ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Có thể bạn quan tâm!
- Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Phát Triển Kinh Tế Với Môi Trường Sinh Thái
- Tác Động Bệnh Lý Của Một Số Hợp Chất Khí Độc Hại Do Ô Nhiễm Đối Với Sức Khỏe Của Con Người
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ HỒNG TIẾN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 6
1.1. Môi trường sinh thái6
1.1.1. Khái niệm môi trường sinh thái 6
1.1.2. Phát triển bền vững và vai trò của môi trường sinh thái đối với
phát triển bền vững 10
1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với môi trường sinh thái 14
1.2.1. Tác động của môi trường sinh thái đối với phát triển kinh tế 14
1.2.2. Những tác động của phát triển kinh tế đến môi trường sinh thái 27
1.2.3. Sự cần thiết khách quan phải bảo vệ môi trường sinh thái trong
phát triển kinh tế bền vững 31
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với môi trường sinh thái 35
1.3.1. Phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở một
số địa phương 35
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Hải Dương 41
Chương 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HẢI DƯƠNG 44
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tác động đến môi trường
sinh thái ở Hải Dương 44
2.1.1. Một số tiềm năng thế mạnh của Hải Dương 44
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương 46
2.2. Khái quát về hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái ở Hải Dương 53
2.2.1. Những kết quả đạt được 53
2.2.2. Một số hạn chế 56
2.3. Hiện trạng môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương 58
2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở Hải Dương 58
2.3.2. Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường sinh thái ở
Hải Dương 67
2.3.3. Những nguyên nhân chính tác động xấu tới môi trường sinh thái
do phát triển kinh tế ở Hải Dương 79
2.3.4. Những vấn đề môi trường bức xúc đặt ra ở Hải Dương 82
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
Ở HẢI DƯƠNG 84
3.1. Vấn đề kinh tế môi trường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 84
3.1.1. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước của Bộ Chính trị 84
3.1.2. Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 89
3.1.3. Phương hướng bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015 được nêu
ra tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3 90
3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh
thái ở Hải Dương 96
3.2.1. Mục tiêu tổng quát 96
3.2.2. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái giai đoạn 2006 - 2020 99
3.2.3. Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương từ năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 100
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa môi
trường sinh thái với phát triển kinh tế bền vững ở Hải Dương 101
3.3.1. Nâng cao nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và môi trường sinh thái, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền,
vận động về bảo vệ môi trường 101
3.3.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 104
3.3.3. Giải pháp về quy hoạch 105
3.3.4. Bố trí, sử dụng kinh phí và nguồn nhân lực hợp lý cho hoạt động
bảo vệ môi trường 108
3.3.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ, thông tin liên lạc 109
3.3.6. Thực hiện xã hội hoá và đầu tư bảo vệ môi trường 111
3.3.7. Giải pháp về chính sách phát triển 112
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 126
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
BVMTST Bảo vệ môi trường sinh thái
BVMT Bảo vệ môi trường
CCKT Cơ cấu kinh tế
CCN Cụm công nghiệp
CCVC Của cải vật chất
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTR Chất thải rắn
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
KT - XH Kinh tế - xã hội
MTST Môi trường sinh thái
ONMT Ô nhiễm môi trường
PTBV Phát triển bền vững
PTKT - XH Phát triển kinh tế - xã hội
PTKT Phát triển kinh tế
PTKTBV Phát triển kinh tế bền vững
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TTKT Tăng trưởng kinh tế
UBND Uỷ ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài chục năm trở lại đây, do sức ép về dân số và PTKT làm cho các nguồn TNTN ngày càng cạn kiệt, MTST mất cân bằng, suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng bị phá hủy hoàn toàn. Những vấn đề MTST toàn cầu như: biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, ĐDSH giảm sút, ô nhiễm không khí, nguồn nước... đang là thách thức đối với sự tồn tại của loài người. Việc duy trì chất lượng MTST nhằm hướng tới PTBV đang là yêu cầu đặt ra đối với toàn thế giới cũng như mỗi một quốc gia.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đất nước đã thay da đổi thịt, hàng loạt các KCN, khu chế xuất, các khu đô thị mới lần lượt mọc lên cùng với sự PTKT - XH là ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng gia tăng. TNTN bị khai thác cạn kiệt đã gây ra những trở ngại to lớn cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế. Hậu quả ô nhiễm nặng nề do bất chấp về môi trường trong quá trình PTKT - XH đang diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong cả nước nhưng đáng tiếc là điều đó hình như chưa "thấm" vào ý thức của nhiều người. Kinh nghiệm cho thấy việc xử lý hậu quả ô nhiễm khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với việc đầu tư, xử lý, ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu.
Trong những năm qua, Hải Dương đã có bước tiến mới trong PTKT ở tất cả các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các làng nghề; các hoạt động du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, y tế, giáo dục, đô thị hóa. Song, vấn đề MTST trong PTKT hiện chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, MTST ở Hải Dương đã có sự ô nhiễm, tuy chưa đến mức độ nghiêm trọng, song từng thành phần môi trường như đất, nước, không khí, bụi ở một số khu vực có xu hướng ô nhiễm gia tăng và biểu hiện sự suy thoái đặc biệt là tại các khu công nghiệp, CCN tập trung, môi trường làng nghề… PTKTBV không chỉ coi trọng TTKT mà phải đi đôi với bảo vệ MTST, điều đó đồng nghĩa với việc cần phải có những giải pháp tích cực và hữu hiệu để ưu tiên giải quyết vấn đề MTST trong PTKT ở Hải Dương.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu "Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương" nhằm giải quyết các đòi hỏi bức xúc cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề MTST và PTKT đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đề cập đến nhiều trong các tác phẩm của mình. Đồng thời cũng được nghiên cứu trong nhiều tác phẩm của các nhà kinh tế học như: Kinh tế học của Paul Samuelson và Wiliam D. Nordhous, Kinh tế học của David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch...
Vấn đề này cũng được đặt ra tại Hội nghị môi trường và PTBV có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) 1992, và Hội nghị về PTBV có tại Johannesburg (Nam Phi) 2002.
Ở nước ta, vấn đề BVMT được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH. Luật Bảo vệ môi trường ra đời năm 1993, sau đó là hàng loạt các văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề này được ban hành và được tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước. Đặc biệt vào năm 1998, lần đầu tiên Hội nghị môi trường toàn quốc được tổ chức. Tiếp đó, ngày 22 tháng 4 năm 2005, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ hai đã được tổ chức tại Hà Nội.
Qua hai kỳ Hội nghị môi trường toàn quốc, đã có gần 1000 báo cáo tham luận và hơn 2000 đại biểu tham dự. Những báo cáo tham luận này tập trung vào 10 vấn đề chính: Môi trường đô thị và công nghiệp; môi trường nông thôn, miền núi, biển và ven bờ; hiện trạng môi trường Việt Nam; công nghệ môi trường; quản lý môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; phương pháp luận nghiên cứu môi trường; kinh tế môi trường; giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường.
Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 3 (diễn ra trong hai ngày 17 và 18/11/2010) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với thông điệp: Bảo vệ môi trường - tương lai cho phát triển bền vững. Hội nghị đưa ra mục tiêu tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm sau gần sáu năm triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 11/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; năm năm thực hiện chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW.
Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác BVMT và PTBV của đất nước, thể hiện tiếng nói chung của tất cả các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng cùng cam kết và thống nhất hành động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về BVMT trong thời gian tới, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về môi trường mà Quốc hội đã đặt ra trong 5 năm tới và trong năm 2011 nhằm bảo đảm các mục tiêu PTKT - XH đã đề ra, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gia tăng ONMT, suy thoái tài nguyên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Ngoài ra, vấn đề MTST trong PTKT cũng đã được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn trong các văn kiện của Đảng, tạp chí nghiên cứu lý luận, nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu chuyên ngành và những công trình khoa học được đăng tải dưới hình thức bài tạp chí, sách chuyên khảo, luận văn, luận án. Có thể kể đến một số công trình của một số tác giả sau có liên quan ít nhiều đến đề tài nghiên cứu:
- GS.TS Trần Văn Chử, Tài nguyên môi trường và PTBV ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 2004.
- Phạm Thị Ngọc Trầm, Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp, Nxb CTQG, HN, 1997.
- Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường (2005) "Xung đột giữa PTKT và ONMT", HN, 2005.
- Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Vò Đình Long, Tài nguyên môi trường và PTBV, Nxb Khoa học kỹ thuật, HN, 2002.
- Hồ Văn Vĩnh, Bảo vệ tài nguyên môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2009.
Các công trình trên đã đề cập đến thực trạng suy thoái MTST, làm rò cơ sở lý luận cũng như các vấn đề thực tiễn đặt ra và đưa ra nhiều giải pháp để PTKT và BVMT. Phần lớn các công trình nói trên, vấn đề MTST và PTKT được nghiên cứu trong mối quan hệ độc lập tương đối, mối quan hệ giữa chúng chủ yếu ở tầm quốc gia. Vấn đề MTST trong PTKT gắn với bảo vệ MTST ở một địa phương (tỉnh) chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là đối với Hải Dương.
Vì vậy, đề tài "Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải