Vài Nét Về Ề Sự Ự Hình Thành Và Phát Triể Ể N Doanh Nghiệ Ệ P Nhà Nư Ư Ớ Ớ C Việ Ệ T Nam.

CHƯƯƠƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÁCH QUYỀN CHỦSỞHỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊDOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯƯC ỞVIỆT NAM

I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Vài nét vềsựhình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nưưc Việt Nam.

Việc thành lập và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở nước ta gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sự hình thành các doanh nghiệp nhà nước khái quát từ ba loại chính: (1) Đầu tiên các doanh nghiệp nhà nước được hình thành từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản tư nhân hoặc tiếp quản các doanh nghiệp của chính quyền cũ để lại; (2) Loại thứ hai do Nhà nước trung ương đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước hoặc vốn viện trợ xây dựng mới. Các doanh nghiệp loại này dần dần chiếm lĩnh hầu hết các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ quan trọng; (3) Các doanh nghiệp nhà nước do chính quyền các địa phương thành lập trong thời kỳ phân cấp quản lý cho địa phương, chủ yếu là thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cơ khí sản xuất… có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất không cao.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Việt Nam thực hiện chủ trương “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, các cơ sở công nghiệp được thành lập theo quy mô nhỏ, phân tán bí mật. Công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dân dụng phát triển, các xí nghiệp dân dụng của nhà nước có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tối thiểu của xã hội, cung cấp các nông cụ và phân bón cho nông nghiệp…Giai đoạn này có nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, xí nghiệp dệt Tháng Tám…các mỏ than Lam Sơn, Làng Cẩm, Tân Thanh hay mỏ chỉ Bắc Sơn…Doanh nghiệp hoạt động theo chế độ cung cấp, theo kế hoạch của nhà nước, được nhà nước cấp vốn, trả lương, lãi lỗ nhà nước chịu.

Giai đoạn 1955 – 1975: Hòa bình được lập lại, doanh nghiệp nhà nước phát triển một cách nhanh chóng ở các ngành công nghiệp, giao thông vận tải…Doanh nghiệp nhà nước bắt đầu vươn lên vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Công nghiệp quốc doanh năm 1957 chiếm 66,6% giá trị sản lượng công nghiệp thì đến năm 1960 đã chiếm tới 90.8%; nông trường quốc doanh từ 16 đơn vị cuối năm 1957 đến năm 1960 có 44 đơn vị; vận tải quốc doanh năm 1957 mới chiếm 50,2% tổng khối lượng hàng hóa chu chuyển thì năm 1960 đã chiếm tới 75,5%; thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán năm 1957 mới chiếm 31,3% tổng mức bán lẻ của bộ máy thương nghiệp đến năm 1960 đã tăng lên tới 74,3% 27. Trong giai đoạn này doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ yếu như là một công cụ để thực hiện đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước vẫn hoạt động trong chế độ quản lý như trước tức là nhà nước cấp toàn bộ vốn. Xét về chỉ tiêu tổng sản phẩm, kinh tế quốc doanh chiếm từ 38,4% (năm 1960), đến 45,5% (năm 1965) và 44,4% (năm 1973), 47,5% (năm 1975), 51,7% (năm 1975) 28.

Giai đoạn 1976 – 1985: Giai đoạn này chủ yếu là xây dựng và phát triển các doanh nghiệp nhà nước ở khu vực Miền Nam. Đến cuối giai đoạn các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể ở cả hai miền phát triển hơn, làm tăng kinh tế ngoài quốc doanh và giảm tỷ trọng kinh tế doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn là lực lượng kinh tế chiếm ưu thế tuyệt đối trong các ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế.

Sau năm 1986, ở nước ta diễn ra công cuộc đổi mới nền kinh tế. Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp như năng lượng (điện lực, than và dầu khí), khai khoáng, luyện kim,


27 Lee Kang Woo (2002), Quá trình đđi mới doanh nghiệp nhà nưưc ởViệt Nam giai đđoạn 1986 –2000, ĐĐi học Khoa học Xã hội và Nhân văăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


28 Lee Kang Woo (2002), Quá trình đđi mới doanh nghiệp nhà nưưc ởViệt Nam giai đđoạn 1986 –2000, ĐĐi học Khoa học Xã hội và Nhân văăn.

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 5

chế tạo máy, phân bón, thuốc trừ sâu…Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng chủ lực thì doanh nghiệp nhà nước cũng có tỷ trọng áp đảo (70% vải, 85% giấy, 70% xe đạp, 60% xà phòng)…29. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên do chủ trương tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hóa nên số lượng các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi đáng kể. Năm 2000 cả nước còn 5759 doanh nghiệp nhà nước chiếm 13,62%; năm 2002 là 5363 doanh nghiệp chiếm 8,52%; năm 2003 là 4845 doanh nghiệp chiếm 6,73% ; năm 2004 là 4597 doanh nghiệp chiếm 5,01% ; năm 2005 là 4086 doanh nghiệp chiếm 3,62% ; năm 2006 là 3706 doanh

nghiệp chiếm 2,82%.30

Trong giai đoạn 2007 – 2010 sẽ có 1553 doanh nghiệp được sắp xếp trong đó có 950 doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa. Theo đó đến cuối năm 2010 cả nước sẽ còn 745 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 517 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 105 công ty nông nghiệp và 215 công ty lâm nghiệp. Bên cạnh đó sẽ có khoảng 60 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 31.

2. Khái niệm doanh nghiệp nhà nưưc và phân loại doanh nghiệp nhà nưưc ởViệt Nam

2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Trong điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành kèm theo Nghị định số 50/HĐBT ngày 23/3/1988 thì “Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (xí nghiệp độc lập, xí nghiệp liên hợp sau đây gọi chung là xí nghiệp)

29 PGS. TS Ngô Quang Minh (2004), Kinh tếế nhà nưưc và quá trình đđi mới doanh nghiệp nhà nưưc.

30 Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám 2007


31 Xuân Hòa, Doanh nghiệp nhà nưưc cần thểhiện vai trò ổn đđnh vĩĩ mô http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/08/3BA05506/

là đơn vị kinh tế cơ sở, khâu cơ bản của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa, là đơn vị sản xuất hàng hóa có kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập” 32. Theo quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 có nêu “ Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo định hướng của Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế.” 33.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 (20/4/1995), khái niệm về doanh nghiệp nhà nước được chính thức đưa ra: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý”



32 http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1981_to_1990/1988/198803/198803220001


33 http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1991/199111/199111200001


Hình 2: Những đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Tháng 11/2003, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, đưa ra khái niệm: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Đây là một khái niệm phù hợp với tình hình thực tế đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân ở nước ta, đảm bảo có thể quản lý chặt chẽ, có hiệu quả số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước và số vốn của Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, đảm bảo cho các doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tăng hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới 34.

2.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Việc phân loại các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có thể dựa trên các tiêu chí phân loại như sau:



34 Hoàng Hà (2005) Quá trình đđi mới cơơ chếế quản lý doanh nghiệp nhà nưưc ởViệt Nam từ1986 đđếến nay –thực trạng và giải pháp, ĐĐi học Kinh tếế quốc dân.


Hình 3: Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước

- Dựa theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 phân doanh nghiệp nhà nước thành 2 loại: (1) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh; (2) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 không còn cách phân chia này nữa.

- Dựa theo mức độ sở hữu có thể chia thành 2 loại: (1) Loại doanh nghiệp nhà nước có một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước (Nhà nước nắm 100% vốn); (2) Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn trong đó Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thông qua cổ phần hoặc vốn góp trong doanh nghiệp và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó.

- Dựa theo mô hình tổ chức hoạt động có thể chia thành 2 nhóm: (1) Doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp nhà nước thành viên hạch toán độc lập thuộc các Tổng công ty nhà nước; (2) Doanh nghiệp nhà nước là các Tổng công ty nhà nước. Đây là cách phân loại dựa trên quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004).

- Dựa theo mô hình tổ chức quản lý tại doanh nghiệp được chia thành 2 loại: (1) Doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị; (2) Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị.

- Dựa theo cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thì doanh nghiệp nhà nước được chia thành 3 nhóm: (1) Doanh nghiệp nhà nước do các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; (2) Doanh nghiệp nhà nước do Hội đồng

quản trị quản lý; (3) Doanh nghiệp nhà nước do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quản lý.

- Dựa theo các ngành kinh tế- kỹ thuật. Đây là cách phân loại phổ biến và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng vì cách phân loại này giúp cho các nhà hoạch định chiến lược quốc gia xác định được cơ cấu của nền kinh tế, đưa ra được các cơ chế quản lý, các chính sách ưu đãi đầu tư…Với cách phân loại này, doanh nghiệp nhà nước được chia làm 4 nhóm chính: (1) Doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành nông, lâm, ngư, nghiệp; (2) Doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng; (3) Doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành dịch vụ, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch;

(4) Doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại.

Hiện nay ở nước ta, phân chia doanh nghiệp nhà nước dựa trên mức độ sở hữu, trên tiêu chí quyền chi phối:


Hình 4: Các loại hình doanh nghiệp nhà nước

3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nưưc trong nền kinh tếế.

3.1 Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò, vị trí then chốt, là công cụ, chỗ dựa kinh tế cho nhà nước thực hiện sự quản lý nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung một cách có hiệu lực, có hiệu quả.

Doanh nghiệp nhà nước là nơi cung cấp nguồn lực chính và chủ yếu cho hoạt động của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chính là công cụ đặc biệt có hiệu quả để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tổng sản phẩm trong nước của của doanh nghiệp nhà nước năm 2000 là 17014 tỷ đồng chiếm 38,52%; năm 2003 là 239736 tỷ đồng chiếm

39,08%; năm 2004 là 279704 tỷ đồng chiếm 39,1%; năm 2005 là 322241 tỷ

đồng chiếm 38,4%; năm 2006 là 364250 tỷ đồng chiếm 37,39%; năm 2007 là 416794 tỷ đồng chiếm 36,43%. Đồng thời các doanh nghiệp nhà nước cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động trong nước: năm 2000 là 20888 lao động chiếm 59,05%; năm 2003 là 2264924 lao động

chiếm 43,77%; năm 2004 là 2250372 lao động chiếm 39%; năm 2005 là

2037660 lao động chiếm 32,67%; năm 2006 là 1899937 lao động chiếm 28,29%.35 Tính trong giai đoạn 2000 – 2007, các doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp gần 39% GDP và 40% tổng thu ngân sách.

Hơn nữa trong những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước là nơi tập trung đào tạo, rèn luyện và cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo cho Đảng và nhà nước ta.

35 Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám 2007

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí