu ngạch và đặc biệt là nhập lậu chưa được kiểm soát đầy đủ.

Việc nhập lậu ốc bưu vàng về nuôi đã gây nên đại dịch ốc bưu vàng, lan tràn trên khắp đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, đe doạ trực tiếp mùa màng nông nghiệp và hệ sinh thái thực vật ở nước ta.

Với tình trạng nhập khẩu tràn lan và không được kiểm soát như vậy, mặc dù trong thời gian gần đây một số quy định về vấn đề này đã được ban hành để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu này, trong một chừng mực nào đó đã biến nước ta trở thành một bãi thải lớn chứa các thiết bị công nghệ cũ và hàng tiêu dùng công nghiệp đã qua sử dụng cho các nước công nghiệp phát triển. Ngoài ra, bằng con đường nhập lậu, có doanh nghiệp đã nhập từ nước ngoài hàng nghìn tấn rác thải.

Hàng xuất khẩu của nước ta ra thị trường nước ngoài hiện nay chủ yếu vẫn là hàng nông sản, thực phẩm, hải sản sơ chế (gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hải sản đông lạnh, v.v…) và các loại khoáng sản thô (dầu thô, than), các loại sản phẩm chế biến lâm sản (gỗ, song mây) và hàng dệt may, tơ tằm. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ở nước ta được xuất khẩu còn rất ít, vì nền công nghiệp còn kém phát triển, hàng công nghiệp sản xuất ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, và thậm chí chưa cạnh tranh được ngay trên thị trường trong nước cả về chất lượng và giá cả. Cơ cấu hàng xuất khẩu nặng về xuất nguyên liệu thô, chưa qua chế biến. Thêm vào đó là sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên sẵn có của đất nước còn thiếu chặt chẽ và chưa nghiêm minh. Bởi vậy, tác động tiêu cực của hoạt động xuất khẩu, khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên đối với môi trường ở nước ta là rất nghiêm trọng. Nguồn tài nguyên rừng tự nhiên quý giá, tấm lá chắn giữ cho sự cân bằng sinh thái đang hàng ngày, hàng giờ bị chặt phá, khai thác bừa bãi để thoả mãn cho mọi loại nhu cầu trong tiêu dùng và sản xuất. Từ làm chất đốt, chế biến đồ gỗ gia dụng, làm nguyên liệu chế tác đồ thủ công mỹ nghệ đến làm cột gỗ chống hầm lò trong khai thác mỏ, dùng trong công nghiệp xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất bột giấy, giấy, v.v… Ước tính hàng năm có tới 22 triệu tấn gỗ được khai thác làm củi đốt và khoảng 2,5 triệu m3 sử dụng trong chế biến công nghiệp. Từ năm 1994 trở về trước (khi Nhà nước chưa ban hành Luật Bảo vệ môi trường), các loại gỗ quý nhóm I, II, III còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp Nhà nước và lúc đó gỗ còn nằm trong danh mục hàng xuất khẩu chính ngạch của Nhà nước và tiểu ngạch của nhiều địa phương. Tới nay, gỗ khẩu theo nguồn này được Nhà nước quản lý khá chặt chẽ bằng hạn ngạch và hàng rào thuế quan nên lượng gỗ xuất khẩu không lớn và có thể quản lý được. Song nguồn gỗ khai thác trái phép để xuất khẩu lậu và buôn bán phi pháp trên thị trường nội địa lại không giảm mà còn có nguy cơ gia tăng.

Điều đáng quan tâm là sau khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực, những khu rừng được khoanh nuôi vẫn bị tàn phá nghiêm trọng, chưa được các cấp chính quyền địa phương, các ngành chức năng bảo vệ tích cực và xử lý nghiêm đối với nhiều hợp phá rừng bừa bãi.

Việc buôn bán và vận chuyển trái phép gỗ quý như gỗ Pơmu ở Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An vẫn còn tiếp diễn. Nếu các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng không thực hiện sớm việc kiểm tra kiểm soát chặt chẽ và xử lý vi phạm pháp luật không nghiêm minh thì tình trạng trên sẽ vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở nước ta.

2) Tác động tới môi trường của việc khai thác bừa bãi khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên.

Tình trạng đồng bào dân tộc miền núi đốt rừng già làm nương rẫy vẫn còn phổ biến làm cho môi trường sinh thái mất cân bằng nghiêm trọng. Nhiều nơi còn phá rừng để trồng các loại cây công nghiệp và làm đất ở.

Diện tích rừng che phủ của nước ta vào năm 1943 là 43% diện tích đất đai, thì đến năm 2000 chỉ còn là 29,8%, trong khi ngưỡng an toàn sinh thái là trên 30% [13]. Với chương trình 327 của Chính phủ trồng mới 5 triệu ha rừng, chúng ta đang từng bước đưa độ che phủ rừng lên. Hậu quả của chiến tranh tàn phá rừng để lại, không những chưa được khắc phục mà ngày càng tăng trong quá trình phát triển kinh tế, tự do hoá thương mại, nạn di dân tự do, phá rừng bừa bãi.

Bên cạnh đó, việc săn bắt và buôn bán trái phép động vật rừng để làm giàu bất chính cũng đang diễn ra một cách phổ biến. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi năm có ít nhất hàng chục vạn con vật từ chim, nhông, trĩ sao, kỳ đà, rùa, rắn, tê tê, chồn, khỉ, gấu, voi, v.v… đã bị những kẻ săn bắt và buôn bán chuyên nghiệp tiêu thụ trái phép.

Ở nước ta hiện nay, do thiếu phương tiện đánh bắt xa bờ và cũng do việc đánh bắt gần bờ dễ dàng, chi phí ít hơn, thu lợi nhuận trước mắt cao hơn nên các doanh nghiệp đánh bắt hải sản của quốc doanh và tư nhân, ngư dân đều chủ yếu đánh bắt gần bờ (gần 90% sản lượng khai thác hàng năm thuộc khu vực từ 30 mét nước trở vào và chỉ chiếm 9 – 10% diện tích toàn vùng biển). Vùng biển 20 mét nước gần bờ là vùng tập trung chủ yếu các loại cá con, là bãi đẻ chính của nhiều loại cá và hải sản khác. Cường độ khai thác ở đây quá lớn, nhiều nơi mức khai thác đã vượt quá giới hạn cho phép gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi. Trong

nhiều trường hợp người ta còn dùng các phương tiện đánh bắt cá có tính huỷ diệt như mìn, xung điện, …

Những hiện tượng trên cũng làm cho nguồn lợi biển của nước ta đang trên đà cạn kiệt nhanh chóng. Việc nuôi trồng tôm và các loại hải sản khác để xuất khẩu trong vài năm vừa qua cũng gia tăng. Nhưng do việc quy hoạch các bãi và vùng chăn thả còn chưa hợp lý và đặc biệt là kỹ thuật nuôi trồng còn theo kiểu quảng canh, không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường cùng với hiện tượng chặt phá rừng đước, rừng tràm một cách bừa bãi cũng đang làm cho diện tích rừng ngập mặn ở tình trạng bị đe doạ nghiêm trọng, làm mất dần bình phong chống bão, sóng, xói mòn ven bờ, khống chế lũ lụt, bãi đẻ, bãi nuôi các loại sinh vật biển có giá trị cao. Nguồn cá và các loại thuỷ sản nước ngọt khác cũng đang bị cạn kiệt nhanh chóng do tình trạng ô nhiễm đất, nước thải (đặc biệt nước thải công nghiệp), sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu một cách tuỳ tiện, thái quá, đánh bắt một cách ồ ạt nhất là dùng các phương tiện mang tính chất huỷ diệt (điện, thuốc nổ).

Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và quá trình phát triển tự do thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất đang bị khai thác một cách bừa bãi, vô tổ chức nên nhanh chóng bị cạn kiệt, huỷ hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái. Ngành khai thác than có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế nước ta trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hậu quả để lại cho môi trường cũng vô cùng nghiêm trọng, cần có sự đánh giá và phân tích khách quan để tìm ra giải pháp khắc phục. Hiện nay, trên địa bàn vùng mỏ Quảng Ninh có hơn 30 mỏ được khai thác than một cách hợp pháp (hầu hết số mỏ đó khai thác lộ thiên, chỉ có 9 mỏ khai thác hầm lò). Nhiều mỏ trong số này đã hoạt động từ thời Pháp thuộc và tiếp tục được được gia tăng cường độ khai thác. Hiện nay, theo quy định trước khi khai thác phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường và sau khi khai thác xong, phải phủ lại các lớp đất mùn và trồng cây trên đó để hoàn lại cảnh quan ban đầu. Quy trình công nghệ khai thác được quy định như vậy, nhưng tất cả các mỏ than ở Quảng Ninh đều không thực hiện khai thác theo quy định trên, do vậy đã hình thành những bãi thải, núi thải đất đá khổng lồ. Hàng chục ngàn héc ta rừng và đất canh tác bị xâm phạm và biến thành các bãi thải, núi thải khổng lồ, không được phủ cây xanh trên đó và không có sinh vật nào có thể sinh sống, với bụi than và bụi cát cao gấp 10 – 100 lần tiêu chuẩn cho phép. Sông Mông Dương, Diên Vọng bị thu hẹp dòng chảy, nguồn nước sinh hoạt của thợ mỏ và dân cư trong vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Qua

điều tra, cứ 4000 người dân Quảng Ninh khám bệnh thì có tới 2500 người mắc bệnh (trong đó 80% mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai mũi họng), và tỷ lệ mắc ung thư cũng ngày càng cao [19].

Trên vùng biển Quảng Ninh, lượng tàu vào lấy than ngày càng nhiều, làm cho một lượng dầu thải lớn rơi vãi trên vịnh, thêm vào đó các xà lan chở dầu đều xả nước lẫn dầu xuống biển, gây ô nhiễm nước biển. Vịnh Hạ Long bị ô nhiễm nghiêm trọng không chỉ bởi các chất hoà tan, không hoà tan từ các mỏ than thải ra tích tụ mà còn do lượng dầu thải của các tàu chở dầu, lấy than hoạt động trong vùng vịnh. Cảnh quan du lịch ở vịnh Hạ Long cũng đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi nạn ô nhiễm môi trường.

Các mỏ khai thác khoáng sản khác ở nước ta như mỏ khai thác quặng sa khoáng titan ở vùng bờ biển miền Trung từ Nghệ An đến Khánh Hoà, mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), các mỏ kim loại khác như chì, kẽm, cromit, đồng, … và đặc biệt là tình trạng khai thác trái phép ở các mỏ vàng, đá quý ở Kim Bôi, Xuân Mai (Hoà Bình), Cẩm Thuỷ, Bá Thước (Thanh Hoá), Quỳnh Châu, Quỳnh Hợp (Nghệ An), Bảo Yên (Lào Cai), Bình Gia (Lạng Sơn), … cũng tương tự như ở Quảng Ninh. Tình trạng lãng phí tài nguyên, xáo trộn cảnh quan thiên nhiên và huỷ hoại, ô nhiễm môi trường xảy ra rất nghiêm trọng do hoạt động khai thác bừa bãi, bất hợp pháp.

3) Tác động của thương mại tư do trên thị trường nội địa tới môi trường

Quá trình tự do hoá thương mại ở nước ta đã nhanh chóng đưa số hộ kinh doanh thương mại nhỏ lên đến con số xấp xỉ 2 triệu hộ, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đông dân cư. Trong số trên, số hộ kinh doanh không chuyên nghiệp, không có đăng ký kinh doanh cũng lên đến con số hàng chục nghìn hộ. Đại đa số hộ kinh doanh thương mại nhỏ có diện tích kinh doanh chật hẹp, thậm chí nhiều hộ không có diện tích kinh doanh. Tình trạng mang tính phổ biến, tràn lan là người buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để làm địa điểm kinh doanh, làm nơi họp chợ. Riêng ở nội thành Hà Nội có 55 chợ (trong đó có 25 chợ tạm họp ở lòng đường) với khoảng 40.000 cửa hàng, cửa hiệu, ki ốt nằm rải rác trên đường phố nội thành và hàng vạn người kinh doanh ngoài vỉa hè gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, mất mỹ quan văn minh thành phố. Mặc dù việc thực hiện Chỉ thị 36/CP của Chính phủ được triển khai một cách tích cực đã mấy năm nay nhưng tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm nơi buôn bán vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, nhiều lúc. Xét về khía cạnh ảnh hưởng của tình

trạng trên đối với môi trường chúng ta có thể thấy chợ và nơi tập trung buôn bán xen lẫn các khu tập trung dân cư gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn. Chợ họp không được quy hoạch sẽ gây ra tình trạng ứ đọng rác thải, nước thải làm mất vệ sinh đường phố gây ô nhiễm các khu vực dân cư xung quanh, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, phát sinh bệnh tật.

Tình trạng vệ sinh an toàn trong kinh doanh thực phẩm và các sản phẩm chế biến trong dịch vụ ăn uống trên thị trường vừa qua đã đến mức báo động. Cũng qua kiểm tra tại Hà Nội, có tới 85% cơ sở dịch vụ ăn uống không hợp vệ sinh [16].

Đứng về mặt vệ sinh an toàn, rõ ràng thị trường thực phẩm của ta hiện nay không tốt. Tình trạng này đang làm giàu nhanh cho những người làm ăn gian dối, ngược lại gây nhiều tác hại cho xã hội, kìm hãm sản xuất lành mạnh phát triển, trút hậu quả lên người tiêu dùng. Hiện nay đã chứng kiến rất nhiều vụ ngộ độc thức ăn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do người tiêu dùng ăn phải loại thực phẩm có chất màu hoặc do trong thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Nhưng sự nguy hiểm hơn là ở chỗ các loại thực phẩm chứa độc tố còn mang tính chất tiềm ẩn, lâu dài. Khi vào cơ thể người, chúng được tích tụ dần, đến một lúc nhất định sẽ gây ra bệnh tật. Như vậy việc sử dụng thực phẩm thiếu an toàn khôg chỉ gây nguy hiểm cho người tiêu dùng mà còn có thể làm ảnh hưởng tới các thế hệ sau này.

Những tác động của các hoạt động thương mại nói trên đối với môi trường và con người cần được sớm hạn chế và loại bỏ.

4) Tác động của quá trình phát triển công nghiệp tới môi trường.

Để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền công nghiệp nước ta vẫn phải duy trì giá trị gia tăng sản lượng trong năm tới là 14% đến 15% và xa hơn nữa (2010, 2020) ở mức hai con số. Điều này tất yếu dẫn tới nhu cầu sử dụng năng lượng và nguyên liệu sẽ phải tăng theo tương ứng. Hiện nay tiêu thụ khoảng 3,5 – 4 triệu tấn than/năm và phải nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn xăng dầu/năm [16]. Dự kiến đến năm 2010 mức tiêu thụ năng lượng ở nước ta sẽ có mức tăng gấp hai lần hiện nay. Trong công nghiệp giấy, hiện nay nước ta đang sản xuất được khoảng 170 nghìn tấn bột và 190 nghìn tấn giấy. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu để sản xuất ra số sản phẩm giấy đó, cần phải khai thác từ 70

– 80 nghìn héc ta rừng tre, nứa, gỗ mỗi năm. Như vậy phải tiến hành trồng từ 10 đến 17 năm trước mới có rừng khai thác cho hôm nay.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí