Mộ Ộ T Số Ố Bài Họ Ọ C Kinh Nghiệ Ệ M Rút Ra Cho Việ Ệ T Nam


Tỷ lệ sở hữu cơ

bản(a)

7

19

22

30

34

37

39

38

39

39

Tỷ lệ sở hữu

biên(b)

11

12

11

14

17

17

19

23

26

27

Tự chủ trong các quyết định

sản xuất

7

8

10

14

25

35

40

53

64

67

Sự khác biệt về

lượng

1

1

1

2

5

9

12

20

32

35

Hệ thống trách nhiệm

quản lý(c)

0

0

0

1

2

4

8

42

83

88

Chế độ quản lý mới quyết định sau

1980

9

9

15

25

40

40

61

75

85

94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 4

Ghi chú: Dựa trên mẫu điều tra năm 1991 đối với các doanh nghiệp nhà nước của Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc

a: Tỷ lệ lợi nhuận có thể giữ lại nếu lợi nhuận không vượt quá mức cơ bản đặc biệt.

b: Tỷ lệ lợi nhuận có thể giữ lại nếu lợi nhuận vượt quá mức cơ bản

c: Tỷ trọng của các xí nghiệp (có hệ thống trách nhiệm quản lý) trong mẫu điều tra.

Nguồn: Trung Quốc 2020, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 2001

- Từ 1984 – 1991: Cuộc cải cách bước vào giai đoạn thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh dưới nhiều hình thức, trao quyền tự chủ kinh doanh cho người kinh doanh, đưa doanh nghiệp hướng tới thị trường đồng thời là điều chỉnh, xem xét lại nền kinh tế quốc dân. áp dụng chế độ khoán với một số hình thức chủ yếu như:24



24 Tiếến sĩĩ Võ ĐĐi Lưưc, Giáo sưư, Tiếến sĩĩ Cốc Nguyên Dưươơng (1997), Cải cách doanh nghiệp nhà nưưc ởTrung Quốc –So sánh với Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

Hình thức khoán cơ số lợi nhuận nộp lên trên, chia phần thu vượt. Sau khi hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đã được giao, doanh nghiệp nhà nước có thể giữ lại 70 – 80% phần lợi nhuận vượt so với kế hoạch. Hình thức khoán này có rủi ro tương đối ít đối với cả hai bên giao và bên nhận khoán nhưng tác dụng khích lệ đối với doanh nghiệp cũng không lớn.

Hình thức khoán cố định mức lợi nhuận nộp lên trên: Lợi nhuận nộp lên trên được khoán cố định và do đó toàn bộ phần lợi nhuận vượt lên doanh nghiệp được phép giữ lại. Với hình thức khoán này có lợi cho doanh nghiệp tuy nhiên Nhà nước không thể tăng thu ngân sách cùng với sự tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hình thức khoán lợi nhuận gia tăng nộp lên trên: Lợi nhuận nộp lên trên được khoán theo mức quy định và tăng dần lên theo từng năm, phần vượt mức khoán này doanh nghiệp được giữ lại toàn bộ. Đây là hình thức khoán làm cho nguồn thu vào ngân sách Nhà nước ổn định tuy nhiên việc xác định tỷ lệ gia tăng hàng năm là rất khó.

Hình thức khoán chỉ tiêu bù lỗ: Đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhà nước sẽ giảm dần việc bù lỗ kinh doanh theo kế hoạch và phần lỗ còn lại thì doanh nghiệp phải chịu. Với hình thức khoán chỉ tiêu bù lỗ này thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao.

Một số những hình thức khoán khác như: khoán đầu ra, đầu vào cho toàn ngành, khoán cho thuê…

Chế độ khoán đã tăng cường quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, đã có vai trò nhất định trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của ngân sách Nhà nước. Nhà nước đã từng bước chuyển quản lý trực tiếp kế hoạch mang tính pháp lệnh sang phương thức quản lý chủ yếu bằng hình thức gián tiếp, giúp doanh nghiệp tự chủ kinh doanh trên các mặt như sắp xếp nhân sự, giữ lại một phần lợi nhuận của mình,

hay tự chủ đầu tư… Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa được xử lý khi Trung Quốc áp dụng chế độ khoán, cụ thể như chỉ tiêu khoán mỗi nơi một kiểu, không hình thành nên hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn thống nhất để kiểm tra; doanh nghiệp thiếu sức sống vẫn hưởng lãi mà không chịu trách nhiệm về những thua lỗ của mình; mục tiêu chủ yếu của bên nhận là hoàn thành chỉ tiêu được khoán mà không chú trọng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, dẫn đến hành vi “chộp giật” của các doanh nghiệp, làm suy yếu động lực phát triển của các doanh nghiệp; Chính phủ vẫn còn đảm đương hai chức năng đó là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước và là người sở hữu tài sản Nhà nước, dẫn đến doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi được sự can thiệp hành chính của Nhà nước…

- 1992 đến nay: Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước triệt để hơn, nhằm thực hiện đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh, Trung Quốc đã đi sâu vào cải cách toàn diện doanh nghiệp, thực hiện hàng loạt quyền lợi của doanh nghiệp đã được quy định trong “Luật doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu toàn dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Năm 1992, Trung Quốc đã ban hành văn bản khung quy định 14 quyền tự chủ 25 cho doanh nghiệp đó là:

1. Quyền quyết định sản xuất kinh doanh

2. Quyền định giá sản phẩm, dịch vụ lao động

3. Quyền bán sản phầm trực tiếp

4. Quyền mua nguyên vật liệu

5. Quyền xuất nhập khẩu

6. Quyền quyết định gom vốn đầu tư

7. Quyền xử lý vốn để lại doanh nghiệp



25 Nguyễn Văăn ĐĐng (2006), Tổng công ty nhà nưưc hưưng tới hội nhập kinh tếế quốc tếế, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội

8. Quyền xử lý tài sản

9. Quyền liên doanh, sáp nhập

10. Quyền sử dụng lao động

11. Quyền quản lý nhân sự

12. Quyền phân phối tiền lương, tiền thưởng

13. Quyền bố trí cơ cấu trong doanh nghiệp

14. Quyền từ chối cắt đặt, chia chác


Hình 1 : Các quyền kinh doanh của doanh nghiệp


28

3. Một sốbài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Cải cách của Trung Quốc đã tạo ra một sự chuyển biến lớn trong sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Tác giả Su San L.Shirk đã có một số nhận định về phương pháp cải cách kinh tế từng bước của Trung Quốc 26

(1): Quyết định của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc duy trì thể chế chính trị cũ và chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm kéo dài thời kỳ chuyển đổi. Một sai lầm dễ nhận thấy là chiến lược cải cách từng bước của Trung Quốc đã làm kéo dài tình trạng kém hiệu quả của các ngành trong khu vực quốc doanh. Hơn nữa sự tồn tại của hệ thống song hành đã kích thích mạnh mẽ các quan chức tham nhũng thông qua việc buôn bán chứng khoán giữa hệ thống kinh tế kế hoạch và hệ thống kinh tế thị trường.

(2): Tuy nhiên phương pháp cải cách kinh tế từng bước đã mang lại nhiều kết quả kinh tế khả quan hơn sự đánh giá của các nhà kinh tế học phương Tây. Một trong những kết quả tích cực đó là sự định hướng lại quyền ưu tiên của các viên chức, những nhà quản lý và cả các công nhân trong những ngành thuộc khu vực quốc doanh.

Từ việc nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách, tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

- Xác định rõ ràng vai trò và tác dụng của Nhà nước tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có bao gồm doanh nghiệp nhà nước. Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội biến đổi khác nhau mà chức năng quản lý nhà nước và chủ sở hữu của Nhà nước sẽ được thực hiện một cách thống nhất, tách biệt nhau hay là ủy quyền cho các doanh nghiệp thực hiện.


26 Lê ĐĐăăng Doanh (1996), Cơơ sởkhoa học và thực tiễn của công cuộc đđi mới kinh tếế Việt Nam, ĐĐi học Kinh tếế Quốc dân.

- Doanh nghiệp nhà nước cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, sự hoạt động của nó phải tuân thủ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường và các quy định của pháp luật. Trong mọi loại hình kinh tế, doanh nghiệp nhà nước luôn tồn tại, hoạt động theo chế độ công ty mà không bị phụ thuộc vào chế độ chính trị của Nhà nước đó. Trong doanh nghiệp nhà nước, với vai trò của một nhà đầu tư, Nhà nước cũng phải tuân theo các quy định dành cho nhà đầu tư và được hưởng quyền, lợi ích tương ứng với số vốn góp mà thôi.

- Có những phân biệt rõ ràng về quyền của chủ sở hữu và người quản trị doanh nghiệp. Những quan niệm rành mạch về quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp là tiền đề để thực hiện thành công mô hình tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước:

Khái niệm quyền tài sản của doanh nghiệp được đề cập và chấp nhận. Khi doanh nghiệp thực hiện quyền tài sản không bị coi là làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

Vai trò của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp với nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp được cụ thể hóa thông qua các hợp đồng lao động. Nhà nước không có quyền tự ý bãi nhiễm hay đưa ra các xử trí với Giám đốc, tất cả phải tuân theo quy định trong hợp đồng giữa Nhà nước và Giám đốc.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được đánh giá bằng hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp như là thu nhập, tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng…

Các yêu cầu của Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư cũng được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu và được công khai với mọi thành viên trong ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ điều hành là dựa trên các tiêu chí này chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đầu tư.

Tóm lại, chương I của khóa luận đã trình bày được nguyên nhân của sự hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp nhà nước; đưa ra một số khái niệm của các quốc gia khác nhau về doanh nghiệp nhà nước với đặc điểm chung là Nhà nước chiếm trên 50% vốn của doanh nghiệp nhờ đó mà Chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chất chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân, nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt động kinh doanh và thường xuyên phải thực hiện song song các mục tiêu sinh lợi lẫn các mục tiêu kinh tế xã hội. Đồng thời, chương I của khóa luận đã đưa ra khái niệm về quyền sở hữu, quyền quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ giữa chúng cũng như tính tất yếu của việc tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước cũng như những loại hình doanh nghiệp khác cần được đảm bảo quyền tự chủ trong hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, chế độ nhân sự – tiền lương, phân phối sản phẩm sau sản xuất… Trên cơ sở nghiên cứu điển hình Trung Quốc trong việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước, chương I đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.‌‌

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí