xí nghiệp quốc doanh. Việc làm chủ của tập thể lao động tại xí nghiệp dựa trên những nguyên tắc cơ bản là: (1) Làm chủ dựa trên cơ sở chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh được quy định trong Điều lệ xí nghiệp, theo Hiến pháp và pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với xí nghiệp quốc doanh; (2) Thực hiện quyền làm chủ thông qua Đại hội công nhân viên chức, Hội đồng xí nghiệp, Ban thanh tra công nhân…đồng thời với sự đại diện của các tổ chức quần chúng trong xí nghiệp được pháp luật thừa nhận, bảo đảm thực hiện chế độ một thủ trưởng trong công tác quản lý xí nghiệp; (3) Thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động hướng vào mục tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích tòan xã hội, lợi ích thập thể và lợi ích người lao động, bảo đảm cho mọi thành viên của tập thể lao động trong xí nghiệp không ngừng phát triển toàn diện.
Đại hội bầu ra Hội đồng xí nghiệp là cơ quan thường trực hoạt động giữa hai kỳ Đại hội công nhân viên chức gồm 7 đến 21 người có nhiệm kỳ là 2 năm để giám sát thực hiện nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức, kiến nghị những chủ trương và biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết, giải quyết những vấn đề mới phát sinh thuộc thẩm quyền của Đại hội công nhân viên chức và sẽ báo cáo lại trong kỳ đại hội gần nhất. Ban thanh tra công nhân gồm 5 đến 15 người do Đại hội công nhân viên chức bầu ra, cũng có nhiệm kỳ 2 năm để giám sát, kiểm tra mọi họat động sản xuất kinh doanh và phân phối trong doanh nghiệp.
Giám đốc vừa là đại diện cho Nhà nước vừa là đại diện cho tập thể người lao động, có quyền điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nếu cần thay đổi mục tiêu kế hoạch mà Đại hội công
nhân, viên chức đã quyết định Giám đốc xí nghiệp đề nghị Hội đồng xí nghiệp xem xét quyết định điều chỉnh.
* Quyết định số 195 – HĐBT ngày 02/12/1989 42
Quyết định số 195 – HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 02/12/1989 sửa đổi, bổ sung cho Quyết định số 217 – HĐBT ngày 14/11/1987. Quyết định số 195 – HĐBT đã có những bổ sung sửa đổi như: phải kiểm kê đánh giá lại tài sản hiện đang có tại doanh nghiệp và làm thủ thục giao quyền cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng; bỏ chế độ bán vật tư, mua sản phẩm theo hợp đồng kinh tế cả đối với sản phẩm trọng yếu sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước giao; giao cho các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp quy định tỷ lệ và thời gian khấu hao tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách cấp, phần khấu hao để lại cho doanh nghiệp sử dụng vào việc hình thành quỹ phát triển sản phẩm và doanh nghiệp phải gửi tiền trích khấu hao này vào tài khoản ngân hàng đầu tư xây dựng cơ bản, khi có nhu cầu mua sắm tài sản cố định để phát triển sản xuất, được các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phê duyệt thì mới được rút ra để sử dụng; quy định nhịp độ tăng trưởng quỹ lương phải luôn thấp hơn nhịp độ tăng trưởng của năng suất để bảo đảm cho người lao động có thu nhập phù hợp với kết quả lao động của mình, tránh tình trạng vi phạm nguyên tắc tài chính, không để cho lợi ích cá nhân, lợi ích của tập thể lấn án đi lợi ích quốc gia.
* Nhà nước bắt đầu thực hiện việc trao quyền quản lý và sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn cho doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 332/HĐBT ngày 23/10/1991. Các doanh nghiệp nhà nước được quyền chủ động đổi mới, thay thế, thanh lý tài sản cố định hết thời hạn khấu hao. Nhà nước giao quyền tự chủ hơn cho doanh nghiệp nhà nước trong việc phân chia lợi tức và được
42 http://legal.khaitri.vn/Index.asp?Act=View&Doc=11943&Pro=12&Tree=51
trích cho quỹ khuyến khích phát triển sản xuất ít nhất 35% lợi tức, thực hiện khoán thí điểm cho tập thể và các nhân người lao động.
Như vậy từ năm 1987 – 1995, qua gần 10 năm thực hiện thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã tăng lên nhanh chóng trong đó có nhiều doanh nghiệp do quận huyện thành lập không bảo đảm điều kiện duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Có những doanh nghiệp nhà nước phát huy được tính chủ động, tự chủ kinh doanh nên đã tăng thu nhập đáng kể nhưng cũng không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ lớn. Nhà nước bỏ vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp nhà nước đã thu về nhiều khoản trùng lập như khấu hao cơ bản, tiền thu về sử dụng vốn, nộp tích lũy cho nhà nước… nên đã làm giảm đi một phần tính tự chủ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước phải nộp vào ngân sách hàng năm số tiền từ 2% - 6% trên số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp. Khoản thu mang tính chất chi phí vốn đầu tư này đã làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ mất dần đi vốn kinh doanh…
Nhà nước giao vốn cho tập thể công nhân, khắc phục tình trạng trì trệ, ỷ lại, thiếu năng động trong cơ chế bao cấp tuy nhiên người lao động không phải là người góp vốn dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc làm giảm tính chủ động của người quản lý doanh nghiệp. Nhà nước giao quyền quyết định mọi vấn đề chiến lược cho người lao động và đại hội công nhân viên chức, đây chỉ là người làm công ăn lương nhưng lại được trao quyền quyết định của chủ sở hữu, muốn vậy họ phải bỏ tiền mua cổ phần của doanh nghiệp. Thêm nữa giám đốc là người làm thuê cho chủ sở hữu nhưng lại được Nhà nước giao cho chức năng điều hành, thực hiện chức năng của cơ quan hành chính hơn là một nhà kinh doanh nên dẫn đến có hiện tượng tham ô, tham nhũng của công…Trước tình hình này đòi hỏi phải tiếp tục cải tiến tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh
nghiệp nhà nước theo hướng chuyển mạnh sang họat động với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3 Giai đoạn áp dụng Luật doanh nghiệp nhà nước 1995
Ngày 20/4/1995 tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa IX đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước 43. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 nhằm mục đích phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhà nước; tăng cường quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp; thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước họat động có hiệu quả và thực hiện đúng các mục tiêu do Nhà nước giao cho doanh nghiệp.
Điều 1 của Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 đã quy định một số điểm cơ bản về doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục kiêu kinh tế xã hội do Nhà nước gioa. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước 1995, các doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Cụ thể là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn
43 http://legal.khaitri.vn/Index.asp?Act=View&Doc=10659&Pro=12&Tree=25
và phát triển vốn; riêng đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh còn có quyền quản lý tài sản như: được sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có sự hoàn trả; tự huy động vốn để kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu, được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn theo pháp luật quy định.
2.4 Giai đoạn áp dụng luật doanh nghiệp nhà nước 2003
2.4.1 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 44.
Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 được kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003. Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước (gồm hai hình thức là công ty nhà nước độc lập và Tổng công ty nhà nước), công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn( công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở nên). Các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về họat động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có những đặc trưng pháp lý như: (1) Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập. Các doanh nghiệp nhà nước phải lấy họat động sản xuất kinh doanh làm chủ yếu, các hoạt động này có tính liên tục trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp theo đúng những ngành, nghề, lĩnh vực đã được đăng ký. (2) Do Nhà nước đầu tư vốn ban đầu, Nhà nước là
44 http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2003/200311/200311270001
sáng lập viên và giữ quyền quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không chỉ có tư cách là chủ sở hữu như những nhà đầu tư khác mà còn là chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và thực hiện những thủ tục hành chính cần thiết. (3) Doanh nghiệp nhà nước không chỉ là đối tượng quản lý của Nhà nước như các loại hình doanh nghiệp khác mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng nhất định. Như vậy, một mặt Nhà nước trao cho doanh nghiệp những quyền quản lý doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp tồn tại và tự phát triển trong cơ chế thị trường như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác của các thành phần kinh tế khác; một mặt Nhà nước có quyền của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Bảảng 2 : So sánh và phân tích quyềền tựự chủủ củủa doanh nghiệệp nhà nưướớc trong mốối quan hệệ giữữa doanh nghiệệp nhà nưướớc và nhà nưướớc45
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC | NHÀ NƯỚC |
- Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất, thực hiện nhiệm vụ đặc biệt - Kinh doanh theo ngành, nghề phù hợp, mở rộng quy mô kinh doanh, lựa chọn thị trường, quyết định giá cả hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, liên kết… - Quyền tuyển dụng lao động, áp dụng định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương - Tham gia Tổng công ty - Từ chối cung cấp nguồn lực không được pháp luật quy định | - Quy định mô hình quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp - Ban hành điều lệ mẫu, phê chuẩn điều lệ doanh nghiệp nhà nước quan trọng - Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chuẩn y chiến lược, định hướng phát triển, giao những nhiệm vụ đặc biệt - Cho phép bổ sung ngành nghề hoạt động - Tổ chức kiểm tra, giám sát doanh nghiệp - Quy định tiêu chuẩn, định mức, đơn giá tiền lương |
THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ TRONG TÀI CHÍNH | |
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC | NHÀ NƯỚC |
Có thể bạn quan tâm!
- Mộ Ộ T Số Ố Bài Họ Ọ C Kinh Nghiệ Ệ M Rút Ra Cho Việ Ệ T Nam
- Vài Nét Về Ề Sự Ự Hình Thành Và Phát Triể Ể N Doanh Nghiệ Ệ P Nhà Nư Ư Ớ Ớ C Việ Ệ T Nam.
- Doanh Nghiệp Nhà Nước Đóng Vai Trò Bổ Sung Thị Trường Khi Cần Thiết.
- Thực Trạng Áp Dụng Chế Độ Chủ Quản, Từng Bước Tách Quyền Chủ Sở Hữu Ra Khỏi Quyền Quản Trị Doanh Nghiệp Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Trong
- Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tập Đoàn Dầu Khí.
- Chế Độ Hành Chính Chủ Quản Và Sự Quản Lý Lỏng Lẻo Phần Vốn Của Nhà Nước Tại Các Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
45 Phạạm Minh Tuấấn (2007), Quan hệệ pháp lý giữữa nhà nưướớc và doanh nghiệệp nhà nưướớc ởở Việệt Nam hiệện nay, Họọc việện Chính trịị Quốốc gia Hồồ Chí Minh.
- Quyết định cấp vốn đầu tư, giao vốn - Quy định chế độ thu tiền, sử dụng vốn, giám sát việc bảo toàn, phát triển vốn - Không thay đổi hình thức sở hữu. Cho phép đa dạng hóa cơ cấu sở hữu - Quy định chế độ khấu hao, ban hành chế độ khấu hao tài sản, ưu đãi đầu tư - Phê chuẩn phương án chuyển nhượng,cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sảnquan trọng ; phê chuẩn phương án huy động vốn, góp vốn kinh doanh ; chỉ phê duyệt trong một số trường hợp nhất định |
(Chữ ngạch chân là quy định đã bỏ theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 ; chữ in nghiêng là quy định mới theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003)
Có hai mô hình tổ chức quản lý của các công ty nhà nước đó là công ty nhà nước có và không có Hội đồng quản trị. Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 thì Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý doanh nghiệp ; nhưng theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 thì Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp sở hữu Nhà nước tại các Tổng công ty và các công ty có Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên Nhà nước đầu tư. Hội đồng quản trị ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Tổng giám đốc sau khi được sự chấp thuận của người quyết định thành lập tổng công ty. Ngoài ra Hội đồng quản trị quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác, bán tài sản có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản của tổng công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ tổng công ty. Đối với các tài sản của mình, công ty có quyền chiếm hữu, sử dụng để kinh doanh và thực hiện các lợi ích hợp pháp từ tài sản đó. Riêng quyền quyết định phụ thuộc vào loại hình công ty nhà nước có hay không có Hội đồng quản trị: công ty không có Hội đồng quản trị được quyết định các
dự án đầu tư, bán tài sản có giá trị đến 30% tổng giá trị tài sản hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn do điều lệ quy định; công ty có Hội đồng quản trị được quyết định dự án đầu tư, bán tài sản trên các mức do chủ sở hữu quyết định.
Chính phủ tổ chức thực hiện việc phân công và phân cấp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sử hữu như các trường hợp kể sau:
- Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, phân cấp của Chính phủ thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty không có Hội đồng quản trị và thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty có Hội đồng quản trị.
- Bộ Tài chính thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về quản lý tài chính.
- Hội đồng quản trị là sở hữu trực tiếp đối với công ty có Hội đồng quản trị và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc công ty.
- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chức năng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp; thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư của mình ở các doanh nghiệp khác và phần vốn của nhà nước còn lại ở doanh nghiệp độc lập đã cổ phần hóa hoặc góp toàn bộ vốn vào công ty liên doanh với nước ngoài; đại diện chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập.
- Đối với phần vốn của nhà nước ở các doanh nghiệp khác thì theo nguyên tắc: công ty nào đem vốn đi đầu tư, công ty đó là đại diện sở hữu phần vốn đó.
- Đối với Tổng công ty đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì các Bộ có liên quan đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị.
- Đối với các chủ sở hữu phải có nghĩa vụ đầu tư đầy đủ vốn điều lệ, tuân thủ điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài