Mối Quan Hệ Giữa Phát Triển Kinh Tế Với Môi Trường Sinh Thái

trưởng và phát triển lành mạnh của các ngành kinh tế đặc biệt là các ngành kinh tế liên quan đến sử dụng TNTN, có thể tạo ra hàng hóa và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ về nợ bên ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến mỗi ngành sản xuất.

+ Về xã hội: hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm: y tế, giáo dục…, công bằng giới tính, sự tham gia và trách nhiệm chính trị cho mọi người, đảm bảo sức khỏe, giảm đói nghèo, hạn chế các tệ nạn xã hội.

+ Về môi trường: hệ thống PTBV thể hiện ở sử dụng hợp lý TNTN, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường. Việc khai thác các nguồn lực không thể tái tạo không được vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì ĐDSH, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế, hạn chế ONMT, có chính sách và kế hoạch hành động cải thiện môi trường.

Như vậy, "PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thể hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa TTKT, đảm bảo tiến bộ xã hội và BVMT" [32, tr.7].

BVMT là một trong 3 thành tố hay trụ cột của PTBV ở bất kỳ quốc gia nào trong thế giới đương đại và tương lai. Trong thời đại ngày nay, BVMT và PTBV không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực mà đã thực sự trở thành mối quan tâm toàn cầu. Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và nan giải của các vấn đề môi trường đang đòi hỏi chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường trong quá trình thực hiện PTBV.

Có thể nói môi trường và PTBV là một vấn đề có tính cấp thiết liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và xuyên suốt nhiều thời đại. Quản lý môi trường, bảo vệ, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các yếu tố môi trường và các điều kiện thuận lợi của môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và PTKT - XH loài người là những nội dung quan trọng trong hoạt động hiện nay và mai sau của toàn nhân loại.

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã đặt PTBV trên cơ sở nâng cao, cải thiện chất lượng sống của con người theo phạm vi, khả năng chịu được của các hệ sinh thái. Đó là mục tiêu về PTBV, chỉ tiêu đánh giá cho quá trình PTKT -

XH của mỗi quốc gia trên thế giới.

PTKTBV là bộ phận cấu thành quan trọng của PTBV ở mỗi quốc gia hiện nay. Đó là sự biến đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng của nền kinh tế gắn với việc đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội và sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT.

Như vậy, nội dung cơ bản của PTKTBV bao gồm: đạt mức tăng trưởng tương đối cao và ổn định, với cơ cấu kinh tế hợp lý và tiến bộ, sử dụng nguồn lực tiết kiệm và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Để đảm bảo PTKTBV cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, TTKT hợp lý, có chất lượng cao và duy trì trong khoảng thời gian dài.

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 3

Thứ hai, TTKT gắn với việc hình thành CCKT và chuyển dịch CCKT theo xu hướng phát triển một cách hợp lý được thể hiện bằng tỷ lệ % đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế đất nước.

Thứ ba, PTKT với việc duy trì sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế đất nước. Đó là những cân đối cần quan tâm của đất nước như: đầu tư và tiêu dùng, đầu tư trong nước và ngoài nước.

Thứ tư, sự lan tỏa của TTKT đến các vấn đề xã hội, dẫn đến xóa đói, giảm nghèo và công bằng xã hội.

Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành CNH , HĐH trên quan điể m PTBV với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan điể m PTBV của Việt Nam đã được thể hiện rò trong văn kiện Đại hội Đảng IX, về chiến lược PTKT - XH giai đoạn 2001 - 2010, theo đó PTBV của Việt Nam là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường ", "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học" [26, tr.162-163]. Đến Đại hội Đảng XI, trong chiến lược PTKT - XH giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định: “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược… Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” [28, tr.98-99].‌

1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với môi trường sinh thái

1.2.1. Tác động của môi trường sinh thái đối với phát triển kinh tế

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, đã có một thời PTKT được đặt lên hàng đầu, được ưu tiên số một trong các chính sách của chính phủ, thậm chí lấn át các yếu tố khác như xã hội, môi trường. Người ta cho rằng, khi kinh tế đã phát triển thì có thể dùng nguồn lực kinh tế để khắc phục những vấn đề tài nguyên, môi trường và xã hội. Đã có những giai đoạn, khuynh hướng “phát triển với bất cứ giá nào” đã gây ra những hậu quả nặng nề cho văn hóa, xã hội, môi trường mà nhiều quốc gia phát triển đến nay vẫn còn phải khắc phục. Trong thời điểm hiện nay, cuộc chạy đua PTKT giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế trên thế giới đang diễn ra gay gắt thì khuynh hướng phát triển với bất cứ giá nào vẫn được tôn sùng đặc biệt trong các quốc gia đang phát triển. Người ta có thể hy sinh các yếu tố khác như chênh lệch giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong xã hội, suy thoái về đạo đức, lối sống hay thậm chí hy sinh cả môi trường để PTKT. Sự khát khao PTKT với bất cứ giá nào đã mang lại hậu quả là môi trường bị suy thoái, tài nguyên tái tạo và không tái tạo bị khai thác quá mức dẫn đến những nền tảng cho PTKT bị yếu kém, thu hẹp. Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng lên gây nên sự nghèo khổ cùng cực của con người. Với những nước nghèo như Việt Nam mà cuộc sống của người dân còn bị phụ thuộc chính vào khai thác các loại TNTN thì tính bền vững về sinh thái và kinh tế cũng quan trọng như tính bền vững về xã hội trong quá trình phát triển. Cũng vì vậy, nếu sự phá hủy môi trường, làm tổn hại đến các hệ sinh thái, cơ sở cho sự sinh trưởng của các sản lượng sinh học như đất, nước, các quần thể động thực vật, rừng, biển và bờ biển với nhịp điệu như hiện nay thì sự PTBV không thực hiện được.

Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng "tăng trưởng bằng không hoặc âm” để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn hoặc chủ trương không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo để bảo vệ chúng, nhưng quan điể m này là không tưởng nhất là đối với các nước đang phát triển, vì nguồn TNTN mãi mãi vẫn là nguồn vốn cơ bản để PTKT. Các nước phát triển ngày nay thường hạn chế khai thác tài nguyên trong nước, thay vào đó là tăng cường khai thác tài nguyên ở các nước đang phát triển thông qua các dự án đầu tư hoặc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa.

Như vậy, PTKT và môi trường không phải là 2 vấn đề đối kháng nhau đối với một quốc gia phát triển. Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc ngày 22/4/2005 tại Hà Nội, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận định: "Đây là thời điểm mà BVMT đang trở thành vấn đề thời sự của toàn cầu. Kinh nghiệm cho thấy, những

quốc gia đi theo con đường hy sinh môi trường để PTKT đều phải trả giá đắt. Vì sự trường tồn của Trái đất - Ngôi nhà chung của chúng ta, vì lợi ích của mỗi quốc gia và lợi ích của mỗi người dân chúng ta, chúng ta phải không ngừng nâng cao tính bền vững của quá trình phát triển” [37]. Ở Việt Nam, trải qua hơn 20 năm đổi mới đã thể hiện được tính đúng đắn của đường lối phát triển. Kinh tế tăng trưởng liên tục, xã hội ổn định, chúng ta là một trong những quốc gia tích cực tham gia vào công tác BVMT, duy trì và bảo vệ các nguồn TNTN, tham gia nhiều công ước quốc tế trong lĩnh vực BVMT, ĐDSH và PTBV. Chúng ta đã xây dựng "Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam" với những mục tiêu chính là đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hòa cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Mối quan hệ giữa PTKT và BVMT ở nước ta đã được khẳng định tổng quát trong Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và các kế hoạch PTKT - XH của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" [9]. Để PTBV chúng ta vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đồng thời lại phải bảo toàn được hệ sinh thái và ĐDSH. Con người chính là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của thế giới chúng ta và sự bảo toàn các hệ sinh thái là một phần trong những cố gắng lớn lao để đảm bảo cuộc sống cả loài người. Bất cứ một kế hoạch BVMT thực sự nào cũng đều phải bao gồm những biện pháp kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo vì nạn đói nghèo là một trong những nguyên nhân chính phá hoại môi trường. Có thể nói PTKT phải gắn với BVMT và BVMT để tạo nguồn lực cho PTKT là mục tiêu của mỗi quốc gia.

1.2.1.1. Tác động tích cực của môi trường sinh thái đối với phát triển kinh tế

- Môi trường là sinh thái, sinh quyển cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người.

Trong hoạt động sống của mình, con người cần phải có một không gian sống nhất định như: nhà để ở, nơi nghỉ ngơi, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm sản, thủy sản... Trung bình mỗi ngày, mỗi người đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở, 2,5 lít nước để uống và với một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 kcal. Như vậy, chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi người. Tuy nhiên, lịch sử loài

người đã cho thấy rò là trong khi trái đất không thay đổi về độ lớn nhưng dân số thế giới lại không ngừng gia tăng, vì vậy, diện tích đất bình quân đầu người (không gian sống) ngày càng chật hẹp và giảm sút nhanh chóng. Ở Việt Nam, diện tích không gian sống của con người ngày càng bị thu hẹp, bình quân đất canh tác nông nghiệp hiện nay khoảng 0,1 ha/người, trong khi bình quân của thế giới là 0,27 ha/người. Trước tình hình đó đã xuất hiện quan điể m coi vi ệc dân số gia tăng không kiềm chế được là cuộc khủng hoảng chủ yếu mà nhân loại ngày nay đang phải đương đầu, là nguyên nhân chính của nạn đói nghèo, lạc hậu, mức sống thấp, suy dinh dưỡng và bệnh tật, sự xuống cấp của môi trường và một loạt các vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó, sự phân bố dân số không đồng đều càng làm găy gắt hơn về không gian sống ở nơi mật độ dân số tập trung cao, đặc biệt là tại thành phố lớn và các KCN tập trung của nhiều quốc gia.

- MTST là nơi cung cấp điều kiện sống, nguồn TNTN làm thành đối tượng lao động và các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài người.

Từ thời nguyên thủy đến nay, để tồn tại và phát triển thì con người đã liên tục khai thác và sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên vào các hoạt động sống của mình. Nguồn tài nguyên chứa trong môi trường rất đa dạng và phong phú nhưng không phải là vô tận. Sự khai thác quá mức đã làm cho nhiều nguồn tài nguyên ở nhiều nơi bị cạn kiệt. Sự tăng cường thăm dò, khảo sát TNTN cùng với sự mở mang các vùng đất mới hoặc việc sử dụng những công nghệ mới thay thế nguyên, nhiên, vật liệu… chính là những biện pháp tình thế của con người hiện nay để bù đắp sự suy giảm chức năng của môi trường mà nguyên nhân chính là do con người gây ra.

- MTST là nơi chứa đựng chất thải của quá trình sinh hoạt và quá trình sản xuất của con người.

Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân hủy tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Vì đồng thời với quá trình con người thải các loại chất khác nhau vào môi trường là quá trình môi trường không ngừng phân hủy, hấp thụ và trung hòa các chất thải để chúng trở thành vô hại, ít gây độc nhờ các lực lượng tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học…). Khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là khả năng

đệm của khu vực đó. Khi lượng chất thải vượt quá khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân hủy thì chức năng này bị vi phạm, chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường sẽ bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, trở thành lực cản của tiến bộ xã hội.

- Môi trường là nơi giảm nhẹ những tác động bất lợi từ thiên nhiên

Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất nhờ vào hoạt động của hệ thống các thành phần môi trường như khí quyển (không khí), thủy quyển (nước), và thạch quyển (đất, đá). Khí quyển giữ cho trái đất tránh được các bức xạ quá cao, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người. Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí. Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm tác động có hại của thiên nhiên đối với con người và sinh vật.

Có thể nói, bầu không khí trong đó có tầng ôzôn như một tấm lá chắn giúp con người và các sinh vật trên trái đất chống lại các tác động có hại từ thiên nhiên như: tia cực tím, bão từ, thiên thạch…, đồng thời là nơi che chở gió bão, băng tuyết, điều hòa không khí…

Tóm lại, mọi sự sống trên trái đất và mọi quá trình hoạt động của con người đều được tiến hành trong môi trường, dựa vào môi trường và sử dụng các yếu tố sẵn có của môi trường. Xuất phát từ những nhận thức đó, chúng ta khẳng định MTST có vai trò to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi loại sinh vật sống trên trái đất.

1.1.2.2. Tác động tiêu cực của môi trường sinh thái đến phát triển kinh tế và những vấn đề đặt ra

Ở nước ta, các báo cáo về PTKT những năm qua cho thấy GDP tăng trưởng mạnh mẽ nhưng lại bỏ qua cái giá của sự tăng trưởng đó là tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, bệnh tật, mất rừng… Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp tăng 8-9%/năm, mức độ đô thị hóa từ 23%/năm lên 33%/năm năm 2000 thì năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp tăng gấp 2,4 lần, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng tăng gấp 2 lần [51].

Theo các chuyên gia về môi trường, phải tính cả giá này mới có được chỉ số GDP thực sự. Theo Văn phòng Chiến lược quản lý môi trường Thành phố Hồ

Chí Minh khi nghiên cứu một số vùng trọng điểm phía Nam, để tạo ra 1 tỷ đồng, các hoạt động kinh tế trong vùng đã thải ra 3,1 tấn BOD5, 5,9 tấn chất rắn lơ lửng, thải vào không khí 2,9 tấn CO2 và thải ra đất 4,4 tấn CTR. Còn nếu chỉ tính tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2002-2005, tốc độ tăng GDP cả kỳ là 1,35 lần thì tốc độ gia tăng lượng rác sinh hoạt lên đến 2,7 lần [1]. Như vậy, chỉ số đo lường sự PTKT hiện nay không phản ánh trạng thái thực của một nền kinh tế PTBV. Nghĩa là, chỉ hô hào sự tăng trưởng GDP hàng năm mà không biết rằng cùng với sự tăng trưởng đó có bao nhiêu nguồn vốn tự nhiên bị hao mòn, chất lượng môi trường và cuộc sống giảm đến đâu. Ở Mêhico, chi phí cho môi trường làm giảm đến 12% GDP. Còn ở Trung Quốc, tính toán thử 1 năm thì thấy tổn thất do suy thoái tài nguyên là GDP giảm đi xấp xỉ 10% [2]. Điều đó để cảnh báo rằng, nếu PTKT mà không chú ý đến các vấn đề về môi trường thì sẽ có sự tăng trưởng giả tạo, ảnh hưởng tới PTBV.

Ngày nay, những biến đổi về môi trường đã dẫn đến những tác động không nhỏ đến PTKT của Việt Nam như:

- Tác động của suy thoái môi trường:

Suy thoái đất của nước ta chủ yếu là xói mòn, hoang mạc hóa. Hiện nay có khoảng 17,7 triệu ha đất dốc bị xói mòn, khoảng 7.055.000 ha trong số 33 triệu ha đất tự nhiên đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa. Tình hình suy giảm đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất và sa mạc hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh. Xói mòn đất dẫn đến mất lớp đất trồng trọt, nghèo hóa đất, mất diện tích canh tác và giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chất lượng sản phẩm hàng hóa nông, thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu.

Việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản đã khiến trữ lượng hải sản trong những năm gần đây giảm sút nhanh chóng. Trữ lượng năm 2003 là 3.072.800 tấn, giảm 25% so với năm 1990 (4,1 triệu tấn), đến năm 2010 chỉ còn 2.270.000 tấn. Nhiều loài tôm, cá có giá trị kinh tế bị giảm sút, nhiều loài thủy hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. Báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc nhân ngày ĐDSH quốc tế 22/5/2005 đã nên rò, có đến 90% nguồn lợi thủy sản của thế giới đã bị mất đi từ khi ngành đánh cá được cơ giới hóa, 1/3 các loài lưỡng thể, 1/5 các loài có vú và các loài tùng bách đang bị tuyệt chủng [8]. Con người đã làm cho ĐDSH bị biến đổi rất nhanh trong 50 năm qua so với bất cứ thời đại nào trong lịch sử. Các tác giả đã tính toán rằng, trên 60% những dịch vụ

cung cấp bởi các hệ sinh thái nền cho an sinh nhân loại đang bị thoái hóa nhanh. Các dịch vụ đó là khả năng điều hòa khí hậu, thanh lọc khí trời và nước, khống chế dịch bệnh và giảm thiểu thiên tai. Sự phá hủy ĐDSH do con người gây ra đã đưa đến những hệ lụy mà ngày nay chúng ta đang gánh chịu. Khí trời quá nóng, sông ngòi, ao hồ cạn kiệt, nguồn lợi lâm, thủy sản bị khai thác kiệt quệ khó có khả năng hồi phục. Cháy rừng diễn ra nghiêm trọng do thời tiết cùng với nạn đốt rừng làm rẫy, khai thác than trái phép hay do vô ý chỉ tính riêng năm 2010 đã xảy ra 880 vụ cháy rừng làm thiệt hại 5.600 ha rừng; diện tích rừng bị phá là 1.674 ha với hơn 3.300 vụ phá rừng [63]. Ô nhiễm nước biển gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế biển. Ô nhiễm ở các bãi tắm và các điểm du lịch đang và sẽ ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ven biển, làm giảm lượng khách du lịch đến các vùng biển. Các kim loại nặng đổ ra biển sẽ tích tụ trong cơ thể các sinh vật biển, khi con người ăn phải những loại sinh vật này sẽ bị nhiễm độc.

Toàn bộ quá trình khai thác khoáng sản đều gây chấn động đến hệ sinh thái như làm trôi đất và làm thay đổi môi trường sống của động thực vật hoang dã do khi thi công các công trình, khai thác hầm lò đòi hỏi phải gạt bỏ một lượng lớn đất mặt, gây sạt lở mặt đất và tạo ra các bãi thải đất bốc và bãi thải quặng, các bãi thải này làm mức độ ô nhiễm nặng hơn do bùn chảy và quặng có chứa kim loại có tính axit ngấm vào tầng nước mặt. Trong những năm qua, việc khai thác tài nguyên khoáng sản chủ yếu là khai thác lộ thiên dẫn đến ONMT xung quanh rất trầm trọng. Khoáng sản hầu hết là tài nguyên không tái tạo, sản lượng khai thác tăng lên thì tuổi thọ của mỏ sẽ bị rút ngắn làm tổn hại đến tính bền vững của PTKT. Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản ngày càng tăng. Diện tính rừng cũng bị ảnh hưởng do việc làm đường, đổ đất đá thải, khai thác gỗ chống lò, đất bị bóc mất màu, dễ bị xói mòn. Các bãi khai thác cát trên sông gây thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống đê điều, đe dọa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của các vùng dân cư.

- Thiệt hại kinh tế do tác động của tai biến môi trường

Do tác động của tự nhiên và các hoạt động của con người (khai phá đất rừng để làm ruộng bậc thang, mở đường, khai thác khoáng sản, xây dựng các hồ chứa nước lớn…), hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển và nứt đất, xói nở xảy ra ở nhiều nơi nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền núi và miền Nam Trung bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm thay đổi kết cấu đất gây nguy hiểm cho

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí