Doanh Nghiệp Nhà Nước Đóng Vai Trò Bổ Sung Thị Trường Khi Cần Thiết.

3.2 Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò bổ sung thị trường khi cần thiết.

Doanh nghiệp nhà nước có khả năng huy động và tập trung nguồn vốn, tổ chức sản xuất hiện đại với quy mô lớn, có khả năng tự nghiên cứu đầu tư khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, đi đầu trong một số lĩnh vực thuộc công nghệ vi sinh, vi điện tử… Hiện nay doanh nghiệp nhà nước là đối tác chính trong liên doanh, liên kết với bên ngoài, đồng thời doanh nghiệp nhà nước cũng đã thực hiện những biện pháp cần thiết để thu hút đầu tư.

Doanh nghiệp nhà nước là công cụ trực tiếp để tham gia, khắc phục những hạn chế, những mặt trái của kinh tế thị trường, góp phần quan trọng vào việc điều tiết quan hệ cung cầu, bình ổn giá cả, chống lạm phát…. Doanh nghiệp nhà nước đã trở thành những trung tâm kinh tế lớn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Doanh nghiêp nhà nước chiếm một phần quan trọng trong xuất nhập khẩu; đầu tư và phát triển các ngành kinh doanh đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn lâu dài, lãi suất ở mức thấp, độ rủi ro lại cao; cung cấp những hàng hóa dịch vụ công cộng mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc không có khả năng đầu tư vào.

3.3 Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là lực lượng quan trọng để thông qua đó Nhà nước thực hiện chức năng xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước là mô hình kinh tế xã hội thực hiện các quan hệ sản xuất tiên tiến, để các doanh nghiệp khác học tập và đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà nước phát triển đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu và hỗ trợ cho sự phát triển của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện chính sách dân tộc, rút ngắn sự phát triển chêch lệch giữa các vùng, miền.

Doanh nghiệp nhà nước là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện chủ trương uống nước nhớ nguồn, xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả của thiên tai, cứu trợ xã hội và tham gia các hoạt động nhân đạo. Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là công cụ kinh tế, là lực lượng vật chất trong tay Nhà

nước để Nhà nước trực tiếp khống chế, điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các chương trình, các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.‌

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.

1. Trong nền kinh tếế kếế hoạch hóa tập trung.

1.1 Các quy định của Hiến pháp về vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Năm 1946, ban hành bản Hiến pháp đầu tiên, khảng định vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế “lập dự án ngân sách hàng năm” 36. Ngày 01/01/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 104-SL về “nguyên tắc căn bản của doanh nghiệp quốc gia” là cơ sở pháp lý đầu tiên về tổ chức doanh nghiệp nhà nước. Một năm sau Sắc lệnh này được bổ sung bằng Sắc lệnh 9-SL ban hành ngày 25/02/1949 về phân cấp thành lập các doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo điều lệ tạm thời số 214-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30/12/1952. Các Sắc lệnh này đã quy định xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu Quốc gia do nhà nước quản lý có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đất nước, tăng thêm tài chính quốc gia và các xí nghiêp này có vốn tự trị, không thuộc ngân sách của nhà nước.

Ngày 31/12/1959 Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp mới. Bản Hiến pháp 1959 này lần đầu tiên chính thức ghi nhận vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước về mặt pháp lý “Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 6


36http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqnqnqn31n343tq83a3q3m3

kế hoạch thống nhất” 37. Trong giai đoạn này Nhà nước đã tiến hành thực hiện chế độ kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, đề ra các chương trình, các chính sách kinh tế khuyến khích sản xuất phát triển trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi. Từ đó tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng kinh tế và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Bắc từ chỗ trước kia phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thì nay đã tự cung cấp được phần lớn mặt hầng chủ yếu cần thiết cho đời sống nhân dân; đồng thời là chi viện cho miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà.

Tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980. Hiến pháp 1980 tiếp tục khảng định lại vai trò quản lý kinh tế của nhà nước “Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất” và nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là “tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế” 38. Trong khuôn khổ kế hoạch hóa, Nhà nước đã bắt đầu đưa ra những chính sách thử nghiệm để cho phép hình thành yếu tố thị trường như là cho phép các xí nghiệp quốc doanh được chủ động xây dựng kế hoạch, bộ phận kế hoạch của các xí nghiệp được tự ký kết hợp đồng… có tác dụng phát huy sự sáng tạo của các xí nghiệp, cho phép các đơn vị có thể tự chủ hơn trong việc bố trí lực lượng sản xuất. Những cải cách này nhằm khắc phục và sửa đổi một số những nhược điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII vào ngày 15/4/1992 đã nhất trí thông qua Hiến pháp 1992, mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng cơ chế thị trường để tạo ra môi trường


37http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqnqn4n31n34

3tq83a3q3m3237nvn&cochu

38http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqn4n0n31n343tq83a3q3m3

kinh doanh và ngày càng cải thiện nó. Cùng với việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là việc cải cách bộ máy Nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1.2 Nhận xét.

Với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước đã tập trung được một cách có hiệu quả các nguồn lực của xã hội vào trong tay mình để thực hiện các nhiệm vụ chung của đất nước. Trong giai đoạn đầu sau khi giành được độc lập, sự can thiệp đến tận chi tiết của Nhà nước đã có tác dụng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh hơn do đã tập trung được nguồn lực vốn và con người vào một số lĩnh vực quan trọng làm nền tảng cho các ngành công nghiệp phát triển, tạo nên sức mạnh kinh tế của Nhà nước trong điều kiện có chiến tranh. Nhà nước đã trực tiếp điều khiển các hoạt động kinh tế quan trọng thông qua những hệ thống kế hoạch đầu tư trực tiếp, các kế hoạch sản xuất cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm… Đây được coi là ưu điểm lớn nhất của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Thực tế cho thấy rằng, với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào các quan hệ kinh tế, dẫn đến toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng diễn ra theo một kế hoạch nhất định mà không chú trọng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Hơn thế thì Nhà nước còn trực tiếp thực hiện đầu tư phát triển, chi phối đến hầu hết các hoạt động kinh tế do vậy mà chức năng điều chỉnh không còn là chức năng hàng đầu của Nhà nước nữa mà chủ yếu là thực hiện chức năng phát triển. Chức năng quản lý kinh tế vĩ mô và quản lý kinh doanh sản xuất của bộ máy Nhà nước đã không còn phân biệt mà hòa nhập vào

nhau. Điều đó dẫn đến tình trạng quan liêu và độc quyền của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung 39.

Với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung này, Nhà nước ta có ít khả năng hoạch định các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, kích thích sự năng động, sáng tạo do các doanh nghiệp nhà nước thường ỷ lại vào ngân sách Nhà nước. Các quyết định liên quan đến sản xuất của xí nghiệp đều do các Bộ chuyên ngành quyết định, Chính phủ có Ủy ban kế hoạch Nhà nước điều phối công việc nên các Bộ chuyên ngành hầu như không có sự phối hợp cần thiết, một Bộ chỉ chỉ đạo theo hệ thống dọc.

2. Trong nền kinh tếế thịtrưưng đđnh hưưng xã hội chủnghĩĩa.

2.1 Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp .

Khi nước ta thực hiện công cuộc thị trường hóa nền kinh tế, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì vai trò của Nhà nước vẫn tiếp tục được khảng định. Nhà nước đã thể hiện vai trò của mình theo một cách thức mới, áp dụng một hệ thống chính sách với hàng loạt các biện pháp vĩ mô mới. Nhà nước đã không còn quyết định toàn bộ các quá trình kinh tế thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung như trước kia nữa mà hướng vào các chính sách kinh tế mới trong đó chủ yếu là các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại. Những chính sách kinh tế vĩ mô này đã có tác dụng rất lớn trong việc định hướng, điều hành vĩ mô sự phát triển của nền kinh tế; góp phần tạo lập thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh cho các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân của mọi thành phần kinh tế hoạt động theo các định hướng của cơ chế thị trường, trong khuôn khổ hành lang pháp lý do Nhà nước định ra. Với những định hướng chính sách mới này, các chỉ tiêu và mục tiêu kinh tế không còn mang tính kế hoạch, tính mệnh lệnh như trước mà chỉ


39 Lê ĐĐăăng Doanh (1996), Cơơ sởkhoa học và thực tiễn của công cuộc đđi mới kinh tếế Việt Nam, ĐĐi học Kinh tếế Quốc dân.

mang tính gợi ý, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện theo định hướng vĩ mô của Nhà nước.

Đặc biệt là trong những năm gần đây, có thể thấy một sự thay đổi quan trọng là Nhà nước đã từng bước phân định rõ vai trò quản lý Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước với vai trò quản lý kinh doanh của người đại diện chủ sở hữu tại khu vực sản xuất kinh doanh. Nhà nước đã không còn quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp, mà đã chú trọng vào việc thực hiện vai trò xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô trên cơ sở thị trường, thông qua những chính sách tài chính của mình để thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính, giao quyền rộng rãi cho các địa phương, các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có thể giải quyết được rất nhiều ách tắc trong họat động sản xuất kinh doanh của mình. Nhà nước đã thực hiện đúng chức năng chủ sở hữu tài sản công cộng, phân biệt quản lý Nhà nước về kinh tế với quản trị doanh nghiệp của người sản xuất kinh doanh, để từ đó tách bạch được chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.

Từ năm 1986 khi nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách nền kinh tế cho đến nay, vai trò kinh tế của Nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế đã từng bước được Nhà nước triển khai. Việc thực hiện đúng vai trò kinh tế này được thể hiện trong các nội dung cụ thể như: xóa bỏ đi sự kỳ thị và thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong một môi trường cạnh tranh; tạo lập đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường đặc biệt là đối với các thị trường còn sơ khai như thị trường lao động, thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản…. Nền kinh tế nước ta đã được Nhà nước thực hiện công cuộc chuyển dịch cơ cấu trên cả ba phương diện là thành phần kinh tế, ngành kinh tế và vùng kinh tế lãnh thổ để tạo các tiền đề cho việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.2 Giai đoạn đầu áp dụng quyền quản trị doanh nghiệp.

Đây là giai đoạn trước khi có văn bản luật doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn đầu áp dụng quyền quản trị doanh nghiệp được nghiên cứu ở đây chính là giai đoạn từ 1987 – 1995, được thể hiện qua một số các quyết định, các nghị định của các cơ quan quản lý Nhà nước.

* Quyết định số 217/QĐ - HĐBT ngày 14/11/1987 40

Quyết định số 217/QĐ - HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ ban hành ngày 14/11/1987 là văn bản đầu tiên nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 (Khóa VI) về các chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh; có nội dung chủ yếu là: (1) Chỉ kiểm soát từ 1 – 3 chỉ tiêu pháp lệnh, doanh nghiệp nhà nước được quyền chủ động trong kế hoạch, phương án kinh doanh, được lựa chọn mặt hàng, số lượng hàng hóa dịch vụ; (2) Xóa bỏ chế độ cấp phát vật tư bằng việc mua bán vật tư, sản phẩm; (3) Không giao kế hoạch tiêu thụ, giá cả; (4) Cấp phát một phần ban đầu tài sản cố định và lưu động cho doanh nghiệp nhà nước, nhà nước ủy quyền cho Hội đồng quản trị và cán bộ công chức trong doanh nghiệp trực tiếp quản lý – sử dụng; (5) Buộc doanh nghiệp nộp khấu hao tài sản cố định vào ngân sách nhà nước; (6) Cho phép doanh nghiệp được quyền chủ động vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau, được ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh với doanh nghiệp khác…

Thời kỳ bao cấp toàn bộ khấu hao phải nộp vào ngân sách nhà nước để tái đầu tư tài sản cố định theo một kế hoạch và chế độ cấp phát trả lại. Đến quyết định 217, nhà nước cho phép doanh nghiệp nhà nước giữ lại 100% khấu hao, coi như nguồn vốn tự có. Quyết định 217/QĐ - HĐBT được coi là một mốc quan trọng đánh dấu việc giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước để đảm


40 http://legal.khaitri.vn/Index.asp?Act=View&Doc=11941&Pro=12&Tree=25

bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; bắt đầu từng bước xóa bỏ chế độ bao cấp, chuyển các xí nghiệp sang hạch toán kinh doanh.

Vị trí của các xí nghiệp quốc doanh được nhấn mạnh và khảng định là một đơn vị kinh tế cơ sở, cơ bản của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, tạo nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách quốc gia và cải thiện từng bước đời sống công nhân viên chức. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo những nguyên tắc chủ yếu như: tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước; thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định, tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong họat động sản xuất kinh doanh của mình; quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động; thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, giải quyết được mối quan hệ giữa lợi ích của toàn xã hội với lợi ích của người lao động… Như vậy với quyết định 217/QĐ - HĐBT thì tài sản trong doanh nghiệp nhà nước đã được giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp mà đứng đầu là giám đốc để trực tiếp quản lý, sử dụng và phát triển sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đồng thời không ngừng mở rộng các họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả ngày càng được nâng cao. Đây chính là sự thể hiện bước đầu trong việc tách chức năng quản lý hành chính nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

* Nghị định số 98 – HĐBT ngày 02/06/1988 41

Nghị định số 98 – HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ ban hành ngày 02/06/1998 quy định về quyền làm chủ của tập thể lao động tại


41 http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1981_to_1990/1988/198806/198806020001

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí